Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 7,292
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
"Cho em hỏi, em làm part time tại một công ty thì có cần ký hợp đồng không? Viết mẫu hợp đồng part time 2022 như thế nào?" Câu hỏi của bạn Hồng Thắm đến từ Gia Lai.
Làm việc part time được xem là làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
- Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
- Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Vì là lao động có hưởng lương và bình đẳng với các lao động khác cho nên khi làm part time, người sử dụng lao động vẫn phải ký hợp đồng với người lao động.
Làm part time có cần ký hợp đồng không? Mẫu hợp đồng part time năm 2022 mới nhất cho người lao động? (Hình từ internet)
Lam part time vẫn ký hợp đồng lao động cho nên tùy vào thời gian và tính chất công việc mà hợp đồng lao động có thể là loại xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
Trên thưc tế, những người làm công việc part time thì thời gian làm việc của họ thường sẽ không đủ tháng. Do đó, tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, dựa theo quy định trên nếu tổng thời gian người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không được đóng BHXH.
– Thông tin người lao động bán thời gian:
+ Họ tên, ngày sinh.
+ Số chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp.
+ Nơi cư trú.
+ Phương thức liên hệ: số điện thoại, email.
+ Người đại diện cho người lao động.
– Thông tin người sử dụng lao động:
+ Tên doanh nghiệp.
+ Địa chỉ.
+ Mã số thuế, mã số doanh nghiệp.
+ Người đại diện theo pháp luật, chức danh, nơi cư trú.
+ Cách thức liên hệ: số điện thoại, email, fax.
– Công việc bán thời gian: cần mô tả cụ thể công việc bán thời gian, ví dụ:
+ Chức danh.
+ Vị trí trong doanh nghiệp.
+ Nhiệm vụ công việc hàng ngày.
+ Quyền hạn làm việc.
+ Điều kiện làm việc,….
– Địa điểm làm việc: cụ thể tại bộ phận nào, tại địa chỉ nào.
– Thời hạn của hợp đồng lao động bán thời gian: là bao nhiêu tháng, từ ngày tháng nào đến ngày tháng năm nào.
– Quy định về lương:
+ Mức lương, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
+ Thưởng, hoa hồng, phụ cấp, khoản khác.
+ Trả lương bằng tiền mặt, chuyển khoản.
– Chế độ cho người lao động, ví dụ:
+ Nghỉ hàng tuần.
+ Nghỉ tết, nghỉ lễ.
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: bắt buộc đóng với lao động bán thời gian trên 03 tháng.
– Thời gian làm việc:
+ Bao nhiêu giờ 1 ngày.
+ Từ giờ nào đến giờ nào.
+ Từ ngày nào đến ngày nào trong 1 tuần.
+ Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
+ Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
– Trang bị bảo hộ lao động, ví dụ:
+ Được cấp phát dụng cụ gì.
+ Điều kiện an toàn vệ sinh lao động như thế nào.
– Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động, ví dụ:
+ Trả lương đúng thời hạn cho người lao động.
+ Thanh toán đúng, đầy đủ chế độ đã cam kết, theo quy định pháp luật.
– Nghĩa vụ và quyền hạn của người lao động bán thời gian, ví dụ:
+ Hoàn thành công việc được giao.
+ Chấp hành đúng nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
+ Được hưởng các quyền lợi theo quy định.
– Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, ví dụ:
+ Hết hạn hợp đồng lao động.
+ Chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn theo thỏa thuận.
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng: theo quy định luật lao động về thời gian báo trước, các khoản bồi thường thiệt hại phải chịu.
+ Hợp đồng lao động bán thời gian có thể dựa vào quy định chung về các loại hợp đồng lao động.
- Hình thức trình bày rõ ràng, dễ nhìn, cuối hợp đồng có xác nhận của người lao động và người sử dụng lao động.
Nguồn: Thư viện pháp luật
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này