Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 22,597
Khi đã mất “lòng tin” thì rất khó có thể lấy lại, đặc biệt là trong môi trường công sở. Để mất lòng tin đồng nghĩa với sự đề phòng, dò xét và nghi nghờ lẫn nhau. Điều này là nguyên nhân khiến những bất đồng khó có thể dung hòa.
Chuyên gia tâm lý nghề nghiệp Mary Benz nói: “ Khi bạn tin tưởng ai đó nghĩa là bạn đặt hoàn toàn niềm tin vào người đó và ngược lại. Sự tin tưởng giúp mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Niềm tin đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy các mối quan hệ phát triển không chỉ trong đời sống thường nhật mà còn trong công việc. Niềm tin ấy được thể hiện qua mối quan hệ giữa các nhân viên, qua mối quan hệ giữa doanh nghiệp, khách hàng và được kết quả hóa bằng chính sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng niềm tin nơi công sở là vô cùng cần thiết. Nếu một khi đã “sẩy tay” đánh mất, hãy tin tưởng rằng bạn vẫn có thể xây dựng lại bằng các cách sau”.
Sẵn sàng chịu trách nhiệm
Sẵn sàng chấp nhận và chịu trách nhiệm trước những việc mình đã làm là cách tốt nhất giúp dân công sở lấy lại lòng tin của đồng nghiệp(hoặc của sếp). “ Chấp nhận thực tế là bạn đã sai, bạn đã nhầm hoặc bạn đã cố ý “hạ bệ” người khác là một cách làm tích cực. Nhận lỗi không có nghĩa là bạn đã tự tay chấm hết mọi thứ mà là cho mọi người thấy bạn là một người làm việc đầy trách nhiệm và luôn sẵn sàng sửa chữa. Đừng bao giờ chờ đợi ai đó nói cho bạn rằng bạn nên làm gì hoặc chờ đợi cho đến khi ban quản lý “sờ gáy” bạn mới đứng ra chịu trách nhiệm. Điều này chỉ là mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.” Mary chia sẻ.
Tìm cách xin lỗi
Viết thư xin lỗi cũng là một cách giúp bạn lấy lại niềm tin của người khác sau khi đã phạm sai lầm. Tuy nhiên, lá thư xin lỗi cần kèm theo lời đảm bảo không bao giờ tái phạm lại trong tương lai. Nếu có thể yêu cầu một cuộc gặp gỡ với người quản lý hoặc người bị hại về lý do vì sao bạn phạm lỗi và mong đợi sự tha thứ của người ấy thì quá tốt.
Yêu cầu giúp đỡ hoặc xin lời khuyên từ “tiền bối”
Nếu sự mất niềm tin xuất phát từ chất lượng công việc yếu, kém của bạn thì yều cầu giúp đỡ từ các “tiền bối” nhiều kinh nghiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Thành thật với “tiền bối” về những yếu, kém cũng như thiếu xót của mình trong công việc không có nghĩa là bạn hạ thấp bản thân mà là bạn đang có cái nhìn thực tế và muốn cầu tiến. Hãy vạch định rõ ràng rằng: mục tiêu của bạn là gì? Đến lúc đó bạn sẽ biết bạn cần làm gì để đạt được mục tiêu ấy.
Làm việc nhóm
Làm việc nhóm chính là cơ hội để bạn thể hiện bản thân cũng như tranh thủ lấy lại niềm tin đã đánh mất. Bởi, làm việc nhóm cần rất nhiều tinh thần đồng đội cũng như sự chuyện nghiệp cùng trách nhiệm cao với công việc. Mà một trong số đó là điều bạn đã mất đi. Hãy tận dụng cơ hội làm việc nhóm để thể hiện bản thân, chứng minh cho mọi người thấy bạn là người có năng lực và cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra.
Hoàn thành mục tiêu dự kiến
Khi bạn không hoàn thành mục tiêu mặc dù đã cố gắng có thể bạn sẽ nhận được sự tha thứ của tổ chức, tuy nhiên điều đó sẽ không bền lâu. Thực tế, ban quản lý luôn lấy chỉ số kết quả công việc làm thước đo năng lực của nhân viên. Vì vậy, nếu chỉ số của bạn kém bạn sẽ đánh mất lòng tin nơi họ. Cách tốt nhất để “mua lại” danh tiếng cho chính mình là hoàn thành mục tiêu đã đề ra, cố gắng hết mình thậm chí là nhờ đến sự giúp đỡ của người khác (nếu cần).
Đề cao tinh thần làm việc
Không sao lãng công việc, không thường xuyên “trốn việc”, không lười biếng, không nghỉ “dài hơi”, không kêu ca than phiền và đặc biệt là không vô tổ chức. Thực hiện tốt chiến dịch “sáu không”, bạn sẽ có một tinh thần làm việc tốt nhất từ trước tới giờ. Đó sẽ là sự thay đổi ngoạn mục với những người xung quanh và đặc biệt là với chính bạn. Không có cách làm nào tốt hơn để lấy lại lòng tin của người khác bằng cách sửa chữa và thay đổi những khiếm khuyết của bản thân.
Nguồn: Theo Dân Trí
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này