Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 26,792
Trong hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp hay gọi chung là Marketing, vị trí Account Marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, tại các công ty agency thì vị trí này lại càng cần thiết, giúp doanh nghiệp kết nối và tương tác với khách hàng. Vậy Account trong Marketing là hoạt động gì? Công việc của Account Marketing là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về cẩm nang nghề nghiệp Account Marketing trong bài viết sau đây!
Account là một cụm từ mang nhiều ý nghĩa và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực chuyên biệt khác nhau. Hiện nay, trên thị trường việc làm, nghề Account rất phổ biến và được nhiều công ty, doanh nghiệp trọng dụng. Trong hoạt động Marketing, Account đóng vai trò là người trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng, làm việc trực tiếp với khách hàng. Hay nói cách khác, Account chính là người giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp cho doanh nghiệp với khách hàng.
Account Marketing là một vị trí đa nhiệm
Cụ thể, Account sẽ tiếp nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng và truyền đạt lại cho công ty, phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện các chiến dịch quảng bá, tiếp thị cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh. Ngoài ra trong suốt chiến dịch, Account cũng thường xuyên tương tác, trao đổi với khách hàng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp.
Nghề Account Marketing được chia thành 2 vị trí đó là Account Executive (nhân viên quản lý quan hệ khách hàng) và Account Manager (quản trị việc quản lý quan hệ khách hàng).
● Account Executive: Vị trí này đảm nhận công việc tương tự như những chuyên viên kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo, sự kiện, thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng.
● Account Manager: Vị trí quản lý Account (quản trị việc quản lý quan hệ khách hàng) trong các dịch vụ liên quan đến truyền thông và quảng cáo sự kiện.
Các vị trí Account trong Marketing
Về cơ bản, một Account Marketing sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây:
Account Marketing thường làm việc cho các công ty agency. Vì vậy, nhiệm vụ của Account là luôn đảm bảo sao cho dự án mang lại lợi nhuận, doanh thu cho công ty từ nguồn khách hàng mà họ đã tìm kiếm.
Ngoài ra, Account Marketing còn chăm sóc và cung cấp dịch vụ để khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng về công ty. Điều này sẽ góp phần hỗ trợ việc ổn định nguồn khách hàng, giúp công ty tạo ra doanh thu cố định và có thể tăng dần trong tương lai.
Cụ thể, Account Marketing sẽ thực hiện phân tích, đánh giá, dự báo những xu thế phát triển của ngành. Từ đó lên chiến lược Marketing cho các bộ phận có liên quan và theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng để phòng ngừa các trường hợp rủi ro có thể xảy ra.
Công việc của các Account trong bộ phận Marketing
Trong quá trình trao đổi, tương tác với khách không chỉ có riêng bộ phận Account Marketing thực hiện mà còn có sự hỗ trợ của các bộ phận liên quan khác. Chính vì vậy mà các Account có nhiệm vụ chia sẻ, cung cấp thông tin cần thiết cho các bộ phận để thực hiện dự án.
Account Marketing là người theo xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án, làm việc trực tiếp với những người lên kế hoạch, ý tưởng,... hoặc các đối tác ngoài công ty để thực hiện chiến dịch quảng cáo và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nhiệm vụ của các chuyên viên Account Marketing là luôn phải đảm bảo đem lại tối đa lợi nhuận cho công ty. Để thực hiện được điều này thì trong suốt quá trình thực hiện dự án, họ phải biết sắp xếp, giảm thiểu chi phí phát sinh, nhất là những chi phí đến từ phía khách hàng. Các khoản phí này cần được cân nhắc kỹ lưỡng và ghi chép đầy đủ, rõ ràng trước khi quyết định chi để có những đánh giá phù hợp.
Account là một mắt xích vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Họ là người đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và doanh nghiệp, mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất. Chính vì vậy vị trí này đòi hỏi khá nhiều kỹ năng, tiêu biểu như:
Việc nắm vững chuyên môn, kiến thức trong lĩnh vực mà mình theo đuổi là vô cùng cần thiết và quan trọng. Là một Account Marketing, bạn phải có chuyên môn nhất định về tổ chức sự kiện (nếu làm việc trong công ty liên quan đến tổ chức sự kiện) để tư vấn những giải pháp tốt và khả thi nhất cho khách hàng và công ty.
Bên cạnh đó, vì đặc thù của ngành Marketing là luôn cập nhật xu hướng, do đó bạn phải luôn nắm bắt nhanh chóng những xu thế thị trường. Điều này sẽ tạo lợi thế cho các Account trong quá trình tương tác với khách hàng, từ đó có thể đàm phán và thuyết phục khách hàng dễ dàng hơn.
Cập nhật xu hướng trong lĩnh vực Marketing
Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ Account Marketing nào. Bởi bạn sẽ phải làm việc và tương tác với rất nhiều đối tượng như: khách hàng, đồng nghiệp, đối tác với độ tuổi cũng như tính cách khác nhau. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn trao đổi thông tin nhanh chóng, suôn sẻ, hiệu quả, nâng cao hiệu suất công việc và góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án.
Có khả năng giao tiếp tốt để làm việc với khách hàng, đối tác
Account Marketing cũng sẽ đảm nhận các công việc như: giám sát ngân sách thực hiện các dự án của khách hàng, soạn thảo báo cáo theo dõi tiến độ, cập nhật các chỉ số đo lường chiến dịch, sử dụng các công cụ nghiên cứu tracking để làm thống kê và báo cáo,... Do đó mà vị trí này cũng yêu cầu bạn có kỹ năng hoạch định tài chính để có thể hoàn thành tốt những công việc kể trên.
Có kỹ năng hoạch định tài chính để đo lường hiệu quả chiến dịch
Công việc của Account Marketing phải đảm nhận khá nhiều. Ngoài công việc chính là kết nối với khách hàng và công ty Agency thì Account còn thực hiện một số nhiệm vụ khác như: lên kế hoạch thực hiện dự án, giám sát dự án, theo dõi ngân sách, báo cáo tiến độ dự án,... Để có thể kiểm soát được lượng công việc này thì Account phải sắp xếp và bố trí thời gian hợp lý. Việc quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn kiểm soát được deadline và hiệu suất công việc cũng được cải thiện đáng kể.
Đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với các Account Marketing. Bởi Account không chỉ làm việc độc lập mà còn phải phối hợp với team cũng như các bộ phận phòng ban liên quan khác để tạo nên một chiến dịch hiệu quả và thành công. Nếu thiếu đi kỹ năng làm việc nhóm thì khả năng bất hòa trong team cũng dễ xảy ra, gây khó khăn trong quá trình làm việc và ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
Những công việc liên quan đến truyền thông, Marketing,... thì chắc chắn không thể nào thiếu yếu tố sáng tạo. Mỗi chiến dịch, dự án hay kế hoạch được đề xuất đều đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo trong các ý tưởng, mang lại tính đột phá và hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, trong hoạt động Marketing, Account còn có thể tham gia vào quá trình brainstorm, đề xuất ý tưởng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy mà sự sáng tạo là yếu tố rất cần thiết đối với các Account Marketing trong quá trình làm việc.
Công việc của Account Marketing thường xuyên trao đổi với khách hàng và không ngoại trừ khả năng làm việc với đối tác nước ngoài. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, hội nhập như hiện nay, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, việc trang bị kỹ năng ngoại ngữ là vô cùng cần thiết giúp Account thuận tiện trong việc trao đổi, tương tác với khách hàng, gia tăng khả năng “chốt” hợp đồng thành công.
Khả năng ngoại ngữ tốt giúp Account tăng cơ hội “chốt đơn” với khách hàng thành công
Account Marketing có lộ trình thăng tiến rất rõ ràng trên con đường sự nghiệp. Cụ thể là 3 cấp độ cơ bản như sau:
Đây được xem là vị trí khởi đầu trong nghề Account Marketing. Vị trí này không yêu cầu quá nhiều về kinh nghiệm nhưng cần nắm vững kiến thức chuyên môn để làm nền tảng cho sau này. Account Executive phù hợp với những sinh viên mới ra trường hay những người mới vào nghề.
Công việc của Account Management sẽ bao gồm những công việc của Account Executive, tuy nhiên sẽ thiên về mặt quản lý nhiều hơn. Sau khoảng 2 - 3 năm làm việc ở vị trí Account Executive, tích lũy thêm nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết cũng như đạt được những thành tựu nhất định thì khả năng thăng tiến lên cấp bậc quản lý là điều tất yếu.
Các cấp bậc thăng tiến của Account trong Marketing
Nếu bạn thực sự có năng lực thì sau khoảng 5 - 6 năm làm việc tại vị trí Account Management sẽ tiếp tục được thăng tiến lên vị trí Account Director. Ở vị trí này, công việc chủ yếu mà bạn sẽ đảm nhiệm là xây dựng mối quan hệ với các đối tác lớn, gợi ý định hướng chiến lược cho khách hàng, giải quyết những vấn đề, sự cố (nếu có), đồng thời quản lý chung các cấp thấp hơn, bao gồm Account Executive và Account Management.
Những năm trở lại đây, vị trí Account Marketing ngày càng được coi trọng và quan tâm trên thị trường việc làm. Vị trí này đóng vai trò rất quan trọng trong bộ phận Marketing nên cơ hội nghề nghiệp cũng vô cùng rộng mở.
Account Marketing có thể làm việc trực tiếp tại các phòng ban Marketing của các doanh nghiệp, công ty quảng cáo, truyền thông hoặc các agency,... Trên các website tuyển dụng ở Việt Nam, việc làm Account Marketing được đăng tuyển rất nhiều với mức lương vô cùng hấp dẫn. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng hay suy nghĩ quá nhiều về cơ hội nghề nghiệp đối với vị trí này. Chỉ cần bạn có niềm đam mê, thực sự nghiêm túc và có sự đầu tư, học hỏi, trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn thì sẽ nhanh chóng tìm được việc làm với mức lương cao trong lĩnh vực Marketing nói chung.
Nhu cầu tuyển dụng Account Marketing ngày càng gia tăng, kéo theo đó là mức thu nhập đối với vị trí này cũng ngày càng cạnh tranh trên thị trường. Tùy vào từng vị trí Account trong Marketing mà mức lương cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
● Account Executive: Mức lương trung bình khoảng 7 – 12 triệu đồng/tháng.
● Account Manager: Mức lương trung bình cho vị trí này dao động từ 24 – 35 triệu đồng/tháng.
● Account Director: Mức lương trung bình cho vị trí này có thể lên đến 45 – 65 triệu đồng/tháng.
Trên đây là những thông tin kiến thức cơ bản về nghề Account Marketing. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về vị trí Account trong Marketing. Có thể nói đây là một ngành nghề đòi hỏi bạn phải linh hoạt trong giao tiếp, vừa phải “chiều lòng” khách hàng, vừa phải cư xử khéo léo với các đồng nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự đam mê và theo đuổi nghề thì cơ hội thăng tiến sẽ rất cao.
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này