Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,054
"Move on" là quá trình bản thân chấp nhận buông bỏ những điều vốn không còn phù hợp trong cuộc sống, tình cảm hay sự nghiệp, từ đó tìm kiếm những cơ hội mới. Điều này không chỉ giúp bạn giải phóng bản thân khỏi những giới hạn cũ mà còn mở ra những hướng đi mới tích cực, phù hợp hơn. Hãy cùng khám phá cách nhận biết và áp dụng "move on" một cách hiệu quả trong công việc.
Move on là gì? “Move on” dùng để ám chỉ quá trình rời bỏ một tình huống hay mối quan hệ, công việc mà bản thân không còn cảm thấy phù hợp. Đây là quá trình chuyển đổi tư duy từ việc tập trung vào những điều không còn thích hợp để tìm kiếm những cơ hội hay hướng đi mới.
Trong cuộc sống, "move on" không chỉ giới hạn trong tình cảm nhằm giải quyết những tổn thương trong tình cảm mà còn là bước quan trọng trong sự nghiệp, giúp bản thân có định hướng mới phù hợp hơn và chấp nhận tiến về phía trước.
Trong tình yêu, "move on" là quá trình chấp nhận buông bỏ mối quan hệ đã kết thúc hay không còn đem lại cảm giác hạnh phúc để có thể bắt đầu một trang mới trong tình cảm.
Move on trong tình yêu có thể là dũng cảm vượt qua nỗi đau chia tay, tự chữa lành cho bản thân đồng thời có thể sẵn sàng cho các mối quan hệ mới. "Move on" đôi khi không phải là quên đi hoàn toàn, mà là chấp nhận những gì đã xảy ra đã không còn phù hợp và bước tiếp để tìm kiếm hạnh phúc mới, trải nghiệm mới.
Một trong những dấu hiệu điển hành và rõ ràng nhất cho thấy bạn cần “move on” chính là bạn không còn động lực cho công việc đó. Bạn cảm thấy mỗi ngày đi làm đều trở nên thật sự nặng nề, không có bất kỳ hứng thú và nhiệt huyết nào để hoàn thành nhiệm vụ được giao, cũng không còn mục tiêu cho sự nghiệp. Đây là tín hiệu bạn cần tìm kiếm môi trường mới để phát triển bản thân từ đó có động lực phấn đấu trong sự nghiệp.
Khi môi trường làm việc không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển cá nhân hay không mang lại cảm giác thoải mái, đó chính là lúc bạn nên cân nhắc nghiêm túc về việc "move on". Đôi khi có thể do văn hóa công ty, do mối quan hệ toxic với đồng nghiệp hay đơn thuần là sự thay đổi trong định hướng công ty không còn phù hợp với quan điểm, giá trị cá nhân của bạn.
Áp lực công việc trong thời gian dài có thể khiến bạn cảm thấy stress, căng thẳng, mệt mỏi và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Nếu bạn thấy bản thân luôn trong trạng thái bất an, không ngủ đủ giấc, hay cảm thấy kiệt sức sau mỗi ngày làm việc thì chính đó là tín hiệu bạn nên xem xét liệu có nên chuyển đổi sang một công việc mới.
Khi bạn "move on", điều đó có nghĩa bạn đang mở ra cho mình cơ hội để khám phá những lĩnh vực mới, thử thách mới và rất có thể là các vị trí công việc với tiềm năng phát triển cao hơn. Điều này giúp bạn có thể học hỏi và phát triển kỹ năng mới, đồng thời tạo cơ hội để đạt có thể đạt được thành tựu cao hơn trong hành trình sự nghiệp.
Việc rời bỏ một công việc vốn đã không còn phù hợp có thể giúp giảm bớt áp lực và căng thẳng, từ đó giúp cải thiện sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Khi được làm việc trong một môi trường lành mạnh và phù hợp với thế mạnh, giá trị của bản thân thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái và năng động hơn, tự tin hơn rất nhiều.
Move on thành công giúp bạn có thể giúp bạn cảm thấy tự tin vào năng lực của bản thân cũng như tự tin trước mỗi quyết định. Nên nhớ, chỉ khi bạn dám chấp nhận thay đổi, dám đưa ra quyết định rời bỏ một công việc và tiếp tục theo đuổi điều mình mong muốn thì bạn mới cảm thấy mạnh mẽ hơn và sẵn sàng đương đầu trước những thách thức mới trong tương lai.
Bạn nên cân nhắc việc “move on” khi bản thân cảm thấy công việc hiện tại không còn phù hợp, hoặc có tác động tiêu cực tới sức khỏe tinh thần và thể chất. Hay khi bạn cảm thấy đã phát huy tối đa khả năng, nỗ lực hết sức nhưng không được công nhận hoặc không còn cơ hội thăng tiến hay học hỏi thêm, đó là dấu hiệu rõ ràng rằng bạn cần tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp mới.
Ngược lại, đôi khi có những trường hợp thay vì “move on”, từ bỏ thì bạn nên kiên trì với công việc hiện tại. Cụ thể là gì, là khi bạn đang gặp khó khăn tuy nhiên vẫn cảm thấy có tiềm năng phát triển hay cơ hội để cải thiện tình hình. Đôi khi, việc kiên nhẫn giải quyết vấn đề và xây dựng, học hỏi thêm các kỹ năng mới sẽ giúp bạn vươn lên mạnh mẽ hơn sau thử thách.
Ngoài ra, khi bạn cảm thấy sự thay đổi, khó khăn thử thách chỉ là tạm thời và định hướng phát triển dài hạn của công ty vẫn phù hợp với giá trị mà bản thân bạn đem lại, đó là lúc bạn nên tiếp tục gắn bó.
Trước khi quyết định "move on" hay kiên trì tiếp tục, tự bản thân bạn hãy dành thời gian để đánh giá tình hình công việc hiện tại. Hãy tự hỏi: “Liệu mình có hài lòng với điều kiện, vị trí và môi trường công việc hiện tại hay không?” và “Những lý do cụ thể nào khiến mình muốn rời đi hay ở lại?”. Việc thận trọng cân nhắc, phân tích tình hình hiện tại sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề để có thể đi đúng hướng.
Sau khi đã đánh giá tình hình, bạn hãy lên kế hoạch cụ thể cho những điều mà bạn muốn đạt được sau khi “move on” như định hướng nghề nghiệp mới, thiết lập mục tiêu dài hạn và tìm kiếm cơ hội phát triển phù hợp. Một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi đưa ra quyết định của mình.
Trước khi rời bỏ vị trí, công việc hiện tại, hãy đảm bảo chắc chắn rằng bản thân đã có sự chuẩn bị, phát triển các kỹ năng cần thiết cho yêu cầu công việc mới. Đồng thời, việc duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp và mở rộng mạng lưới kết nối sẽ giúp bạn tìm kiếm cơ hội mới một cách dễ dàng hơn sau khi rời đi.
Khi quyết định "move on", bạn hãy “move on” một cách chuyên nghiệp và có tổ chức. Bạn hãy đảm bảo bản thân tuân thủ thời gian bàn giao, sắp xếp công việc cho người mới sau khi thông báo ngừng công việc hiện tại. Nếu bạn “move on” một cách vô tổ chức, rất có thể nó sẽ đưa bạn vào “danh sách đen” khiến bạn gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm những cơ hội việc làm mới trong tương lai.
Việc rời bỏ công việc hiện tại có thể tác động tới việc duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp và sếp. Đôi khi, đồng nghiệp của bạn có thể cảm thấy bất ngờ hay buồn trước quyết định ra đi của bạn, nhất là khi bạn giữ một vai trò quan trọng trong đội ngũ.
Tuy nhiên, nếu bạn chọn rời đi một cách chuyên nghiệp và có trách nhiệm, chính điều này sẽ giúp giảm bớt tác động ảnh hưởng tiêu cực của việc “move on” trong việc duy trì các mối quan hệ cũ.
Ngay cả sau khi bạn lựa chọn "move on" thì việc tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp cũ vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Hãy luôn giữ thái độ tích cực, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ khi cần. Điều này không chỉ giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong tương lai.
Khi "move on", mạng lưới kết nối từ công việc cũ có thể trở thành một nguồn tài nguyên quý báu cho bạn. Đôi khi, chính đồng nghiệp cũ có thể là người giới thiệu cho bạn những cơ hội mới hay hỗ trợ bạn nhiệt tình trong quá trình tìm kiếm công việc mới. Hãy cố gắng duy trì những mối quan hệ tốt đẹp, vì chúng có thể là nền tảng cho sự phát triển trong sự nghiệp của bạn.
Move on khi bị sa thải, điều quan trọng bạn cần làm chính là:
Tự đánh giá lại bản thân: Đánh giá tại sao mình bị sa thải và liệu mình học hỏi được gì để có thể có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.
Tìm kiếm cơ hội mới: Tập trung vào tìm kiếm cơ hội việc làm mới phù hợp với năng lực của bản thân, sau khi đã tự đánh giá và hoàn thiện.
Phát triển kỹ năng: Cải thiện kỹ năng cần có và nâng cao kiến thức chuyên môn để chuẩn bị cho công việc mới.
Khi muốn thay đổi lĩnh vực nghề nghiệp, việc "move on" có thể:
Nghiên cứu và chuẩn bị: Nghiên cứu về lĩnh vực mới và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để có thể bắt đầu làm việc.
Tìm kiếm hỗ trợ: Tìm kiếm mentor hay người có thể hỗ trợ tư vấn để biết bản thân cần làm gì trong quá trình chuyển đổi.
Dấn thân vào lĩnh vực mới: Tập trung vào việc học hỏi và tích lũy kinh nghiệm mới.
Khi không đạt được thăng tiến, "move on" có thể bao gồm:
Đánh giá lại mục tiêu: Đánh giá lại mục tiêu nghề nghiệp và xem xét lại chiến lược phát triển.
Tập trung vào phát triển cá nhân: Tăng cường kỹ năng và nâng cao năng lực chuyên môn để có thể thành công chinh phụ nấc thang sự nghiệp cao hơn.
Tìm kiếm cơ hội mới: Tìm kiếm các cơ hội thăng tiến trong công ty hiện tại hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang công ty khác.
Kết luận:
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Move on là gì?” và tips để move on thành công. Nên nhớ, kết thúc hành trình "move on" không chỉ là việc rời bỏ mà còn là bước tiến giúp bạn tìm thấy sự cân bằng và phát triển mới. Hãy lắng nghe bản thân và đừng ngại thay đổi khi cần thiết, để đạt được thành công và hạnh phúc.
Nếu bạn đang phân vân về việc "move on" trong công việc, hãy tự đánh giá tình hình và bắt đầu hành trình tìm kiếm cơ hội mới ngay hôm nay. Tham khảo các vị trí công việc hiện đang tuyển dụng tại CareerViet để có thêm lựa chọn mới cho sự nghiệp, tìm việc làm ngay hôm nay!
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này