Câu hỏi phỏng vấn Telesales giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng

Viewed: 210

Với một vị trí đòi hỏi sự giao tiếp xuất sắc và khả năng thuyết phục như Telesales, việc chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn là điều cực kỳ quan trọng nếu bạn không muốn gặp khó khăn khi đối mặt với hàng loạt những câu hỏi ứng xử khác nhau. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ những bộ câu hỏi giúp bạn tự tin trả lời phỏng vấn và thể hiện mình tốt nhất trước nhà tuyển dụng nhé!

>> Xem thêm:

Kinh nghiệm phỏng vấn Telesales theo bộ câu hỏi

Bộ câu hỏi tình huống

Những câu hỏi tình huống trong cuộc phỏng vấn là cách nhà tuyển dụng đánh giá sự nhạy bén và khả năng xử lý của ứng viên. Ví dụ như:

  • Sau lời chào, khách hàng ngay lập tức dập máy. Nếu tình huống này lặp lại, bạn sẽ làm gì?
  • Nếu bạn cần phải làm cho khách hàng đợi một khoảng thời gian, bạn làm thế nào để họ không cảm thấy không thoải mái?
  • Hãy chọn một sản phẩm của công ty và giới thiệu nó cho khách hàng.

Những ứng viên nhanh nhạy và có tốc độ trả lời nhanh thường sẽ để lại ấn tượng tốt về khả năng ứng biến, phân tích tình huống. Để thành công, họ cần nắm rõ thông tin về công ty và sản phẩm và luôn tích cực, chủ động tìm hiểu sâu hơn thay vì những thông tin sẵn có. Nếu không hiểu rõ, ứng viên có thể yêu cầu giải thích từ nhà tuyển dụng và hãy thể hiện sự sẵn sàng học hỏi và cải thiện.

Kinh nghiệm phỏng vấn Telesales

Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho các câu hỏi có thể được phỏng vấn - Nguồn: Internet

Bộ câu hỏi chuyên môn

Trong quá trình phỏng vấn vị trí Telesales, không thể tránh khỏi những câu hỏi liên quan đến chuyên môn, như:

  • Theo bạn, công việc của một nhân viên Telesales là gì?
  • Hãy nêu sự khác biệt giữa B2BB2C trong Telesales?
  • Bạn hiểu gì về công ty và sản phẩm/dịch vụ mà chúng tôi cung cấp?

Để trả lời tốt cho những câu hỏi này, việc luôn học hỏi và rèn luyện kiến thức về Telesales là rất quan trọng. Ứng viên cần phải hiểu rõ định nghĩa, các kỹ năng cần thiết, và các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực này.

Thông tin về công ty và sản phẩm/dịch vụ bạn có thể tìm hiểu trước qua website hoặc các nguồn tin có liên quan. Tuy nhiên, nếu gặp câu hỏi ngoài tầm hiểu biết, ứng viên nên thẳng thắn thừa nhận và không nên im lặng. Thay vào đó, bạn nên trình bày quan điểm cá nhân và thái độ tích cực để thể hiện sự học hỏi và khả năng thích nghi.

>> Xem thêm:

Bộ câu hỏi hành vi

Câu hỏi hành vi trong phỏng vấn Telesales là cách để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lý tình huống của ứng viên dựa trên kinh nghiệm trước đó của họ, như:

  • Bạn cảm thấy thế nào khi khách hàng thể hiện sự ngờ vực và không tin tưởng?
  • Thường thì bạn thực hiện bao nhiêu cuộc gọi cho một khách hàng?
  • Có vị khách nào ấn tượng bạn đặc biệt không? Điều gì ở họ khiến bạn nhớ đến?

Khi đối diện với những câu hỏi này, ứng viên nên trình bày bằng cách kể chuyện và chia sẻ kinh nghiệm thực tế, giải thích cách họ đã đối mặt với những thách thức đó và tại sao lại làm như vậy. Họ cũng cần thể hiện sự tận tâm và nghiêm túc đối với nghề nghiệp của mình để tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm thực tế, kết hợp với quan điểm cá nhân, giúp ứng viên trong việc trả lời hiệu quả và thuyết phục hơn với các câu hỏi này.

Chuẩn bị các bộ câu hỏi phỏng vấn kỹ lưỡng

Chuẩn bị các bộ câu hỏi phỏng vấn kỹ lưỡng - Nguồn: Internet

Gợi ý trả lời một số câu hỏi phỏng vấn Telesales phổ biến

Lý do bạn muốn trở thành nhân viên Telesales

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự đam mê và nghiêm túc của ứng viên đối với công việc Telesales. Để trả lời tốt, ứng viên nên thể hiện sự rõ ràng và không nên trình bày lý do quá mơ hồ hoặc không liên quan. Cách trả lời hiệu quả là nên kết hợp thêm sự phù hợp của tố chất cá nhân (sở thích, tính cách,...) với công việc Telesales.

Ví dụ, "Tôi có yêu thích việc được hỗ trợ khách hàng và luôn mong muốn được trò chuyện, tương tác với người khác. Tôi cũng có khả năng giao tiếp và thấu hiểu tâm lý của đối phương, điều này khiến tôi tin rằng mình sẽ thực sự đam mê và mong muốn thành công trong vai trò một nhân viên Telesales."

>> Xem thêm: Gợi ý trả lời 7 câu phỏng vấn khó nhằn

Hãy nói về một lần bạn mắc sai lầm và cách bài rút kinh nghiệm từ đó như thế nào?

Nhà tuyển dụng sử dụng câu hỏi này để đánh giá khả năng học hỏi, sự cầu tiến và phương thức cải thiện từ kinh nghiệm thất bại của ứng viên. Để trả lời, ứng viên nên cung cấp ví dụ cụ thể để nhà tuyển dụng hình dung được sơ bộ về hoàn cảnh, mức độ cũng như hậu quả của sai lầm đó. Tuy nhiên, nên chọn những lỗi không để lại hậu quả quá nghiêm trọng.

Ví dụ, "Trong công việc tại công ty trước, khi làm việc cùng với 3 đồng nghiệp, tôi đã không phối hợp cùng họ và làm mọi việc theo cách riêng của mình. Mặc dù công việc vẫn hoàn thành đúng thời gian, nhưng chất lượng không cao và hiệu suất chỉ đạt 60%. Từ trường hợp đó, tôi nhận ra sự quan trọng của làm việc nhóm, tôi đã học được bài học về sự phối hợp trong công việc. Kết quả là, trong một lần làm việc nhóm gần đây, mọi người đã công nhận sự cải thiện của tôi, họ cũng nhận xét rằng tôi đã phối hợp và hỗ trợ họ rất tốt.”

>> Xem thêm:

 Luôn thể hiện tinh thần cầu tiến và mong muốn phát triển

Thể hiện tinh thần cầu tiến, không ngừng thay đổi để hoàn thiện - Nguồn: Internet

Khó khăn của công việc Telesales là gì?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ hiểu biết về lĩnh vực Telesales, xác định sự phù hợp của ứng viên, cũng như có thể là kinh nghiệm xử lý với những tình huống trong công việc này. Thay vì chỉ tập trung vào khó khăn và thách thức, ứng viên nên tập trung vào cách họ đối mặt với những khó khăn này và biến chúng thành động lực để phấn đấu hơn.

Ứng viên cũng có thể chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm về những khó khăn đã từng trải qua trong quá khứ và cách họ đã vượt qua chúng như thế nào, ngay cả khi những tình huống này có thể không liên quan trực tiếp đến Telesales. Điều này có thể giúp tạo sự kết nối và thể hiện khả năng học hỏi và thích nghi của ứng viên.

>> Xem thêm: Điều nên và không nên khi trả lời phỏng vấn

Công việc của Telesales một tuần diễn ra như thế nào?

Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng lập kế hoạch, tổ chức công việc và mức độ hiểu biết về nhiệm vụ của nhân viên Telesales của ứng viên. Để trả lời tốt, ứng viên nên trình bày các nhiệm vụ cụ thể của Telesales, cách họ lên kế hoạch, sắp xếp công việc một cách có hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra.

Điểm yếu của bạn là gì?

  • Thật tế, hầu hết ứng viên đều tránh để không phải nói về điểm yếu của họ trong cuộc phỏng vấn. Không ai hoàn hảo hoàn toàn, và việc thừa nhận điểm yếu một cách trung thực là một phần quá trình phát triển cá nhân.
  • Thay vì che giấu, ứng viên nên tự tin đề cập đến điểm yếu của mình và tôn trọng những nỗ lực của bản thân để khắc phục chúng. Điều này thể hiện tính trách nhiệm và sự chủ động trong việc tự hoàn thiện.
  • Lưu ý: Không nên nói về những điểm yếu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc Telesales như khả năng giao tiếp, sợ người lạ…

>> Xem thêm: Chế ngự 10 nỗi sợ hãi trong buổi phỏng vấn đầu tiên

Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

  • Đây là câu hỏi thường xuyên được nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá mức độ tìm hiểu cũng như mức độ phù hợp của ứng viên về công ty và vị trí ứng tuyển. Để trả lời một cách hiệu quả, ứng viên cần nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty, vị trí, văn hóa làm việc, và môi trường làm việc.
  • Ứng viên cũng nên hiểu rõ những kỹ năng, kinh nghiệm và điểm mạnh của mình, đồng thời cung cấp minh chứng, ví dụ cụ thể về cách họ đã áp dụng những kỹ năng và kinh nghiệm này trong công việc. Đối với những ứng viên mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm, họ có thể thể hiện sự nhiệt huyết, khao khát học hỏi của mình đồng thời liên kết những kiến thức mà mình đã học với cách chúng sẽ hỗ trợ công việc như thể nào. Đừng chỉ thể hiện tinh thần mà hãy cho thấy rằng bạn có khả năng làm việc.

Tại sao bạn nghĩ rằng mình là một Telesales thành công?

Thay vì hỏi trực tiếp về điểm mạnh, nhà tuyển dụng thường sẽ khéo léo sử dụng câu hỏi này để đánh giá khả năng nhận thức về bản thân của ứng viên, những yếu tố mà ứng viên cho rằng sẽ là lợi thế khi làm Telesales. 

Tuy nhiên, không nên tự ca tụng quá mức và thổi phồng về bản thân. Thay vào đó, ứng viên cũng cần phải giữ tính khiêm tốn trong cách trình bày, nhấn mạnh các điểm mạnh của mình mà vẫn phải truyền tải chính xác đến nhà tuyển dụng. Các điểm mạnh có thể bao gồm khả năng phân tích, xử lý khiếu nại từ khách hàng, khả năng thuyết phục, sự linh hoạt trong ứng biến tình huống, và nhiều khả năng khác.

>> Xem thêm: 

Trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh, việc hiểu rõ và thực hành những kỹ năng cần thiết cho Telesales có thể là chìa khóa để tìm kiếm cơ hội với công việc mơ ước. Đừng bao giờ ngại những thách thức của cuộc phỏng vấn, mà hãy xem nó như cơ hội để bạn thể hiện bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp. Sự tự tin, kiến thức về lĩnh vực Telesales, và khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tỏa sáng và chinh phục nhà tuyển dụng. Truy cập ngay CareerViet để tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân nhé!

  CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Salary: Competitive

Binh Duong | Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary: 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)
Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)

Salary: Competitive

Dong Nai

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Salary: Competitive

Ho Chi Minh | Ha Noi | Hai Duong

Similar posts

Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí Project manager ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng
Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc
7 lợi ích của việc thực tập cho các bạn sinh viên
Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động
Tổng hợp 9 câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế và câu trả lời chi tiết
Kế toán thuế là người phụ trách việc quản lý thuế của doanh nghiệp, cần trực tiếp làm với cơ quan thuế để giải quyết và kiểm tra các thông tin của hóa đơn.
Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch
Trình độ chuyên môn là gì? Cách viết trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch chính xác, dễ đọc, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên
Tuyển tập trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Tiếng Anh phổ biến nhất
Những câu hỏi phỏng vấn bằng Tiếng Anh sau đây sẽ giúp bạn có đủ kiến thức và kỹ năng hữu ích cho một buổi phỏng vấn. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn
Gợi ý trả lời 7 câu hỏi phỏng vấn Trình dược viên phổ biến nhất
Tổng hợp 7 câu hỏi dành cho vị trí trình dược viên chính xác, chi tiết, đầy đủ, nắm chắc cơ hội thành công nhất để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn sắp tới.

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback