Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 32,964
Kênh phân phối là khái niệm quen thuộc và thường thấy trong lĩnh vực marketing. Đây là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Thông qua bài viết hôm nay, CareerViet sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về định nghĩa kênh phân phối là gì cũng như tổng hợp các kênh phân phối phổ biến hiện nay. Khám phá ngay.
Kênh phân phối là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm khi tìm hiểu về lĩnh vực marketing. Trên thực tế, kênh phân phối được biết đến là hình thức trung gian có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phân bổ những dịch vụ, sản phẩm ra bên ngoài thị trường nhằm mục đích đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay tệp khách hàng tiềm năng cuối cùng. Đây cũng được xem là cầu nối giúp tạo ra sự liên kết giữa nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Thông qua các kênh phân phối, chuỗi cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được lưu thông một cách liên tục và liền mạch.
Xem thêm: Chuyên viên marketing là ai? Điều kiện ứng tuyển là gì
Kênh phân phối là hình thức trung gian hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phân bổ sản phẩm (Nguồn: Internet)
Bên cạnh tìm hiểu về khái niệm kênh phân phối là gì, nhiều người cũng quan tâm đến ý nghĩa của các kênh phân phối đối với khách hàng và doanh nghiệp.
Các kênh phân phối có tác dụng rất lớn đối với các doanh nghiệp chuyên về mảng kinh doanh. Đây sẽ là công cụ giúp công ty, tổ chức bao phủ thị trường, tăng cường độ nhận diện của thương hiệu và gia tăng sức ảnh hưởng của dịch vụ, sản phẩm trong tâm trí của khách hàng. Kênh phân phối cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của của doanh nghiệp và là một phần không thể thiếu quyết định sự thành công của các chiến lược marketing hay chiến lược thương hiệu.
Đối với người tiêu dùng, các kênh phân phối đóng vai trò giống như “cổng kết nối” để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với sản phẩm một cách tiện lợi hơn. Từ đó, việc lựa chọn chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng sẽ diễn ra một cách thuận lợi. Điều này giúp cho việc mua sắm hàng hóa của khách hàng trở nên nhanh chóng, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị.
Xem thêm: Content Marketing là gì? Tầm quan trọng của Marketing trong doanh nghiệp
Kênh phân phối là công cụ giúp công ty, tổ chức bao phủ thị trường, tăng cường độ nhận diện của thương hiệu (Nguồn: Internet)
Kênh phân phối trực tiếp được chia thành 2 loại là kênh truyền thống và kênh hiện đại.
Kênh phân phối trực tiếp truyền thống được biết đến là kiểu phân phối sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng mà không cần thông qua bất kỳ kênh trung gian nào. Mô hình phân phối này khá phổ biến đối với những hộ kinh doanh quy mô nhỏ như cửa hàng ăn uống, tiệm bánh, hàng ăn uống,... Kênh phân phối trực tiếp không chỉ hỗ trợ công việc bán hàng mà còn là một phần trong chiến lược marketing, giúp tăng cường độ nhận diện của hộ kinh doanh trong tâm trí khách hàng.
Nhờ vào sự phát triển “chóng mặt” của các sàn thương mại điện tử và kênh online, chuỗi các kênh phân phối trực tiếp hiện đại thông qua nền tảng internet, bao gồm các platform như: Facebook, website,... đã được cho ra đời. Chi phí vận chuyển hàng hóa cũng như duy trì những kênh phân phối hiện đại thường ở mức thấp hơn khá nhiều so với kênh truyền thống. Ngoài ra, bằng việc sử dụng các kênh hiện đại như vậy thì việc tiếp cận với khách hàng mới cũng dễ dàng hơn. Vì vậy, không chỉ các doanh nghiệp lớn mà hiện nay, nhiều công ty sản xuất nhỏ lẻ cũng đã áp dụng kênh phân phối này trong kinh doanh.
Những doanh nghiệp lớn tiêu biểu như chuỗi cửa hàng Vinamilk hay TH Truemart hiện nay cũng đã áp dụng hình thức phân phối sản phẩm thông qua kênh phân phối trực tiếp hiện đại bằng cách mở các store online chính hãng trên các nền tảng mua sắm trực tuyến uy tín như Shopee hay Lazada.
Xem thêm: Làm thế nào để trở thành một digital marketing chuyên nghiệp
Kênh phân phối trực tiếp là kiểu phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không cần thông qua kênh trung gian nào (Nguồn: Internet)
Kênh phân phối gián tiếp được định nghĩa là các kênh cần ít nhất một bên trung gian như nhà bán lẻ, đại lý ký gửi,...thì mới có thể phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Kênh phân phối gián tiếp bao gồm có 3 cấp độ khác nhau, đó là:
Đa số những doanh nghiệp trên thị trường hiện này đều ưa chuộng sử dụng kiểu phân phối này trong việc kinh doanh. Nguyên nhân là vì cơ chế tự vận hành cũng như phát triển hệ thống kinh doanh trực tiếp thường tốn nhiều chi phí lớn hơn so với hình thức phân phối thông qua các kênh bán lẻ đã có sẵn độ phủ sóng trên thị trường và lưu lượng khách hàng ổn định.
Kênh phân phối đa cấp là dạng phân phối mà trong đó người tiêu dùng đóng vai trò như một cấp phân phối sản phẩm đến cho người tiêu dùng tiếp theo. Điểm cộng lớn nhất của kiểu phân phối này là hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho quá trình vận hành hệ thống một cách tối đa.
Kênh phân phối đa cấp là dạng phân phối mà trong đó người tiêu dùng đóng vai trò như một cấp phân phối sản phẩm (Nguồn: internet)
Xem thêm:
Nhân viên kinh doanh là ai? Mô tả công việc chi tiết
Affiliate marketing có nghĩa trong tiếng Việt là tiếp thị liên kết. Đây là mô hình phân phối mà thông qua đó, các nhà sản xuất có thể đặt dịch vụ, sản phẩm của mình tại facebook, website, instagram, tiktok,… trên các trang, bài viết của cộng tác viên. Khi người tiêu dùng thực hiện hành động click vào link mua hàng hay đăng ký dịch vụ thì cộng tác viên sẽ nhận được tiền hoa hồng từ những cú click đó.
Xem thêm: Cộng tác viên (CTV) là gì? Những kỹ năng cần có của CTV
Chức năng của kênh phân phối trong marketing cũng là một trong những thông tin nhận được nhiều sự quan tâm. Thực tế, vai trò to lớn mà các kênh phân phối mang lại cho chiến lược quảng bá của doanh nghiệp đó là:
Kênh phân phối giúp phát huy hết năng lực của các chiến lược marketing nhờ vào sự đa dạng và đa nền tảng (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Promotion là gì? Ý nghĩa và 8 yếu tố triển khai chiến dịch Promotion
Cấu trúc kênh phân phối phù hợp và đúng đắn có sự ảnh hưởng một cách tích cực đến doanh nghiệp, giúp công ty, tổ chức có được chỗ đứng, vị trí vững chắc hơn trên thị trường cũng như giúp nhà sản xuất am hiểu sâu sắc về nhu cầu của khách hàng để thông qua đó, đưa ra nhiều chiến lược marketing xuất sắc trong tương lai.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp không thận trọng trong việc lựa chọn kênh phân phối thì rất có thể điều này sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”, khiến công việc kinh doanh của nhà sản xuất gặp nhiều rủi ro, không đạt được kết quả như mong đợi.
Để sử dụng kênh phân phối một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần biết cách quản trị kênh phân phối. Dưới đây là các bước phát triển kênh phân phối hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Để xây dựng kênh phân phối đạt hiệu quả thì bước xác định thị trường và khách hàng mục tiêu cần được chú trọng hàng đầu. Khi xác định được hai yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong quá trình lên kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp nhất.
Nhà phân phối đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình hình thành và xây dựng kênh phân phối. Do vậy, những Marketer nên liệt kê danh sách các nhà phân phối uy tín và chất lượng trước khi đến bước tiếp cận với các kênh phân phối.
Doanh nghiệp sẽ tiến hành đàm phán và thương lượng với các kênh phân phối sau khi đã hoàn thành hai bước bên trên. Nội dung của cuộc trao đổi chủ yếu xoay quanh đến dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Xem thêm: Sale Marketing Là Gì? Mô Tả Công Việc Sale Marketing Chi Tiết Nhất
Doanh nghiệp sẽ tiến hành đàm phán với các kênh phân phối về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp (Nguồn: Internet)
Doanh nghiệp sẽ lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất trong số các kênh đã đàm phán trước đó để hợp tác. Sau đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết các văn bản thỏa thuận mang tính pháp lý. Trong văn bản sẽ thể hiện một cách đầy đủ những quyền hạn cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên.
Tổng hợp và đánh giá các quyết định là bước cần có trước khi hoàn tất xây dựng kênh phân phối. Bởi điều này giúp doanh nghiệp kịp thời đề ra những giải pháp tối ưu nhất để cải thiện các vấn đề còn thiếu sót.
Sau khi đã hoàn thành các bước xây dựng và quản trị kênh phân phối, doanh nghiệp chỉ cần tập trung phát triển và kiểm soát kênh. Mục đích cuối cùng là để đẩy mạnh kênh phân phối, giúp sản phẩm/dịch vụ được tiếp cận nhanh chóng với người tiêu dùng hơn.
Kiểm soát và phát triển kênh phân phối giúp sản phẩm được tiếp cận nhanh chóng với người tiêu dùng hơn (Nguồn: Internet)
Marketing là một trong những ngành nghề có sức hút trên thị trường việc làm hiện nay. Hầu hết các cơ sở kinh doanh đều cần đến vị trí này trong bộ máy của công ty nên cơ hội việc làm của ngành nghề này vô cùng rộng mở. Nếu bạn có đam mê ở lĩnh vực này và muốn kiếm một công việc liên quan đến marketing thì hãy nhanh tay truy cập CareerViet - trang web uy tín với hàng ngàn công việc với nhiều vị trí từ thực tập sinh đến giám đốc trên toàn quốc để lựa chọn ngành nghề thích hợp. Ngoài ra, CareerViet cũng cung cấp rất nhiều tiện ích như giúp bạn tham khảo lộ trình nghề nghiệp của bản thân với CareerMap hay tạo CV chuyên nghiệp chỉ với 3 bước tại CVHay.
Trên đây là các thông tin xoay quanh kênh phân phối là gì cũng như những kênh phân phối được ứng dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hay ho để đánh giá, xem xét lựa chọn được mô hình phân phối phù hợp với doanh nghiệp. Đừng quên truy cập CareerViet để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như tìm kiếm các tin tuyển dụng chất lượng khác.
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này