Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 56,132
Để lấy được cảm tình của cấp trên như team leader, giám đốc, bạn cần biết cách nói chuyện. Trong khi nói chuyện với sếp, bạn đã bao giờ cảm thấy khó nghĩ ra các câu hỏi để hỏi sếp chưa? Nếu câu trả lời của bạn là “có”, hãy tham khảo những câu hỏi “ăn điểm” và lấy được cảm tình của sếp dưới đây:
Ông/bà đo sự thành công bằng cách nào?
Để biết được năng lực làm việc của bạn đến đâu, bạn nên có cuộc nói chuyện với sếp và hỏi sếp câu hỏi này. Thông qua câu trả lời của sếp, bạn sẽ biết rõ được quan điểm đánh giá của nhân viên như thế nào.
Lĩnh vực nào tôi cần phải trau dồi để phát triển sự nghiệp?
Câu hỏi này cho thấy bạn hoàn toàn tự chủ với tương lai của mình và không muốn thụ động chờ đợi người khác mang lại cho mình. Nếu bạn đã có những mục tiêu cụ thể cho mình, hãy trình bày với sếp và xin ý kiến của sếp.
Những thế mạnh nào mà tôi cần có để phát triển sự nghiệp?
Đừng tập trung vào những điểm yếu của mình mà hãy hỏi sếp về những thế mạnh. Có thể bạn cho rằng bạn hiểu rõ về những thế mạnh và điểm yếu của mình nhưng sếp thì lại có quan điểm khác bạn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự tự chủ của bạn trong công việc và sự nghiệp.
Việc đánh giá năng lực được thực hiện bao lâu một lần và ai sẽ làm công việc đó?
Những câu hỏi kiểu này bạn nên hỏi sếp khi bắt đầu làm công việc. Hiểu rõ được về công việc là ưu tiên hàng đầu. Nắm rõ được mục đích hàng quý, hàng năm và những mục đích này ảnh hưởng thế nào đến công việc hàng ngày của bạn.
Chúng ta nên lựa chọn điều gì để phát triển công ty?
Mặc dù bạn biết rằng câu hỏi này chỉ dành cho các cuộc phỏng vấn xin việc, nhưng bạn cũng nên hỏi sếp câu hỏi này. Bởi vì công ty của bạn thay đổi hàng ngày và bạn cũng cần phải biết cơ hội nào đang mở ra với bạn. Khi bạn biết được bạn nên lựa chọn cái gì, hãy tập trung vào lựa chọn đó để có thể tiến xa trên con đường sự nghiệp.
Tôi có thể hiểu vấn đề này rõ hơn được không?
Khi bạn đang thực hiện một dự án với nhiều hạng mục hoặc có nhiều điều mới mẻ, bạn phải chắc chắn rằng mình hiểu rõ về dự án. Nếu bạn có bất cứ một thắc mắc nào về dự án, hãy mạnh dạn hỏi ý kiến sếp để có thể làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, khi hỏi sếp, bạn cũng nên khéo léo đặt câu hỏi vì nếu bạn không khéo léo thì sếp sẽ hiểu lầm là bạn không có năng lực. Trong trường hợp này, bạn nên đưa ra câu hỏi trên dành cho sếp.
Tôi có thể làm gì để giúp ông/bà?
Câu hỏi đơn giản này rất quan trọng nhưng hầu hết nhân viên đều quên không hỏi sếp. Cho dù là bạn không thể giúp đỡ được sếp nhưng sếp vẫn ghi nhận sự nhiệt tình của bạn. Sếp sẽ cảm thấy rất hài lòng vì bạn, nếu sếp biết được rằng bạn luôn mong muốn sếp thành công, sếp sẽ đặc biệt quan tâm đến bạn.
Ưu tiên quan trọng nhất chúng ta cần phải tập trung lúc này là gì?
Đa số nhân viên thường ngại không hỏi câu hỏi này vì họ sợ rằng họ không đủ khả năng và năng lực để làm những điều đó. Tuy nhiên, trên thực tế, câu hỏi này cho thấy trách nhiệm và mục tiêu của bạn.
Tôi có thể đảm nhận nhiệm vụ này không?
Sếp cũng là con người, họ cũng có những lo lắng và không có thời gian để vạch ra tương lai cho bạn. Do vậy, tốt nhất bạn không nên thụ động chờ đợi sếp mang cơ hội đến cho mình, thay vào đó, hãy tự tìm kiếm cơ hội để chứng tỏ kỹ năng lãnh đạo và sáng tạo của bạn bằng cách đưa ra câu hỏi này với sếp. Ngay từ bây giờ, hãy tìm cách tích luỹ kinh nghiệm và rèn luyện những kỹ năng mà bạn còn thiếu.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Tuyển dụng Nha Trang | Tìm việc làm Online tại nhà | Tuyển tài xế
Nguồn: Theo VietNamNet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này