Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 79,342
Lập trình web là lĩnh vực hot và nhận được sự quan tâm của đông đảo sinh viên công nghệ thông tin. Nó được ví như một tảng băng chìm, phần nổi là phần nhìn thấy được gọi là Frontend và phần chìm là phần không thấy được gọi là Backend. Hiện nay, bên cạnh IT helpdesk, IT business analyst thì Backend Developer hay lập trình viên Backend là vị trí công việc thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về công việc này qua bài viết sau đây nhé!
Lập trình viên backend
Khi bạn truy cập vào một trang web, những thông tin bạn thấy và tiếp nhận như âm thanh hình ảnh, chữ viết đó chính là Frontend. Đối lập với Frontend, Backend chính là những phần bên trong bao gồm các cơ sở dữ liệu, các ứng dụng và máy chủ. Sự phối hợp của 2 phần này giúp cho website hoạt động tốt và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người dùng một cách nhanh chóng và kịp thời.
Một trang web sẽ chứa một hoặc nhiều tập lệnh được chạy trên máy chủ mỗi khi truy cập vào website. Mọi hoạt động hiển thị trên trình duyệt web có sự đóng góp một phần Backend.
Backend là gì?
Quy trình của Backend bao gồm:
- Xử lý các yêu cầu của web đến.
- Chạy tập lệnh như (JSP,ASP, PHP,...) để tạo ra HTML.
- Truy cập vào dữ liệu từ cơ sở dữ liệu bằng sử dụng truy vấn SQL.
- Lưu trữ và cập nhật hồ sơ có trong cơ sở dữ liệu.
- Giải mã và mã hóa dữ liệu.
- Xử lý các dữ liệu tệp tải lên và tải xuống.
- Xử lý người dùng bằng JavaScript.
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ muốn học hỏi và làm việc trong lĩnh vực Backend. Vậy Backend Developer là gì?
Lập trình viên Backend hay Backend Developer chính là người đảm nhiệm các hoạt động phía sau hậu trường của một trang web. Công việc của Backend Developer là chịu trách nhiệm xây dựng mã và ngôn ngữ chạy phía sau hậu trường trên trang chủ web. Các mã mà Backend Developer tạo ra sẽ hỗ trợ giao tiếp giữa cơ sở dữ liệu và trình duyệt thông qua các hoạt động như lưu trữ dữ liệu, đọc dữ liệu, cập nhật hay xóa dữ liệu ra khỏi cơ sở dữ liệu.
Ngoài ra, Backend Developer còn chịu trách nhiệm tối ưu hóa tốc độ và hiệu quả của các ứng dụng.
Một trang web hoạt động tốt và hiệu quả cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa Backend Developer và Frontend Developer. Backend Developer có vai trò tạo ra logic để ứng dụng các hoạt động của web ra bên ngoài. Quá trình này sẽ được thực hiện thông qua ngôn ngữ kịch bản từ phía máy chủ như là Ruby hoặc PHP.
Bên cạnh đó, công việc của Backend Developer đảm nhận còn tối ưu hóa các ứng dụng về tốc độ và hiệu quả. Đồng thời, tạo ra các giải pháp lưu trữ dữ liệu như lưu trữ thông tin người dùng, bài đăng, bình luận,...
Vai trò của Backend Developer
Một vai trò khác của Backend Developer chính là chịu trách nhiệm phát triển hệ thống xử lý, lưu trữ, thanh toán dữ liệu và tính phí cho khoản thanh toán. Quản lý tài nguyên API trên các thiết bị, góp phần tham gia vào việc xây dựng khung hay kiến trúc để dễ lập trình hơn.
Lập trình hoạt động của website từ máy chủ chính là chịu trách nhiệm lập trình các hoạt động giải trí mà website triển khai từ phía server. Những công việc này bao gồm:
Xác thực người dùng: Đây là hoạt động giúp các chi tiết tài khoản của người dùng trở nên chính xác nhất, giúp họ có quyền truy cập để xem những gì mình muốn.
Kiểm soát trình tự: Giúp cho các trình tự được thể hiện lên trên website được xử lý tốt và tránh xảy ra sai sót.
Tối ưu hóa: Các hoạt động trên website được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Khi các hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần thì chúng ta nên tự động hóa chúng để tiết kiệm thời gian và công sức thực hiện. Lúc này nhiệm vụ của các Backend Developer chính là viết code để quá trình tự động hóa được thực hiện.
Đơn giản bạn có thể tưởng tượng, bạn phải trả lời tin nhắn với các câu hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần đối với rất nhiều người hay gửi mail cho hàng nghìn tài khoản cùng lúc. Quá trình này nếu thực hiện thủ công bằng tay sẽ mất nhiều công sức và chiếm một phần lớn thời gian. Các thông tin tự động hóa sẽ giúp bạn thực hiện công việc này một cách dễ dàng và thuận tiện.
Một nhiệm vụ khác của Backend Developer chính là bảo vệ mạng lưới hệ thống. Trước khi bạn tiến hành cập nhật các cơ sở dữ liệu vào hệ thống phần mềm, website, ứng dụng thì các thông tin cần phải được xác nhận bằng mã code. Backend Developer chính là người viết các mã code này để đảm bảo các thông tin dữ liệu sẽ được xác nhận là hợp lệ trước khi tiến hành thực hiện các lệnh khác.
Ở phần này, Backend Developer có nhiệm vụ là truy cập vào các cơ sở dữ liệu khác nhau và thực hiện viết các mã lệnh để giúp máy chủ thực hiện các yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, các Backend Developer còn phải đảm bảo tốc độ website được nhanh chóng và cho ra kết quả chính xác bằng cách hợp lý hóa quá trình truy cập cơ sở dữ liệu.
API là viết tắt của từ Application Programming Interface - chính là giao diện lập trình ứng dụng. Đây là phương thức trao đổi và kết nối giữa các ứng dụng. Công việc của một Backend Developer là tạo ra API và làm việc với nó. Công việc này giúp cho các website và ứng dụng được hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả.
Nhân tố đầu tiên quyết định bạn có làm được công việc của Backend Developer không đó chính các kiến thức cơ bản về lập trình. Đây là kiến thức nền tảng để trở thành một lập trình viên, muốn làm việc trong lĩnh vực này bạn cần nắm vững và hiểu rõ những thứ cơ bản nhất.
Các Backend Developer có thể là một Functional Programming hay một OOP và công việc của họ tập trung chủ yếu vào đối tượng. Backend Developer sử dụng kỹ thuật ở nền tảng Haiti để lập trình các hàm trên nền tảng khai báo, nhờ thế mà các câu lệnh được thực thi trên mọi thứ tự. Ngôn ngữ có thể được gõ tĩnh hoặc gõ động.
Các ngôn ngữ phát triển web
Ngôn ngữ phát triển web là loại ngôn ngữ thông dụng và thiết yếu được sử dụng trong lập trình. Hiện nay có rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình như: Python, PHP, Node,... Việc bạn cần làm là lựa chọn cho mình loại ngôn ngữ phù hợp với máy chủ. Nếu bạn thông thạo càng nhiều ngôn ngữ thì mức độ trọng dụng của bạn tại các công ty càng cao.
Bên cạnh những kiến thức chuyên môn trong nghề, thì việc trang bị cho mình các kỹ năng mềm cần thiết cũng rất quan trọng. Dưới đây là các kỹ năng cần trang bị để trở thành một Backend Developer.
Đối với một Backend Developer thì một tư duy về cấu tạo hệ thống logic là một điều rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm người dùng, đòi hỏi bạn phải có tư duy phân tích thông minh và kỹ năng cao.
Bản chất công việc Backend là phải phối hợp với bộ phận khác như là Frontend. Điều này đòi hỏi các kỹ sư phần mềm phải trang bị cho mình khả năng giao tiếp tốt để có thể linh hoạt trong quá trình làm việc nhóm, góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc và đảm bảo cho ra thành phẩm tốt nhất.
Công việc của Backend Developer thật sự không dễ dàng, việc thực hiện nhiều sản phẩm khác nhau trong cùng một khoảng thời gian rất khó khăn. Vì vậy, Backend Developer cần phải biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
Công việc trong ngành IT đòi hỏi phải trang bị cho mình sự cẩn thận, tỉ mỉ do công việc yêu cầu có độ chính xác cao không được sai sót các mã code. Vì vậy rèn luyện những kỹ năng này thường xuyên sẽ giúp thích ứng với công việc nhanh chóng.
AI có ảnh hưởng lớn đến ngành Backend Development nói chung cũng như các Backend Developer nói riêng. Các công nghệ AI như học sâu (deep learning), học máy (machine learning) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing) có thể được áp dụng trong quá trình xử lý dữ liệu, tối ưu hóa quy trình và tăng cường hiệu suất của hệ thống Backend.
Ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đối với các Backend Developer
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sử dụng AI trong phát triển Backend cũng đặt ra một số thách thức. Các Backend Developer cần có kiến thức về lĩnh vực này và có thể đòi hỏi phải đào tạo thêm để có thể sử dụng công nghệ AI hiệu quả. Và với sự phát triển liên tục của AI, ngành phát triển Backend sẽ tiếp tục được nâng cao hiệu suất và tính năng của hệ thống, giúp tăng cường trải nghiệm người dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ứng dụng AI trong Backend
Trí tuệ nhân tạo có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho các Backend Developer. Tuy nhiên, các lập trình viên Backend nếu muốn đạt được hiệu quả cao khi ứng dụng AI trong công việc nên áp dụng các chiến lược sau:
Theo khảo sát của CareerViet , mức lương của Backend Developer dao động trong khoảng 14 – 24 triệu đồng/tháng và trung bình trong khoảng 19 triệu đồng.
Tuy nhiên con số này cũng chỉ là con số ước tính, tùy vào công ty mà bạn làm việc, vị trí, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
Dưới đây, CareerViet sẽ chia sẻ cho bạn các bước để trở thành Backend Developer “chính hiệu”:
Fresher hay Junior là vị trí bắt đầu sự nghiệp của một Backend. Vị trí này thường phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm hoặc có kinh nghiệm thực tập một vài tháng.
Các nhà tuyển dụng chủ yếu khai thác tiềm năng phát triển của các cá nhân là chính và không yêu cầu quá cao về tính chất công việc. Đây là vị trí sơ cấp và cần các nhà tuyển dụng phải bỏ nhiều thời gian để training.
Phần lớn công việc dành cho vị trí này là xử lý các code, bug, module nhỏ và đơn giản. Trong quá trình làm việc sẽ được kiểm tra và hướng dẫn lại.
Lộ trình trở thành Backend Developer
Đây là vị trí có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm, các Junior hay Fresher sau khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và có thể tự mình giải quyết công việc thì lúc này họ sẽ được chịu trách nhiệm chính về công việc của mình.
Công việc của các Backend sẽ phức tạp về chuyên môn như xử lý code hay các module so với Fresher và Junior. Các nhà tuyển dụng cũng yêu cầu cao hơn về vị trí này và khai thác những kinh nghiệm xử lý một dự án nhiều hơn.
Lập trình viên Backend
Vị trí này đòi hỏi bạn có một số năm kinh nghiệm nhất định. Lúc này bạn sẽ lựa chọn hai hướng phát triển, một là trở thành một chuyên gia kỹ thuật hoặc trở thành quản lý.
Tùy vào sự lựa chọn của bạn mà chúng ta có lộ trình phát triển khác nhau:
Trở thành quản lý: Team Leader → Project Manager → Manager / Director.
Trở thành chuyên gia kỹ thuật: Senior Developer → Technical Lead → Software Architecture.
Trên đây là những chia sẻ của CareerViet về công việc của Backend Developer. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu và lựa chọn ngành nghề phù hợp với định hướng của mình. Để tìm kiếm việc làm Backend Developer phù hợp, bạn hãy truy cập CareerViet.vn ngay hôm nay nhé!
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này