Nhân viên Tester và những kiến thức, kỹ năng cần trang bị

Lượt xem: 11,355

Với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu tuyển dụng nhân viên tester cũng ngày càng tăng bởi đây là bộ phận không thể thiếu trong bộ phận phát triển phần mềm. Vị trí công việc này không chỉ được đào tạo kiến thức chuyên môn một cách bài bản mà còn được trang bị những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc. Nếu bạn đang quan tâm đến vị trí việc làm tester thì hãy cập nhật thông tin chi tiết ngay trong bài viết sau đây nhé!


Nhân viên tester là vị trí quan trọng giúp tối ưu sản phẩm phần mềm hoặc ứng dụng

Tìm hiểu chung về vị trí công việc Tester

Vị trí tester đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực phát triển ứng dụng. Để tạo ra những ứng dụng hoàn hảo và tối ưu cho người dùng, đòi hỏi bộ phận tester phải kiểm tra luồng hệ thống, chạy thử phần mềm để phát hiện lỗi và điều chỉnh kịp thời.

Nhân viên Tester là ai?

Nhân viên tester là gì vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi công việc này tương đối mới lạ. Tuy nhiên, đây lại là vị trí tuyệt đối không thể thiếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tester là người kiểm tra và chạy thử phần mềm, chịu trách nhiệm phát triển chất lượng, tối ưu quy trình và giao diện người dùng trước khi đưa sản phẩm công nghệ vào ứng dụng thực tế. Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực mà nhân viên tester có thể thực hiện kiểm tra thử ứng dụng phần phương pháp thủ công hoặc bằng các phần mềm khác. Có thể hiểu đơn giản hơn, một nhân viên tester cần đảm bảo phần mềm không phát sinh lỗi hay sự cố gì khi đưa vào sử dụng thực tế.

Nhiệm vụ của nhân viên Tester

Trong thực tế, công việc của nhân viên tester là tìm kiếm bugs hay errors (được hiểu là những lỗi phần mềm mà người dùng có thể gặp phải). Sau đó ghi chú và báo cáo lại cho bộ phận lập trình viên để họ “fix bug” (sửa lỗi) và hoàn thiện sản phẩm.

Mặc dù vai trò của tester tương đối quan trọng trong lĩnh vực phát triển phần mềm nhưng các doanh nghiệp trong nước lại không chú trọng đến bộ phận này. Điều này làm dẫn đến những lỗi kỹ thuật không mong muốn khiến khách hàng không hài lòng, tổn hại danh tiếng và chi phí phát sinh không đáng có.

Mô tả công việc của nhân viên Tester

Trong doanh nghiệp, bộ phận tester chịu trách nhiệm ở giai đoạn cuối cùng, đảm bảo đầu ra để không phát sinh lỗi hệ thống trong quá trình thử nghiệm. CareerViet sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến mô tả công việc của nhân viên tester, cụ thể như sau:


Công việc của nhân viên tester đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm tốt

Nghiên cứu, phân tích những yêu cầu liên quan đến kỹ thuật

Trong bất kỳ hoạt động phát triển sản phẩm nào thì giai đoạn nghiên cứu và phân tích kỹ thuật luôn được thực hiện kỹ lưỡng. Hoạt động này giúp doanh nghiệp hiểu rõ sản phẩm cần phát triển là gì, nhiệm vụ của từng vị trí, nhu cầu khách hàng,... từ đó tạo ra những sản phẩm công nghệ phù hợp. Người hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện giai đoạn nghiên cứu này chính là nhân viên tester.

Cụ thể, tester sẽ phối hợp cùng bộ phận lập trình viên để làm việc cùng khách hàng, lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra phân tích, phương án sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Khi đó, tester sẽ thẩm định các tài liệu liên quan, đảm bảo chất lượng phần mềm đúng với yêu cầu sử dụng và xây dựng bản mô tả vắn tắt giúp người dùng dễ dàng sử dụng.

Đánh giá, phát hiện những vấn đề của phần mềm

Một trong những nhiệm vụ chính của nhân viên tester chính là kiểm thử phần mềm và phát hiện lỗi hệ thống. Có thể nói, tìm lỗi là một trong những kỹ năng cần thiết đối với tester, đòi hỏi tester phải có khả năng đánh giá và quan sát nhạy bén để tìm thấy những lỗi quan trọng trong hệ thống, từ đó nâng cao hiệu suất công việc.

Trong các hoạt động thử nghiệm, tester sẽ chạy testcase theo kịch bản hoặc danh sách kiểm tra để xác minh hệ thống phần mềm theo yêu cầu. Các lỗi được tìm thấy trên đường dẫn được xem là ưu tiên cao nhất. Tuy nhiên nếu muốn phát hiện ra nhiều lỗi khác nhau có thể thực hiện Exploratory testing (thử nghiệm thăm dò).

Ngăn ngừa những lỗi có khả năng phát sinh của phần mềm

Sau khi thực hiện thử nghiệm sản phẩm cần tiến hành sửa lỗi và điều chỉnh hệ thống để giảm khả năng phát sinh lỗi của phần mềm. Nhiệm vụ của nhân viên tester không chỉ là tìm ra lỗi phần mềm mà còn phải phối hợp với bộ phận lập trình để giải quyết những lỗi phát sinh ngay từ ban đầu giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nguồn lực và thời gian xây dựng sản phẩm.

Một số công việc liên quan khác

Ngoài những công việc chính được mô tả như trên, nhân viên tester còn có nhiệm vụ khác như: tương tác với khách hàng để hiểu rõ yêu cầu, xây dựng kịch bản hoặc danh mục cần kiểm tra khi chạy thử phần mềm, chuẩn bị báo cáo liên quan đến việc kiểm thử phần mềm, hỗ trợ lập trình viên phát triển phần mềm,...

Những lợi ích mà công việc Tester mang lại cho doanh nghiệp

Những lợi ích mà vị trí tester mang lại không hề nhỏ, việc phát hiện và phòng ngừa những lỗi phát sinh giúp doanh nghiệp tránh những rắc rối không đáng có. Hãy cùng CareerViet phân tích rõ hơn về những lợi ích mà công việc tester mang lại cho doanh nghiệp nhé!


Tester đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm thử phần mềm, ứng dụng

Hiệu quả về mặt chi phí

Giai đoạn thử nghiệm phần mềm, ứng dụng đảm bảo hệ thống không còn sót bất kỳ lỗi nào trước khi bàn giao sản phẩm cho khách hàng, tránh trường hợp phát sinh lỗi sau sẽ mất thêm thời gian, tốn kém chi phí thu hồi và sửa chữa.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là yếu tố đánh giá uy tín của doanh nghiệp, nhân viên tester được tuyển dụng để chắc chắn rằng sản phẩm được tối ưu nhất có thể, đảm bảo phần mềm hoạt động trơn tru và không báo lỗi.

Đảm bảo về vấn đề bảo mật

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bảo mật luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Cũng chính vì thế, việc kiểm thử các lỗi có thể phát sinh bao gồm cả vấn đề bảo mật thông tin người dùng sẽ tạo sự uy tín cho sản phẩm, chiếm trọn lòng tin và mang lại sự yên tâm khi sử dụng phần mềm của doanh nghiệp.

Hướng đến sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng đến. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi họ sử dụng ứng dụng một cách dễ dàng, không phát sinh lỗi,... Sự mượt mà trong hệ thống sẽ là điểm cộng để tạo ấn tượng, khiến khách hàng ngày càng tin tưởng và ủng hộ nhà phát hành phần mềm.

Những kỹ năng cần có đối với một nhân viên Tester

Để trở thành một tester chuyên nghiệp và giỏi chuyên môn, ứng viên cần trang bị những kỹ năng cần thiết sau đây:


Ứng viên có thể truy cập vào trang CareerViet để tìm hiểu thêm về vị trí tester

Kỹ năng phân tích logic

Kỹ năng phân tích logic là một trong những kỹ năng thiết yếu đối với một nhân viên tester. Bởi tính chất công việc của họ là phải đưa ra đánh giá, nhận định và mô phỏng lỗi phát sinh có thể xảy ra khi chạy thử phần mềm.

Đặc biệt, trong quá trình Manual testing (kiểm thử phần mềm được thực hiện thủ công), nhân viên tester cần phân tích kỹ để tìm ra những lỗi sai sót nhỏ nhất trong giai đoạn Defect Management (quản lý lỗi, sự cố). Nếu thiếu khả năng phân tích logic sẽ rất mất thời gian để thực hiện giai đoạn này.

Kỹ năng học hỏi

Không chỉ riêng nhân viên tester mà bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi kỹ năng học hỏi nhanh. Khi làm việc tại những môi trường chuyên nghiệp thì việc chủ động trau dồi kiến thức chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, hiểu rõ quy trình và cách sử dụng công cụ testing sẽ giúp tester tiến bộ nhanh hơn, con đường thăng tiến trong tương lai càng rộng mở.

Kỹ năng giao tiếp

Sau khi phát hiện ra những lỗi hệ thống có thể gặp phải thì việc diễn giải làm sao để khách hàng và lập trình viên có thể hiểu cũng là một kỹ năng cần thiết.. Việc trình bày rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi đưa ra phương án khắc phục lỗi hệ thống.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng, để trở thành tester thì việc phát hiện và cải thiện lỗi không thể thực hiện một mình mà cần phải có sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau.

Kỹ năng viết testcase

Testcase là một phần không thể thiếu trong quy trình kiểm thử phần mềm, tester sẽ viết testcase phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của khách hàng. Bên cạnh đó, kỹ năng viết testcase rõ ràng và phù hợp cũng đánh giá một phần hiệu suất công việc của bộ phận tester.

Yêu cầu tuyển dụng nhân viên Tester cơ bản

Nhân viên tester là người đầu tiên tiếp xúc và kiểm thử phần mềm, làm việc trong các dự án mới thường xuyên. Đặc biệt, dù chưa có kinh nghiệm làm việc thì bạn vẫn có thể ứng tuyển nhân viên tester bởi vì sự tập trung và khả năng làm việc độc lập là yếu tố quan trọng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm. Trước khi tìm việc làm nhân viên tester, cần biết về yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.


Tinh thần cầu tiến và trách nhiệm cao trong công việc là tiêu chí của nhà tuyển dụng

- Ứng viên có bằng cử nhân/cao đẳng chuyên ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính hoặc những ngành liên quan.
- Có kiến thức về thiết kế, kiểm thử phần mềm và thành thạo các phương pháp thử nghiệm ứng dụng, phần mềm.
- Có kỹ thuật kiểm thử phần mềm thành thạo, kỹ năng đánh giá khả năng tương thích với các chương trình phần mềm khác nhau.
- Có kiến thức về lập trình.
- Kỹ năng phân tích và tư duy logic.
- Kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện.

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của nhân viên Tester

Với sự phát triển chóng mặt của ngành công nghệ thông tin, cơ hội nghề nghiệp của tester là không giới hạn. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ ngày càng đa dạng sản phẩm phần mềm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Bộ phận tester được thiết lập trong cơ cấu tổ chức của công ty có nhiệm vụ đảm bảo phần mềm hay ứng dụng không phát sinh lỗi hệ thống trong quá trình sử dụng, nếu có thì tester sẽ phối hợp cùng nhóm lập trình viên để cải thiện lỗi.

Hiện nay, theo khảo sát của CareerViet tại VietnamSalary, mức lương trung bình của nhân viên tester sẽ dao động từ 10.4 – 46 triệu đồng/tháng. Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mà mức lương này sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng quyết định đến mức lương nhân viên tester.

Có thể thấy, người đảm nhận vị trí tester mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bằng cách đảm bảo phần mềm được thiết lập đúng với yêu cầu của khách hàng, kịp thời phát hiện lỗi khi thực hiện kiểm thử và thiết lập danh mục lỗi có thể phát sinh trong quá trình sử dụng để đưa ra phương án cải thiện phù hợp. Các ứng viên có thể tìm kiếm cơ hội việc làm nhân viên tester trên trang thông tin tuyển dụng CareerViet.vn.

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

NINJA VAN VIỆT NAM
NINJA VAN VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

NINJA VAN VIỆT NAM
NINJA VAN VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON
Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON

Lương : 22 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON
Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công Ty Cổ Phần ZME
Công Ty Cổ Phần ZME

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương : Cạnh Tranh

Hải Dương | Hà Nội | Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH BEST Express (Việt Nam)
Công Ty TNHH BEST Express (Việt Nam)

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Thái Nguyên

Công ty TNHH Joyco Retail Operation
Công ty TNHH Joyco Retail Operation

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

ADC PLASTIC,. JSC
ADC PLASTIC,. JSC

Lương : 22 Tr - 35 Tr VND

Hưng Yên | Hà Nội

Công Ty Cổ Phần Thép Việt Xô Hà Nội
Công Ty Cổ Phần Thép Việt Xô Hà Nội

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Thái Nguyên | Hậu Giang

CÔNG TY CỔ PHẦN WINBIO
CÔNG TY CỔ PHẦN WINBIO

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK

Lương : 15 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội | KV Bắc Trung Bộ

Công ty TNHH Joyco Retail Operation
Công ty TNHH Joyco Retail Operation

Lương : 25 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần TEECOM
Công ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 2,000 USD

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH SX BAO BÌ NAM VIỆT
CÔNG TY TNHH SX BAO BÌ NAM VIỆT

Lương : Lên đến 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

CIO là gì? Yêu cầu công việc - kỹ năng và mức lương của một CIO
CIO là gì vai trò của CIO là những thắc mắc phổ biến của nhiều ứng viên quan tâm đến vị trí CIO. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu rõ về CIO trong bài viết này nhé!
Tổ chức sự kiện là gì? Đặc điểm của tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Tổ chức sự kiện là gì? Tìm hiểu quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Đặc điểm, mức lương ngành tổ chức sự kiện chi tiết, cập nhật mới nhất từ A - Z!
Chat GPT tiếng Việt: Cách tạo tài khoản và sử dụng MIỄN PHÍ
Chat GPT tiếng Việt đem lại rất nhiều hữu ích cho người Việt Nam. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được cách sử dụng chat GPT ở việt nam hiệu quả nhé!
Copywriting là gì? Tìm hiểu về nghề Copywriter là gì từ A - Z
Copywriter là người viết nội dung quảng cáo hoặc marketing ở nhiều hình thức. Cùng CareerViet khám phá nhiều hơn về Copywriting và nghề Copywriter là gì nhé!
QC là gì? Kỹ năng cần có của một QC và cách phân biệt với QA
QC là gì? Công việc QC gồm những gì? Yêu cầu kỹ năng của một QC? Cách phân biệt QC & QA? Trong bài viết này, CareerViet sẽ giải đáp thắc mắc đó giúp bạn nhé!
Xu thế phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho nghề designer!
Khám phá designer là nghề gì, xu hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp trong ngành thiết kế cập nhật mới nhất!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback