Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,249
Qua tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người lao động (NLĐ) về dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đa số ý kiến đồng ý điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo phương án 1.
Tức là, kể từ ngày 1-1-2021, mỗi năm tăng 3 tháng với nam, 4 tháng với nữ để tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi vào năm 2035, tuổi nghỉ hưu của nam là 62 vào năm 2028.
Việc quy định tuổi nghỉ hưu phải tính toán kỹ lưỡng nhằm bảo đảm quyền lợi người lao động. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Việt Nam cũng đồng thời bước vào thời kỳ già hóa dân số, việc quy định tuổi nghỉ hưu phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, phải tính toán đến nhu cầu có việc làm của lực lượng lao động trẻ và nguyện vọng của một bộ phận NLĐ lớn tuổi không còn muốn tiếp tục làm việc.
Theo tôi, nếu đề xuất phương án trên, ban soạn thảo cần giải quyết một số vấn đề liên quan để bảo đảm công bằng với mọi đối tượng NLĐ trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Đầu tiên là cần có phương án quy định cụ thể về những trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn và những trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung; đồng thời làm rõ căn cứ, cơ sở để quy định khoảng cách tuổi nghỉ hưu là 2 tuổi giữa nam và nữ. Bên cạnh đó, ban soạn thảo cần rà soát các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để tiến tới ban hành một danh mục thống nhất các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm thuộc trường hợp đặc biệt mà NLĐ có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn. Với một số công việc có tính chất đặc thù như xiếc, nghệ thuật sân khấu, giáo viên mầm non… nên có quy định theo hướng khi hết tuổi nghề làm công việc đặc thù thì NLĐ sẽ được đào tạo để chuyển đổi sang nghề nghiệp khác phù hợp, trường hợp không chuyển đổi nghề nghiệp được thì có quyền nghỉ hưu sớm. Tôi tán thành quan điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam là đối với NLĐ bị suy giảm sức khỏe, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có quyền nghỉ hưu sớm hơn đến 10 năm so với quy định.
Ngoài ra, ban soạn thảo cũng nên nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành quy định về tuổi nghỉ hưu cao hơn cho những NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người làm công tác quản lý. Các đối tượng được kéo dài tuổi hưu phải bảo đảm theo 3 tiêu chí: chỉ làm công việc chuyên môn, không giữ các chức vụ lãnh đạo; cơ quan có nhu cầu sử dụng; cá nhân có nguyện vọng và có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu quy định giảm điều kiện thời gian đóng BHXH để được hưởng hưu trí.
Qua tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người lao động (NLĐ) về dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đa số ý kiến đồng ý điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo phương án 1.
Tức là, kể từ ngày 1-1-2021, mỗi năm tăng 3 tháng với nam, 4 tháng với nữ để tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi vào năm 2035, tuổi nghỉ hưu của nam là 62 vào năm 2028.
Việc quy định tuổi nghỉ hưu phải tính toán kỹ lưỡng nhằm bảo đảm quyền lợi người lao động. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Việt Nam cũng đồng thời bước vào thời kỳ già hóa dân số, việc quy định tuổi nghỉ hưu phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, phải tính toán đến nhu cầu có việc làm của lực lượng lao động trẻ và nguyện vọng của một bộ phận NLĐ lớn tuổi không còn muốn tiếp tục làm việc.
Theo tôi, nếu đề xuất phương án trên, ban soạn thảo cần giải quyết một số vấn đề liên quan để bảo đảm công bằng với mọi đối tượng NLĐ trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Đầu tiên là cần có phương án quy định cụ thể về những trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn và những trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung; đồng thời làm rõ căn cứ, cơ sở để quy định khoảng cách tuổi nghỉ hưu là 2 tuổi giữa nam và nữ. Bên cạnh đó, ban soạn thảo cần rà soát các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để tiến tới ban hành một danh mục thống nhất các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm thuộc trường hợp đặc biệt mà NLĐ có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn. Với một số công việc có tính chất đặc thù như xiếc, nghệ thuật sân khấu, giáo viên mầm non… nên có quy định theo hướng khi hết tuổi nghề làm công việc đặc thù thì NLĐ sẽ được đào tạo để chuyển đổi sang nghề nghiệp khác phù hợp, trường hợp không chuyển đổi nghề nghiệp được thì có quyền nghỉ hưu sớm. Tôi tán thành quan điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam là đối với NLĐ bị suy giảm sức khỏe, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có quyền nghỉ hưu sớm hơn đến 10 năm so với quy định.
Ngoài ra, ban soạn thảo cũng nên nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành quy định về tuổi nghỉ hưu cao hơn cho những NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người làm công tác quản lý. Các đối tượng được kéo dài tuổi hưu phải bảo đảm theo 3 tiêu chí: chỉ làm công việc chuyên môn, không giữ các chức vụ lãnh đạo; cơ quan có nhu cầu sử dụng; cá nhân có nguyện vọng và có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu quy định giảm điều kiện thời gian đóng BHXH để được hưởng hưu trí.
Bùi Minh An (quận 9, TP HCM)
Nguồn: Theo nld.com.vn
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này