Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 6,878
Mạng xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ số hóa, nên truyền thông marketing mạng xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó có thể tiếp cận đến người dùng nhanh chóng và tạo nên “cơn sốt” toàn cầu chỉ trong vài giờ đăng tải trên mạng xã hội. Vậy nên ngành PR đã ra đời, vậy PR là gì, ảnh hưởng của PR đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, cùng CareerViet tìm hiểu cụ thể về ngành nghề PR Marketing - một ngành nghề hot trong marketing nhé!
PR là từ viết tắt của ngành Public Relations, có nghĩa theo Tiếng Việt là quan hệ công chúng. PR bao gồm các hoạt động có mục đích giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp thông qua phương tiện là các kênh truyền thông. Một số kênh truyền thông thường gặp như: Báo chí, mạng xã hội, tạo sự kiện, thư từ hay các phương tiện khác,... Những hành động này thường hướng đến việc tăng độ nhận biết thương hiệu và sản phẩm, tạo niềm tin cho người dùng.
Ngoài ra, hoạt động PR cũng là cách mà các doanh nghiệp dùng để duy trì mối liên hệ với nhóm công chúng mục tiêu, nhằm thu hút sự quan tâm của họ về sản phẩm và doanh nghiệp. Sau đó, nhóm công chúng này sẽ tiếp tục lan truyền những thông tin tích cực về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Nhờ đó, vị thế và uy tín của doanh nghiệp sẽ được củng cố trong mắt người tiêu dùng và bảo vệ danh tiếng cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, PR thường bị nhầm lẫn với quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp. Nhưng thực ra không phải vậy. PR là hoạt động marketing chủ yếu là giao tiếp với giới truyền thông nhằm thu hút được sự chú ý của công chúng với mục tiêu cải thiện quan điểm của công chúng về sản phẩm và doanh nghiệp.
Xem thêm: Top 15 phần mềm chatbot miễn phí tốt nhất được ưa chuộng hiện nay
PR là từ viết tắt của ngành Public Relations, có nghĩa theo tiếng việc là quan hệ công chúng (Nguồn: Internet)
Nhân viên làm PR có nhiệm vụ sử dụng các kênh truyền thông và các mối liên hệ để tạo dựng và bảo vệ và gia tăng danh tiếng cho doanh nghiệp. Nhân viên PR cần phải xác định mục tiêu truyền thông, sau đó thiết lập và duy trì sự gắn kết sự hiểu biết giữa doanh nghiệp và công chúng bằng cách truyền đạt các thông điệp chính của doanh nghiệp và tìm kiếm sự ủng hộ từ bên thứ ba (những người có tiếng nói trong cộng đồng).
Bên cạnh đó, họ còn có trách nhiệm theo dõi và nghiên cứu các mong muốn và mối quan tâm hiện tại của khách hàng. Sau đó, nhân viên PR cần lập báo cáo và giải thích về hoạt động quan hệ công chúng trong doanh nghiệp. Một số công việc chính mà người làm PR sẽ phải làm là:
Xem thêm: Bạn biết gì về nhân viên tổ chức sự kiện? Những kỹ năng cần trang bị
Nhân viên làm PR có nhiệm vụ tạo dựng và bảo vệ và gia tăng danh tiếng cho doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Vậy tầm quan trọng của ngành quan hệ công chúng đối với việc hoạt động kinh doanh hay ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp là gì? Với nhiệm vụ sử dụng các kênh truyền thông và các mối liên hệ để tạo dựng và bảo vệ danh tiếng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động PR còn giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng và cung cấp tất cả những thông tin liên quan đến sản phẩm cho khách hàng. Nhờ vậy, khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng và tiến hành liên hệ với doanh nghiệp để mua hàng.
Bên cạnh đó, hoạt động PR còn được áp dụng rộng rãi trong nhiều loại hình doanh nghiệp và tổ chức khác nhau. Trong lĩnh vực marketing, PR là một công cụ giao tiếp linh hoạt, dùng để truyền tải các thông điệp đến khách hàng và nhóm công chúng mục tiêu. Hoạt động này sẽ giúp đưa các sản phẩm của doanh nghiệp đi sâu vào nhận thức của người tiêu dùng, giúp khách hàng dễ dàng nhớ tới hình ảnh đặc trưng, nổi bật mỗi đối diện với thương hiệu.
Chiến lược PR tốt sẽ giúp cho hình ảnh thương hiệu được nâng cao trong mắt công chúng đúng theo kỳ vọng của tổ chức. Ngoài ra, chiến lược PR tốt còn giúp doanh nghiệp có những cơ hội tuyệt vời để quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp, truyền tải những thông điệp giá trị và phù hợp với hình ảnh thương hiệu giúp gia tăng giá trị thương hiệu. Ngoài ra, với mục tiêu xây dựng mối quan hệ cộng đồng, PR sẽ giúp tạo nên một mối quan hệ bền chặt giữa công chúng và thương hiệu.
Xem thêm: Chat GPT là gì? Cách sử dụng và những điều cần biết về ChatGPT
Hoạt động PR còn giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng (Nguồn: Internet)
Kế hoạch truyền thông: Là truyền đạt các thông tin để giúp tổ chức thực hiện được mục tiêu mong muốn, thay vì truyền đạt thông tin cho lợi ích cá nhân.
Xem thêm: AI Marketing là gì? Ứng dụng và lợi ích của AI trong Marketing hiện nay
Loại hình PR giúp tạo động lực cho nhân viên (Nguồn: Internet)
Để xây dựng một chiến dịch PR hoàn chỉnh không phải là công việc dễ dàng, nó đòi hỏi nhân viên PR phải có kinh nghiệm và có tầm nhìn để tránh lãng phí và gây truyền thông ngược. Sau đây là 6 bước cơ bản để xây dựng chiến lược PR
Xác định mục tiêu quan hệ là bước đầu tiên vô cùng quan trọng. Mục tiêu của chiến lược PR phải được xác định rõ ràng, chính xác và phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức hay doanh nghiệp ngay từ ban đầu. Ví dụ như bạn đang cần cải thiện hình ảnh thương hiệu hay có mục đích tăng lượt tham gia sự kiện do công ty hoặc doanh nghiệp tổ chức.
Xác định nhóm đối tượng bạn cần giao tiếp hoặc cần tác động ảnh hưởng. Đối tượng tham gia vào chiến dịch của bạn là ai, ai sẽ là người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan, ai sẽ là người nhận được hoặc mất đi từ mối quan hệ này, bạn cần giúp ai để xây dựng một mối quan hệ.
Trong việc lập chiến lược, bạn cần nghiên cứu và xem xét cách thức tiếp cận vấn đề về việc hướng tới mục tiêu. Sau đó, bạn phân nhỏ chiến dịch theo từng giai đoạn, một số hoạt động liên quan đến thông điệp truyền đạt hay những phương thức giao tiếp. Sau đó, bạn sẽ tạo ra chiến thuật (cách thức) để thực hiện chiến lược mục tiêu bằng cách xem xét nguồn nhân lực phù hợp để thực hiện các chiến lược mà bạn đề ra theo đúng hướng. Các hình thức PR sẽ là vũ khí lợi hại giúp bạn dễ dàng tiến tới mục tiêu.
Ngân sách đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu. Lúc này, bạn cần xác định được tài chính cụ thể để có thể triển khai công việc bao gồm chi phí thuê nhân viên, thuê không gian, phương thức di chuyển, tài liệu và hình ảnh,… Lưu ý là ngân sách phải được phân bổ một cách hợp lý sao cho phù hợp với mục tiêu và hiệu quả mà bạn đã đặt ra.
Kế hoạch triển khai là một phần không thể thiếu trong kế hoạch, nó bao gồm các hoạt động cụ thể được yêu cầu để thực hiện các chiến lược.
Đo lường và đánh giá là bước quan trọng mà thường bị bỏ quên. Sau khi thực hiện, bạn cần đánh giá xem chiến dịch đã được mục tiêu ban đầu hay không. Bạn hãy xem xét các phản hồi và các ý kiến của mọi người vì nó sẽ cung cấp cho bạn những quan điểm khác về chiến lược của bạn.
Để xây dựng một chiến dịch PR cần có 6 bước cơ bản (Nguồn: Internet)
ALT: Để xây dựng một chiến dịch PR cần có 6 bước cơ bản
Thông thường, đối với những người không trong ngành, họ sẽ thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm PR và Quảng cáo. Mặc dù cả hai đều là hoạt động marketing nhưng về bản chất thì chúng hoàn toàn khác nhau, cùng CareerViet phân biệt 2 hoạt động này nhé!
Sự khác biệt của PR và quảng cáo trong công tác hoạt động chính là:
Với quảng cáo, doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản chi phí nhất định phụ thuộc vào hình thức quảng cáo đã chọn. Đổi lại họ có thể biết chính xác thời gian phát sóng hay xuất bản. Trong khi đó, nhân viên PR cần tinh tế hơn trong việc để báo chí nhắc đến các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. Nói cách khác PR là một hình thức truyền thông không cần trả phí.
Quảng cáo là một kỹ thuật nhằm gây sự quan tâm của công chúng với các sản phẩm, dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông. Trong khi đó, PR là một chiến lược truyền thông nhằm tạo dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa doanh nghiệp và công chúng.
Mục tiêu của việc quảng cáo là thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và củng cố vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Còn mục tiêu của PR là tạo dựng và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho doanh nghiệp.
Phân biệt giữ PR và Quảng cáo (Nguồn: Internet)
Tóm lại, quảng cáo và PR đều là một trong những kênh truyền thông marketing giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin và kết nối với công chúng. Dù quảng cáo tốn kém nhiều chi phí nhưng có thể tiếp cận được lượng lớn người tiêu dùng nhanh chóng. Còn PR thì doanh nghiệp khó có thể kiểm soát mức độ ảnh nhưng nó miễn phí và có độ tin cậy cao, tạo tệp khách hàng chất lượng có thể chuyển đổi. Vì thế, khi thực hiện các chiến lược marketing, bạn cần hiểu rõ mục tiêu của tổ chức là gì, nên thực hiện quảng cáo và PR trong giai đoạn này để tối ưu chi phí và tạo ra doanh thu tối đa cho doanh nghiệp.
ChatBA công cụ AI hỗ trở làm PR hiệu quả (Nguồn: Internet)
Trên đây là các thông tin liên quan đến ngành PR, nhìn chung PR hay bị nhầm lẫn với khái niệm quảng cáo và khiến mọi người khó hình dung. Với xã hội ngày càng phát triển PR trở thành một công cụ marketing không thể thiếu để giúp bảo vệ và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Để xem thêm về triển vọng ngành nghề và các công việc liên quan đến PR hấp dẫn khác bạn có thể follow ngay trang CareerViet .
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này