Kết quả tìm kiếm : salary

Đa số người đi làm là phải nỗ lực hết sức để “lương tăng cao, tăng thêm và nhiều hơn nữa”, vậy nên việc giảm lương thì chúng ta sẽ khó lòng chấp nhận, và tin rằng nó ám chỉ giá trị của bản thân đang sa sút, nhưng hãy nhìn vào mặt tích cực! Cắt giảm lương không đồng nghĩa với mọi thứ kết thúc. Việc cắt giảm lương hoàn toàn có thể giúp bạn tăng cơ hội lâu dài, điều chỉnh lại mối quan tâm và kỹ năng với nhiệm vụ, đồng thời cho phép bạn làm những điều mình yêu thích nhiều hơn. Bạn đã từng có mong muốn lạ thường là “được” giảm lương hay chưa? Nếu có, hãy để CareerViet đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn biết cách ứng xử khi đối mặt với đề nghị cắt giảm lương nhé!
khi bạn thay đổi công việc, mức lương hiện tại của bạn sẽ ảnh hưởng đến lần đàm phán lương tại công ty ứng tuyển. Đó là lý do nếu không đàm phán lương thẳng thắn ngay từ đầu sẽ khiến bạn tốn kém đấy.
Có lẽ quá trình trao đổi về tiền nong này sẽ gây chút căng thẳng tâm lý, và đôi khi bạn cũng lo sợ rằng liệu nhà tuyển dụng có đổi ý quay lưng nếu bạn lỡ đòi hỏi một mức lương cao vượt ngân sách hay bất hợp lý? Các lời khuyên thường gặp sẽ giúp bạn giải toả bớt những lo ngại. Cùng CareerViet Việt Nam xem danh sách những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm để thương lượng lương khi dự phỏng vấn nhé!
Mọi người đều mong đợi được tăng lương thường xuyên, không bao giờ tưởng tượng rằng chúng cũng có thể giảm. Tuy nhiên đôi khi, người sử dụng lao động có quyền hạ lương nhân viên một cách hợp pháp. Vậy khi nào công ty có thể giảm lương nhân viên? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay bây giờ cùng với CareerViet.vn!
"Nhà quản lý tuyển dụng cũng căng thẳng không kém khi bước vào các cuộc đàm phán". Họ sợ rằng bạn sẽ không chấp nhận mức đề nghị của công ty. Cùng CareerViet.vn bật mí 3 suy nghĩ thật của các nhà tuyển dụng trong quá trình đàm phán lương ngay bây giờ nhé!
Sau một thời gian làm việc cho công ty, ai cũng muốn được đánh giá tốt về năng lực và tiềm năng cống hiến. Bằng tất cả nỗ lực đóng góp, bên cạnh sự công nhận và trưởng thành hơn trong nghề nghiệp, tất nhiên bạn sẽ hi vọng mình có mức lương cao. Bài viết sau đây, CareerViet.vn muốn chia sẻ một vài phân tích về việc nên trao đổi vấn đề tăng lương với sếp trực tiếp hay với nhân sự. Cùng xem ngay bây giờ nhé!
Tại nhiều công ty, mức lương ít được công bố và ít nhân viên nào biết mức lương của nhân viên khác. Nếu một ngày nào đó bạn phát hiện ra đồng nghiệp cùng cấp có mức lương cao hơn lương bạn, bạn sẽ phản ứng ra sao?
Đã hai năm trôi qua kể từ ngày bạn đặt bước chân đầu tiên vào công ty. Bạn yêu công việc và quý đồng nghiệp, thành tích cá nhân không có gì đáng phàn nàn nhưng có một nỗi băn khoăn vẫn luôn đeo bám đầu óc bạn: “Sao tôi chưa được tăng lương?”. Hoàn cảnh này không hiếm, quan trọng là bạn muốn thay đổi nó hay không.
Như một tất yếu, và cũng là mong đợi, của những người đi làm: Tiền lương sẽ tăng dần lên theo thời gian trôi qua. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng phải đối mặt với thực tế rằng những nhân viên mới đến đang nhận được mức lương khỏi điểm cao hơn nhiều lần so với bạn khi bắt đầu chập chững gia nhập công ty. Có cảm giác như tốc độ tăng lương hằng năm của bạn còn thấp hơn mức độ thị trường điều chỉnh để bù đắp tỷ lệ trượt giá. Điều này đôi khi khiến nhiều người ngậm ngùi với kết luận rằng nỗ lực suốt nhiều năm của họ hoá ra đã quay trở về vạch xuất phát? Nhưng đó là cách thế giới này vận hành.
Khi lựa chọn công việc, bạn không nên bỏ qua tính cách cá nhân bởi đó là điều quan trọng dẫn bạn đến một nghề nghiệp thích hợp và thành công lâu dài, không chỉ vì lý do tài chính mà còn vì chất lượng cuộc sống.
“Bạn nghĩ sao về mức lương cho vị trí này?” Đây là câu hỏi đơn giản, thường được đưa ra vào cuối buổi phỏng vấn, nhưng đôi khi cực kỳ khó trả lời. Dù cho bạn tự tin đến mức nào khi phản hồi thì vẫn luôn có khả năng phỏng vấn viên nói rằng mức lương bạn kỳ vọng nhiều hơn ngân sách họ có thể chi trả. Vậy làm gì để cải thiện tình hình khi bạn thực sự thích công việc này?
Thỉnh thoảng chúng ta sẽ phải làm việc ngoài giờ hoặc tăng ca khi công ty đang có dự án quan trọng hoặc hợp đồng cần thực hiện. Trong trường hợp này, đơn vị sử dụng lao động thường trả công cho chúng ta như thế nào,cùng xem xét vấn đề này một chút nhé!
Thoả thuận lương có thể là một trong những phần khó khăn, gây tâm lý căng thẳng nhất khi bạn tìm kiếm công việc mới. Hãy bắt đầu bằng cách vứt bỏ ngay niềm tin ngây thơ vào 5 truyền thuyết gây tranh cãi sau đây.
Các chuyên viên săn đầu người (Head Hunter) hoặc nhà tuyển dụng ít khi đưa ra mức lương cao nhất ngay lần đề nghị đầu tiên.Ứng viên nào dám thương lượng sẽ có được thu nhập tốt hơn người không làm điều đó..
Nếu muốn được tăng lương, bạn có thể thẳng thắn đàm phán và trao đổi với công ty dựa trên những lý do chính đáng. Tuy nhiên, hãy thận trọng trong cách yêu cầu tăng lương kẻo sẽ gây ra những hiệu quả ngược. Cùng CareerViet.vn xem qua 4 cách yêu cầu tăng lương thường gây phản tác dụng nhất mà mọi người hay phạm phải nhé!
Feedback