Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 53,976
Blog là nơi tiết lộ về bạn. Nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng biết quá nhiều thông tin riêng tư về bạn, đừng đưa nó lên blog. Tuy nhiên, blog cũng là nơi cung cấp nhiều thông tin tuyển dụng bổ ích về các việc làm như content writer, kế toán doanh thu, kỹ sư cơ điện,... Hãy cùng CareerViet tìm hiểu về blog qua bài viết sau nhé!
Bạn tìm một mẩu tin tuyển dụng trên báo, thường các nhà tuyển dụng đưa ra những yêu cầu rất chung chung, như: gửi cho chúng tôi một bồ hồ sơ, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn, những ứng viên chứng tỏ năng lực tốt sẽ được tuyển dụng.
Cái điều chung chung và nghe chừng đơn giản mà họ viết đó lại không dễ dàng một chút nào. Tham dự một buổi phỏng vấn là một "bài tập" hết sức nặng và đòi hỏi sự kiên nhẫn.
Resume và CV của bạn cứ như là một Web blog cẩu thả. Nếu hồ sơ ứng tuyển của bạn đầy những lỗi chính tả, ngữ pháp và những ngôn từ không phù hợp, nội dung không phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ rất chú ý - nhưng là theo một cách hết sức tiêu cực.
Một khi bạn đã chuẩn bị Resume và thư xin việc thì bạn nên chuẩn bị một cách hết sức cẩn thận. Bạn hãy nhờ ít nhất là ba người đọc lại resume của bạn xem có vấn đề gì không. Nếu đó là một Resume và thư bằng tiếng Anh thì hãy nhờ người có tiếng Anh tốt xem lại cho bạn trước khi bạn gửi nó đi.
Thư xin việc chung chung. Hãy viết nó theo cách có thể thể hiện được cá nhân của bạn và sự phù hợp của bạn với một công việc cụ thể nào đó, gửi cho một người cụ thể nào đó, chứ không phải là cụm từ "To Whom It May Concern" (dành cho ai quan tâm). Và hãy viết một hoặc hai câu khẳng định việc bạn phù hợp như thế nào đối với vị trí đang dự tuyển. Nếu bạn không có thông tin cụ thể về người nhận hồ sơ, hãy cố gắng phát huy sáng kiến để tìm xem người quản lý cao nhất của nơi mà bạn dự tuyển là ai và ghi tên người đó vào. Bạn có thể tìm kiếm bằng cách search trên mạng hoặc gọi đến các tổng đài.
Thư xin việc là bản tường thuật vắn tắt Resume. Hãy viết vắn tắt những gì bạn đã viết trong Resume, và thêm vào những thông tin như bạn tìm thấy thông tin tuyển dụng này ở đâu, tại sao bạn muốn làm việc cho họ và bạn có thể làm được gì. Cuối cùng, hãy kết thúc bức thư bằng một điều gì đó có thể khích lệ nhà tuyển dụng phản hồi lại bạn ví dụ như gọi bạn tới phỏng vấn.
Thư xin việc thể hiện sự lo lắng chứ không phải sự tự tin. Nếu bạn cảm thấy năng lực của bạn chưa thực sự đáp ứng được vị trí đang tuyển dụng, vậy thì tại sao bạn vẫn gửi hồ sơ xin việc? Đừng nhắc đến những sở đoản và những điều bạn còn thiếu, hãy nhấn mạnh vào những điểm mạnh về kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng của bạn.
Tự mãn. Đừng khoe khoang về bản thân. Nếu bạn viết "Tôi tin là mình có thể trở thành một tài sản của công ty" sẽ rất thu hút nhà tuyển dụng. Nhưng nếu viết "Công ty sẽ phải hối tiếc nếu không tuyển tôi" thì sẽ làm nhà tuyển dụng... phát điên.
Blog là nơi tiết lộ về bạn. Nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng biết quá nhiều thông tin riêng tư về bạn, đừng đưa nó lên blog. Không phải nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm ứng viên trên mạng, nhưng hiện nay có rất nhiều người làm như vậy. Nếu bạn muốn biết họ làm thế nào thì hãy thử tra cứu chính mình trên Google xem, bạn sẽ thấy gì nào?
Bạn cho rằng gửi email là xong. Sau khi nhấn nút gửi, bạn mới chỉ hoàn tất bước đầu của một quá trình ứng tuyển qua mạng. Bạn phải nên nhớ là không phải email nào cũng đến nơi và không phải email nào cũng được đọc. Hãy gửi một bộ hồ sơ bằng bản cứng theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp. Sau đó, hãy gọi cho nhà tuyển dụng để hỏi xem liệu họ đã nhận được hồ sơ của bạn chưa, và qua cuộc điện thoại này, bạn cũng có thể hỏi thêm thông tin về vị trí đang tuyển dụng và tình trạng của nó.
Bạn cho rằng qua mạng là đủ. Có rất nhiều vị trí tuyển dụng không được quảng cáo trên mạng, cho nên, bạn nên chủ động liên hệ với những người quản lý nhân sự ở những công ty bạn định dự tuyển để hỏi họ xem khi nào có đợt tuyển dụng để bạn có thể tham gia, hoặc đăng ký ở những trung tâm môi giới việc làm, hoặc tham dự các hội thảo của các ngành để nắm được thông tin, và chủ động gặp gỡ các chuyên gia, những người có thể chỉ cho bạn nhiều cơ hội hơn.
Không thể hiện đúng bản thân. Hồ sơ của bạn có thể trông như của một người "thiểu năng", bởi vì bạn đã không biết cách thể hiện đúng bản thân mình. Đôi khi nó là những lỗi kiểu như ghi nhầm ngày tháng, bạn có việc trước khi bạn được sinh ra chẳng hạn. Và nói khoác lác về những vị trí, những công việc mà bạn không trải qua, bạn không hiểu biết gì về nó.
Bỏ cuộc. Bạn phải nên nhớ rằng kiếm việc là một công việc toàn thời gian chứ không phải bán thời gian. Nếu bạn không nhận được thông tin gì từ nhà tuyển dụng, bạn hãy nghĩ cách thay đổi chiến thuật của mình. Hãy thử nghiệm bằng cách viết thư xin việc theo cách khác, sửa lại resume và tìm kiếm những cơ hội khác, và tự trang bị thêm kinh nghiệm cho mình, thậm chí cả khi bạn chưa có việc để làm (ví dụ tham gia các khóa học, tham dự các hội thảo, làm tình nguyện...)
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo Sức trẻ Việt Nam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này