Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 28,431
Xung đột là một xu thế tất yếu trong quá trình làm việc theo nhóm với nhau, nhất là khi trong một nhóm không chỉ có 1, 2 mà sẽ có nhiều người hơn nữa cùng giải quyết một vấn đề, một công việc, … Thật ra, những xung đột này sẽ chẳng gây ra một tác hại nào nếu bạn biết cách quản lý (chính mình và cả những người tham gia vào xung đột ấy) một cách khéo léo.
Sau đây là một số cách để bạn giải quyết những xung đột có thể xảy ra giữa các thành viên trong nhóm của mình.
1. Yêu cầu những người phản đối giải thích cho những bất bình của họ đồng thời tạo cơ hội cho họ nghe ý kiến của những người khác. Điều này sẽ giúp các thành viên hiểu nhau hơn nếu thực sự mọi người đều có thiện ý.
2. Cố gắng dàn xếp để có sự ổn thỏa. Tìm nguyên nhân của của những xung đột này, tiến hành thương lượng với các nhân vật chính trong xung đột, thuyết phục họ mỗi người “chịu” một ít và cuối cùng đưa ra một giải pháp có thể trung hòa một cách tương đối cho các bất đồng của những nhân vật này.
3. Để nghị mỗi thành viên đưa ra một danh sách những việc “bên kia” cần làm để họ có thể chấp nhận . Trao đổi danh sách này giữa các thành viên trong nhóm với nhau để ai cũng có thể hiểu được mong muốn và quan điểm của người khác. Sau đó chọn những ý kiến phù hợp nhất với mục tiêu chung của nhóm, cũng như những ý kiến đạt được sự đồng thuận cao nhất của tất cả các thành viên để đưa ra một giải pháp cuối cùng.
4. Mỗi bên nên viết ra 10 câu hỏi cho “đối thủ” của mình. Điều này sẽ cho phép họ có cơ sở để biết về mối bận tâm của người khác. Và những câu trả lời này sẽ dẫn đường cho mọi người đạt đến một sự thỏa thuận cần thiết.
5. Thuyết phục những thành viên trong nhóm là đôi khi họ nên thừa nhận là mình đang sai (nếu thực sự họ sai). Và bạn cũng cần phải giúp họ giữ được thể diện của mình bằng những lời nói khéo léo, tránh để họ phải “quê” trước mọi người.
6. Tôn trọng ý kiến của các chuyên gia, các bậc “tiền bối” của nhóm. Đây là những người mà tiếng nói của họ có “trọng lượng” nhất trong nhóm, họ đóng một vai trò quan trọng trong những hoạt động, những kế hoạch chung của cả nhóm. Họ cũng là người có kinh nghiệm và có được sự tôn trọng, kính nể của hầu hết mọi thành viên trong nhóm. Vì vậy, khi mâu thuẫn chưa được giải quyết, xung đột vẫn còn... Hãy tham khảo ý kiến của những người này. Chắc chắn, bằng kinh nghiệm, bằng sự từng trải cũng như bằng vai trò của mình, họ sẽ đưa ra được những giải pháp tối ưu để làm dịu đi những “cái đầu nóng” đang chực bốc hỏa kia.
Nguồn: Theo HrVietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này