Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 26,326
Actuary là một ngành có tiềm năng phát triển tốt trong những năm gần đây. Vậy Actuary là gì? Công việc chính của nhà thẩm định rủi ro là gì? Yêu cầu những kỹ năng gì? Tìm hiểu chi tiết hơn về việc làm Actuary trong bài viết sau đây của CareerViet .
Actuary với nghĩa tiếng Việt là thẩm định rủi ro, đây là một công việc quan trọng trong ngành tài chính, bảo hiểm. Người thẩm định rủi ro sẽ tính toán, phân tích và giải quyết các vấn đề tài chính, kinh tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong tương lai.
Actuary cũng là một nghề có đa dạng hình thức đào tạo theo từng quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các quy trình đào tạo đều tập trung vào việc học tập và kiểm tra nghiêm ngặt. Tại Việt Nam, đa phần người thẩm định rủi ro viên được đào tạo từ ngành tài chính - ngân hàng.
Thẩm định rủi ro đây là một vị trí quan trọng của các doanh nghiệp
Chuyên gia thẩm định rủi ro dựa trên phương pháp tính xác suất thống kê trong toán học và một số kiến thức tài chính - kinh tế để xác định rủi ro và đưa ra phương án giải quyết. Do đó, các Actuary thường làm việc tại các công ty bảo hiểm, ngân hàng, tổ chức đầu tư hoặc làm việc cho một cá nhân. Trách nhiệm của họ là xác định rủi ro, lợi nhuận trong những kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp. Mỗi đề xuất của chuyên gia thẩm định rủi ro sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp nên cần cẩn trọng.
Trong lĩnh vực bảo hiểm các thì các nhà thẩm định rủi ro sẽ vận dụng kiến thức và kinh nghiệm để xác định chi phí bảo hiểm của các gói bảo hiểm. Tùy vào loại bảo hiểm mà họ sẽ suy xét đến các yếu tố thiên tai, bệnh, tai nạn,... ảnh hưởng hợp đồng. Từ đó, tiến hành ước tính chi phí phải chi cho các hợp đồng bảo hiểm của các các nhân hoặc doanh nghiệp.
Ngoài việc tính toán các chi phí có thể phát sinh trong hợp đồng bảo hiểm thì họ còn chịu trách nhiệm về những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi hoạt động. Họ cần phải tính toán xem những bất lợi về tài chính và đưa ra giải pháp tối ưu cho vấn đề đó. Khi hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm thì Actuary cần phải tính toán sao cho đảm bảo quyền lợi của chủ hợp đồng và doanh nghiệp.
Trách nhiệm của một nhà thẩm định rủi ro
Actuary là công việc tiếp xúc nhiều với con số, ứng dụng được ở nhiều môi trường làm việc khác nhau. Các việc cần làm của nhà thẩm định rủi ro sẽ tùy vào quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động mà có sự thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản là gồm các công việc sau:
● Người thẩm định rủi ro tại các doanh nghiệp sẽ phụ trách xây dựng chính sách quản lý rủi ro dựa vào chiến lượng doanh nghiệp đề xuất.
● Actuary tại các doanh nghiệp cần thực hiện đo lường, kiểm soát rủi ro. Đồng thời phụ trách việc thanh khoản, thanh toán của doanh nghiệp. Nhằm đưa ra những báo cáo, đánh giá phù hợp cho các bộ phận liên quan và ban lãnh đạo.
● Tổng hợp hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp, để cùng các bên liên quan xây dựng chỉ số hạn mức rủi ro cho các hoạt động đó.
● Bên cạnh việc đề xuất hạn mức rủi ro thì Actuary còn chịu trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh để đảm bảo tuân thủ đúng những gì đã phê duyệt.
● Phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để xây dựng và cập nhật chính sách, quy định, quy trình,...liên quan đến hoạt động của công ty, tổ chức.
● Nhằm đảm bảo tính chặt chẽ phù hợp với công việc và đúng pháp luật.
● Luôn luôn cập nhật, nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế và quy định về quản lý rủi ro của nước đang làm việc. Nhằm đảm bảo hệ thống quản lý rủi ro của doanh nghiệp bắt kịp sự phát triển của thời đại.
Chuyên viên thẩm định rủi ro cần phân tích, đánh giá và đưa ra phương án
Để trở thành một chuyên viên thẩm định rủi ro thì kiến thức về tài chính và kinh doanh là không thể thiểu. Không chỉ biết về những kiến thức này mà bạn cần phải hiểu rõ và ứng dụng được trong công việc. Actuary cần áp dụng những hiểu biết về kinh doanh và tài chính để tư vấn, đề ra các hạn mức rủi ro cho doanh nghiệp. Từ đó giúp giảm thiểu các vấn đề về tài chính và tối đa hóa lợi nhuận cho người đầu tư, doanh nghiệp.
Một chuyên viên giám định rủi ro thì cần phải tiến hành phân tích những dữ liệu phức tạp, tính toán để đưa ra giải pháp xử lý vấn đề tối ưu nhất. Qua đó giúp doanh nghiệp loại bỏ các vấn đề xấu phát sinh trong quá trình thực hiện và giảm thiểu chi phí. Vì thế, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề cũng vô cùng quan trọng đối với Actuary.
Cần có kiến thức về kinh tế - tài chính và kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề tốt
Công việc của Actuary là kiểm tra, đánh giá và đưa ra đề xuất để hạn chế rủi ro. Vì vậy, lượng thông tin cần tiếp nhận là vô cùng lớn, sự chính xác khá mơ hồ. Để cách xử lý, tính toán và lập kế hoạch một cách hiệu quả thì Actuary cần có tư duy phản biện. Kỹ năng này sẽ giúp bạn loại bỏ được những thông tin không có ích, không liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Từ đó, những gì còn sót lại sau quá trình chắt lọc sẽ dẫn đến kết quả tối ưu nhất.
Đặc thù công việc của Actuary là phân tích, đánh giá và ứng dụng các thuật toán khoa học để xác định mức rủi ro trong đầu tư, kinh doanh. Do đó, kỹ năng tính toán là điều không thể thiếu của một Actuary. Bạn có thể hoàn thiện kỹ năng tính toán trong quá trình học tập.
Các chuyên gia giám định rủi ro cần phải làm việc với nhiều bộ phận trong công ty và cả đối tác nên kỹ năng giao tiếp tốt là một điều bắt buộc trong công việc này. Kỹ năng này giúp đảm bảo nắm bắt được đầy đủ các thông tin được truyền đạt và xử lý chúng hiệu quả.
Đồng thời, khả năng giao tiếp tốt thì sẽ giúp bạn truyền đạt các báo cáo, đánh giá cụ thể hơn. Với đối tượng khác nhau thì Actuary cần có cách trình bày phù hợp để họ nắm bắt thông tin một cách cụ thể và chính xác nhất.
Kỹ năng giao tiếp - giao tiếp có vai trò quan trong khi làm việc
Yêu cầu về chuyên môn của nhà tuyển dụng đối với ứng viên Actuary:
● Với tính chất công việc của Actuary thì để ứng tuyển bạn cần có bằng cử nhân đại học các ngành tài chính, kinh tế,... nếu có bằng thạc sĩ thì sẽ có ưu thế hơn.
● Theo xu thế của các doanh nghiệp hiện nay thì ngoài bằng đại học thì các chứng chỉ liên quan đến ngành như CFA, ACCA, CPA,... cũng rất quan trọng. Nếu muốn trở thành trưởng phòng, giám đốc,... thì các chứng chỉ là điều cần thiết.
● Để có thể tiến xa hơn trên con đường giám định rủi ro tại các doanh nghiệp thì bạn cần phải trau dồi, học hỏi thêm các kiến thức mới trong lĩnh vực.
● Ngoại ngữ cũng là yếu tố cần có để phục vụ cho quá trình công tác. Bởi sẽ có những thông tin nước ngoài cần tham khảo và gặp gỡ với đối tác từ nhiều nước. Các ứng viên cần trang bị cho mình một vốn ngoại ngữ tốt. Để thuận tiện cho công việc thì tiếng Anh là sự lựa chọn phù hợp nhất.
>>> Tham khảo thêm: Trọn bộ cẩm nang nghề nghiệp giám đốc tài chính đầy đủ nhất
Để có thể thành công ở vị trí Actuary thì bạn cần phải có kiến thức liên quan đến tài chính và trang bị đầy đủ các kỹ năng như sau:
● Cần có kỹ năng giao tiếp trình bày ý tưởng và thuyết phục đối tác, ban lãnh đạo của doanh nghiệp.
● Kỹ năng ra quyết định và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.
● Nắm được phương pháp lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả.
● Chịu được cường độ công việc cao và khối lượng công việc lớn.
● Cần có kỹ năng lãnh đạo để bố trí công việc một cách hiệu quả.
Yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng của nhà tuyển dụng
Actuary hoạt động trong nhiều lĩnh vực, nhu cầu tuyển dụng tăng lên theo từng năm. Do đó, khi bạn có đầy đủ kiến thức, kỹ năng thì hoàn toàn có thể tìm được công việc ổn định. Bạn có thể tham khảo việc làm Actuary trong các lĩnh vực như: Bảo hiểm, tài chính, cơ quan chính phủ hoặc trở thành một nhà tư vấn chuyên nghiệp.
Mức lương của Actuary nằm trong khoảng 6 - 12 triệu đồng/tháng. Với những bạn có kinh nghiệm và thành thạo nhiều kỹ năng thì mức lương có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, khi làm việc tại các doanh nghiệp thì Actuary còn có thêm khoản phụ cấp. Vì vậy thu nhập thực tế sẽ chênh lệch so với mức lương được tổng hợp từ các trang thống kê lương theo ngành.
Cơ hội nghề nghiệp của các Actuary
Bước đầu tiên trên con đường trở thành Actuary chuyên nghiệp là làm thực tập sinh tại một doanh nghiệp. Tại đây, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều công việc giúp dễ dàng nắm bắt cách vận hành của ngành. Đồng thời sẽ được học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế khi làm việc từ người hướng dẫn.
Sau khi tốt nghiệp thì bắt đầu ứng tuyển vào vị trí nhân viên Actuary tại một công ty. Trong quá trình làm việc, các Actuary sẽ chuẩn bị thi để lấy chứng chỉ của các Hiệp hội và có thể hành nghề.
Sau khi có được các chứng chỉ hành nghề chuyên môn thì đã có thể hành nghề với tư cách chuyên gia Actuary. Bạn có thể lựa chọn một công ty về tài chính, đầu tư, bảo hiểm,...để làm việc hoặc trở thành một nhà giám định tự do.
Sau một thời gian làm việc với vai trò chuyên viên thì các Actuary hoàn toàn có thể thắng tiến các vị trí cao cấp trong doanh nghiệp. Các chức vụ thường thấy như: Giám đốc Tài chính, CEO,…
Cơ hội thăng tiến khi trở thành Actuary
Actuary là nghề có nhiều không gian phát triển trong tương lai với mức thu nhập khá cao. Vì thế, nếu cảm thấy yêu thích và phù hợp với nghề thì bạn hãy bắt đầu trang bị các kỹ năng, bằng cấp cần thiết ngay từ bây giờ nhé! Hy vọng, thông qua bài viết này của CareerViet bạn sẽ hiểu hơn về công việc của một nhà giám định rủi ro.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này