Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 17,803
\Muốn phỏng vấn thành công, bạn cần phải trang bị cho mình một số thủ thuật cơ bản nhằm giải quyết những “câu hỏi khó nhai” mà nhà tuyển dụng đặt ra.
Một số nhà tuyển dụng cực kỳ khó chịu, cũng giống như khiêu vũ vậy: bạn cần chọn một người bạn nhảy thật ăn ý, và điều quan trọng là hai người cần có thời gian “tập luyện” nếu thật sự muốn “ăn rơ” với nhau. Một cuộc phỏng vấn thì có phần khó khăn hơn ở chỗ bạn chưa bao giờ gặp “bạn nhảy” của mình trước đây và làm thế nào để không bị khớp trong những cuộc “đối đầu” với nhà tuyển dụng.
Trạng thái không thoải mái sẽ làm cho ứng viên cảm thấy lo lắng nhiều hơn, điều này sẽ khiến cho các ứng viên trả lời không tự nhiên so với những cuộc nói chuyện thông thường, chỉ cần có thế thôi là bạn sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng và điều này dễ dàng khiến bạn “im lặng” cho đến khi mọi thứ được ổn định trở lại.
Sự thật là có khỏang 2000 nhà tuyển dụng và các cấp quản lý tuyển dụng muốn mang đến cho các ứng viên nhiều cơ hội thành công hơn trong suốt quá trình tìm việc. Một số mẹo nhỏ nhằm giúp cho các ứng viên đối phó với những câu hỏi khó xơi sẽ được trình bày sau đây nhằm giúp cho các ứng viên có thêm kinh nghiệm để hiểu những nhà tuyển dụng muốn gì và cần gì?
1) Bạn có thể nói sơ những quan điểm của bạn về công việc được không?
2) Tại sao bạn lại chọn vị trí công việc này tại công ty của chúng tôi?
3) Bạn có nghĩ mình có những kinh nghiệm hay khả năng nào nổi trội hơn so với các ứng viên khác?
4) Hãy cho chúng tôi biết về bản thân bạn?
5) Ưu nhược điểm của bạn là gì?
6) Bạn có thể kể một số thành tích quan trọng mà bạn từng thực hiện trong nghề nghiệp trước đây của bạn?
7) Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?
8) Hãy kể về những kinh nghiệm mà bạn có khi giải quyết những tình huống thật sự khó khăn mà bạn gặp phải trong công việc trước đây?
9) Bạn muốn đề xuất mức lương cho mình là bao nhiêu?
10) Tại sao bạn thấy hứng thú với công việc này và với công ty của chúng tôi?
11) Bạn nhận xét gì về những đồng nghiệp trước đây của mình?
12) Khía cạnh nào trong công việc trước đây mà bạn cho là tốt nhất và tệ nhất?
13) Bạn có biết gì về công ty của chúng tôi hay không?
14) Động cơ nào thúc đẩy bạn tìm kiếm công việc này?
15) Bạn đã sẵn sàng cho công việc sắp tới chưa?
Bạn thấy đó! Thật sự ra thì đây hầu như là những câu hỏi rầt quen thuộc với hầu hết chúng ta. Điều quan trọng để gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng là phải phát huy được những tính cách cá nhân, thái độ và hành vi phù hợp với môi trường và yêu cầu của tổ chức. Hãy xem những ý kiến sau đây từ phía các nhà tuyển dụng để biết họ cần gì ở bạn?
Thông tin mà bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng bao nhiêu thì đủ hoặc bao nhiêu thì gọi là quá nhiều? câu trả lời của bạn có đủ thuyết phục rằng bạn là một nhân viên tiềm năng sáng giá? Đâu là những nội dung mà nhà tuyển dụng quan tâm về bản thân bạn, điều gì trong câu trả lời có ý nghĩa nhất đối với nhà tuyển dụng. Liệu các nhà tuyển dụng có phải là những chuyên gia tâm lý và họ sẽ nhận ra ngay con người thật của bạn một cách nhanh chóng trong khi bạn đang cố gắng che dấu những khuyết điểm của mình trước mắt họ?
www.HRVietnam.com xin giới thiệu đến các bạn một số thông tin bổ ích từ nhà tuyển dụng với mục tiêu giúp cho các ứng viên dể “lấy thiện cảm” trong những lần phỏng vấn đầu tiên: một số lý do chính đáng khi bạn tìm kiếm một công việc mới bao gồm tìm kiếm một cơ hội mới, một thách thức mới; công ty cũ đang giảm biên chế hoặc đã di dời đến một nơi khác; cơ hội thăng tiến ở công ty cũ là rất hạn chế, công việc kinh doanh đang xuống dốc và tình hình tài chính tại công ty cũ thì hoàn toàn không ổn định cần phải tìm một nơi khác thích hợp hơn.
Bên cạnh những nguyên nhân có thể chấp nhận trên thì cũng còn một số nguyên nhân được liệt kê vào “danh sách đen” khiến nhà tuyển dụng có thể từ chối bạn ngay bao gồm: bạn bị sa thải từ công ty cũ, cá nhân bạn xảy ra xung đột với đồng nghiệp hoặc đơn giản chỉ là vấn đề tiền lương!
Nếu rơi vào những trường hợp “cờ đỏ” bên trên thì bạn phải làm sao?
Mẹo thứ 1 của nhà tuyển dụng là: Nếu bạn bị sa thải thì đừng nói vấn đề đó bằng những từ ngữ quá “nghĩa đen” đại loại như: “tôi vừa mới bị sa thải”. Bạn không cần phải nói dối nhưng hãy sử dụng câu chữ của mình thật chuyên nghiệp và xuất sắc như: “tôi và cấp lãnh đạo của công ty cũ có những quan điểm không tương đồng, đó là lý do khiến tôi phải ra đi!”.
Một số câu hỏi có thể khiến ứng viên toát mồ hôi hột như: “khuyết điểm của bạn là gì?”
Theo ý kiến chuyên môn của những nhà tuỵển dụng thì bạn nên thành thật và suy xét kỹ khi đề cập đến vấn đề này, và bạn phải nhớ nêu luôn cả những cách thức giải quyết mà bạn hy vọng sẽ cải thiện được nhược điểm của mình.
Bí quyết thứ 2 mà nhà tuyển dụng dành cho bạn là: hãy làm cho buổi phỏng vấn của bạn trở thành một buổi trò chuyện thân mật. Với một cuộc trò chuyện như vậy sẽ khiến cho ứng viên bớt căng thằng và nhà tuyển dụng cũng có cơ hội hiểu về bạn nhiều hơn. Theo các nhà tuyển dụng thì một cuộc đối thoại thân mật sẽ giúp họ nắm bắt được phần lớn tính cách của các ứng viên như rụt rè, nhút nhát, tự kiêu hay thậm chí là nói dối…đồng thời ứng viên cũng cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình phỏng vấn.
Một số câu hỏi mà hầu như luôn xuất hiện trong các buổi phỏng vấn là: “ bạn đã trải qua những khó khăn nào và bạn đã giải quyết các vấn đề đó như thế nào?”, tất cả những câu hỏi dạng này nhằm mục đích phát hiện những khả năng chuyên môn của các ứng viên bao gồm các kỹ năng làm việc cá nhân, trình độ chuyên môn, khả năng làm việc nhóm, tính độc lập và kỹ năng lãnh đạo.
Những câu hỏi này thường buộc ứng viên nói về các hành vi thái độ của cá nhân ứng viên trong trường hợp đối mặt với một môi trường làm việc khó khăn và nó đòi hỏi ứng viên phải có những kỹ năng “cứng” để thể hiện bản lĩnh.
Bí quyết thứ 3 của nhà tuyển dụng là: một quy trình phòng vấn thì vô cùng phức tạp và khá “nguy hiểm” cho các ứng viên, điều quan trọng là rút ra các kết luận từ những câu hỏi liên quan đền hành vi và thái độ của từng ứng viên.
Các loại câu hỏi dạng “câu hỏi đóng và mở” hoặc những câu hỏi tình huống buộc ứng viên phải nêu ra cách thức giải quyết thì đây là những câu hỏi thật sự mang đến cho ứng viên cơ hội thể hiện hết khả năng chuyên môn và trình độ hiểu biết, hãy biết tận dụng những câu hỏi này để bộc lộ hết những gì bạn có nhằm mục đích làm “mát dạ” những nhà tuyển dụng tiềm năng.
Trong xu hướng việc làm ngày nay thì phải nói là người ta cạnh tranh nhau để có một việc làm như ý. Do đó hãy xác định xem đâu là động lực chính khiến bạn tìm kiếm vị trí công việc này, điều gì ở công việc mà bạn thấy hấp dẫn nhất. Khi chuẩn bị bước vào buổi phỏng vấn, bạn cần phải xem xét các vấn đề này thật kỹ vì đây là cơ hội giúp bạn có được những khác biệt rõ ràng so với các ứng viên khác.
Và bây giờ bạn đã sẵn sàng chưa? Chúc bạn thành công!
Nguồn: HRVietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này