Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 56,675
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Một sinh viên khoa Kinh tế, ĐH Quốc gia TP.HCM đã gửi về Thanh Niên bài viết này. Theo đó, bạn đã đưa ra ý kiến: "Ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan làm việc sau này. Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn nhận cái sai...". Chúng tôi xem đây là một vấn đề đáng quan tâm và cần phải đưa ra bàn bạc, tranh luận vì sao sinh viên (SV) ngại phát biểu trong giờ học? Bạn đọc có ý kiến xin gửi về địa chỉ: giaoduc@thanhnien.com.vn. Về lâu dài, việc ngại phát biểu sẽ trở thành thói quen, ảnh hưởng xấu đến định hướng việc làm của sinh viên như sales director, IT Recruiter, việc làm y dược,...
Thầy nêu vấn đề, sinh viên cúi mặt xuống bàn...
Tôi đang là SV năm hai của một trường ĐH công lập tại TP.HCM. Ngành học của tôi đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và táo bạo rất lớn. Ấy thế mà chuyện phát biểu trong lớp tôi cũng thật nhiêu khê, tưởng chừng như vô cùng phức tạp.
Đó là việc các thầy cô đứng trên bục giảng và yêu cầu nhiều lần các SV trả lời câu hỏi. Đó không phải là những câu hỏi khó. Thông thường nó đều nằm trong phạm vi hiểu biết và có thể trả lời của SV. Thế nhưng rất ít có cánh tay nào giơ lên. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến không khí học tập trong lớp. Nó gây ra một cảm giác rất áp lực mỗi khi thầy cô đặt câu hỏi. SV thì cảm thấy áp lực, còn giáo viên cũng cảm thấy chán nản vì chỉ có sự làm việc một chiều.
Vậy thì nguyên nhân do đâu SV "không thèm” phát biểu ý kiến trong giờ học? Sau đây là 6 nguyên nhân mà tôi đúc kết, rút ra được từ bản thân tôi và các bạn của tôi: Chuyện phát biểu là chuyện của ai đó chứ không phải của mình. Mình không phát biểu thì sẽ có người khác phát biểu, thế thôi (1). Không muốn là người đầu tiên. Đây là một tâm lý khá phổ biến bởi tôi thấy rằng khi một người nào đó đã giơ tay phát biểu và khi thầy cô tiếp tục hỏi về vấn đề đó thì có khá nhiều người xung phong nhưng lại không giơ tay ngay từ đầu (2). Không phát biểu không sao, vì thầy cô gọi mãi không ai xung phong thì sẽ "chọn mặt gửi vàng" trong danh sách lớp và sẵn làm luôn công việc điểm danh. Xong, thế là qua chuyện, họa hoằn lắm thầy cô mới gọi trúng mình (3). Đa phần những người hay phát biểu không phải là những "sao" trong lớp. Không hiểu rằng các "sao" này sợ phát biểu nếu sai sẽ bị mất hình tượng hay sao mà không bao giờ giơ tay phát biểu nhưng lại thích ngồi ở dưới trả lời nho nhỏ (4). Trong lớp học Anh văn, điều này lại càng khó chịu hơn. Lớp học thật sự căng thẳng mỗi khi thầy cô có câu hỏi và yêu cầu xung phong. Lớp học thì ít người, thầy cô cứ đứng trên mà kêu gọi, ở dưới SV cứ cúi mặt xuống bàn, chán ơi là chán (5). Và cuối cùng có lẽ chính là do sự thụ động, nhút nhát trong một bộ phận lớn SV hiện nay (6).
Tuy nhiên, "chuyện phát biểu trong SV" không phải chỉ xuất hiện ở giảng đường đại học. Ngay từ ngôi trường cấp II, cấp III điều này cũng đã khá quen thuộc. Thế nhưng quy mô những lớp học ngày xưa còn nhỏ, thầy cô đã khá quen mặt nên nếu không xung phong, thầy cô sẵn sàng gọi lên bảng. Ở cấp I lại khác, các em phát biểu khá hồn nhiên và luôn làm theo lời cô dạy "hăng hái phát biểu ý kiến".
Vậy thì tại sao lại xảy ra một hiện tượng theo tôi là kỳ quặc đến như vậy?! Phải nhìn nhận rằng sự vô trách nhiệm, thụ động, ỷ lại đang thật sự tồn tại trong một bộ phận lớn những người chủ tương lai của đất nước. Và cũng phải thừa nhận rằng những suy nghĩ đó cũng tồn tại phần nào trong con người của tôi - người viết bài này. Nhưng tôi thật sự quan tâm đến vấn đề này. Tôi cho rằng nó là điều vô cùng quan trọng trong việc học tập cũng như trong cuộc sống. Từ việc ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan làm việc sau này. Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn nhận cái sai. Như thế, cái sai không được đưa ra ánh sáng, không được làm rõ nên sẽ không thể tìm ra được cách giải quyết, không thể tiến bộ. Một đất nước mà có thế hệ trẻ như thế thì lạc hậu là chuyện không thể tránh khỏi.
Chúng ta không ai muốn sống trong một đất nước lạc hậu, chúng ta phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Điều đó không thể xảy ra nếu ngay từ bây giờ chúng ta không quan tâm đúng mức đến vấn đề con người, xây dựng một thế hệ trẻ chủ động, sáng tạo, có nhiệt huyết.
Nguyễn Phượng Hải
(Khoa Kinh tế - ĐHQG TP.HCM)
Phát biểu sợ cho là "chảnh"! Với sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu, giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), chúng tôi đã có cuộc khảo sát lấy ý kiến diễn đàn "Vì sao học sinh ít giơ tay phát biểu?" từ nhiều lớp học trong trường. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "ít phát biểu" được rút ra từ 15 phiếu khảo sát tiêu biểu nhất: 1. Do học sinh quá lười học, không chịu chuẩn bị bài trước ở nhà mà chỉ đợi lên lớp chờ giáo viên giảng rồi chép vào nên không đủ kiến thức để trả lời những câu hỏi của thầy cô; 2. Vì sợ phát biểu sai bị bạn bè cười nhạo và đôi khi sợ bị thầy cô la (hoặc có thể bị trừ điểm) thì "quê độ"; 3. Trong lớp không ai giơ tay phát biểu mà mình phát biểu thì sợ bị coi là "chảnh"; 4. Có khi câu hỏi quá khó vượt ngoài kiến thức hiểu biết; 5. Có thể học sinh không cảm thấy hứng thú với môn học, tiết học thiếu tranh ảnh minh họa, giáo viên giảng bài chưa cuốn hút... nên học sinh chọn cách ngồi chép bài là hơn; 6. Tán chuyện hoặc không tập trung nghe giảng nên không hiểu rõ câu hỏi; 7. Đôi khi câu hỏi được đặt ra quá dễ, bạn nào cũng biết rồi nên không ai giơ tay phát biểu vì không có hứng; 8. Trong một số trường hợp giơ tay phát biểu là vì được khuyến khích cộng thêm điểm số (nhưng đây chỉ là phần thiểu số); 9. Không khí trong lớp học không được sôi động; 10. Sợ phát biểu đúng có thể thầy cô sẽ đặt tiếp những câu hỏi khác mà mình không biết trước được; 11. Không tự tin vào bản thân, ngại ngùng khi phải đứng lên và trả lời trước đám đông, nhất là các bạn nữ... Trong khi đó, kết quả nghiên cứu trong luận văn "Stress học tập trong sinh viên tại TP.HCM" của tác giả Đặng Phạm Vân Phượng (cựu SV Trường ĐH Mở bán công TP.HCM) tiến hành năm 2005 đã đưa ra những con số đáng quan tâm. Tác giả đã đưa ra 8 vấn đề trở ngại khi SV giao tiếp với giảng viên (GV). Có hai lý do chính gây trở ngại trong giao tiếp của SV với GV là: SV thiếu tự tin (56,7% ý kiến); GV bận nhiều công việc (78,9% ý kiến)... Bên cạnh đó, SV được khảo sát cho rằng những nguyên nhân có ảnh hưởng tiêu cực tới hứng thú học tập trong SV là: trong quá trình giảng dạy, GV không đưa ra các tình huống để kích thích SV tư duy, không cập nhật thông tin về đời sống xã hội, phần lớn thời gian trong giờ học GV chỉ đọc cho SV chép những kiến thức sẵn có trong giáo trình rồi giải thích qua loa, không tạo được bầu không khí thân thiện trong lớp... Như Lịch - Thiên Di |
Lê Thị Hoài Giang (SV năm 3 khoa Tin - ĐH Mở bán công TP.HCM): “Sự áp đặt của giảng viên khiến sinh viên sợ sai !” Đa phần SV bọn mình rất ngại phát biểu, trừ khi gặp những vấn đề khúc mắc không tự tìm hiểu được thì mới cần phải hỏi trực tiếp giảng viên (GV). Ở một số môn học, đặc biệt là các môn đại cương, có thể nói GV chỉ truyền đạt lại cho SV theo cách đọc - chép nên không tạo được bầu không khí học tập sôi động. Một số GV có nêu câu hỏi rồi chỉ định hoặc để SV tự giơ tay trả lời, nhưng phần đông SV không hưởng ứng lắm. Theo mình, những nguyên nhân chính khiến SV ngại phát biểu là cảm giác sợ sai. Sự áp đặt của GV cũng "đóng góp" vào tâm lý sợ sai của SV. Cụ thể, trong lớp mình có một bạn rất hăng hái phát biểu. Những ý kiến của bạn được lớp rất thích nhưng một thầy lại bảo phải làm theo cách của thầy. Cách làm của thầy tuy ngắn gọn hơn nhưng bọn mình vẫn thích phương pháp của bọn mình hơn vì đây là thành quả sáng tạo của chính bản thân. Mình rất thích các giờ học thảo luận, rất thích được xây dựng nhóm cùng làm sản phẩm để "trình làng" trước lớp cho các nhóm khác tìm lỗi bắt bẻ để bọn mình phản biện lại. TS Phạm Đức Trọng (Phó trưởng khoa Xã hội học - ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM): “Không dám phát biểu nghĩa là bỏ qua một cơ hội” So với thế giới, SV nước ta còn thụ động. Chỉ có chừng vài phần trăm SV là chủ động. Điều này làm giảm năng lực tự nghiên cứu của SV. Khác với học sinh, nhiệm vụ của SV là học và nghiên cứu. SV không nên thụ động, lên giảng đường nghe thầy giảng rồi... trả lại cho thầy mà phải tự tìm tài liệu đọc để thảo luận trước lớp. Việc thầy cô gợi ý để SV thảo luận cũng thể hiện được sự chưa chủ động ở SV. Vậy mà thậm chí, có khi thầy nêu vấn đề thảo luận rồi mà SV vẫn ngồi im, không hăng hái tham gia. Điều này làm giảm chất lượng giờ dạy vì GV muốn nghe ý kiến sáng tạo, giải quyết vấn đề của SV. Một số GV phải đưa ra biện pháp cộng điểm cho SV nào tích cực phát biểu. Không đọc trước tài liệu làm tăng tính rụt rè của SV khi phát biểu trước lớp. Kết quả là bạn trẻ tốt nghiệp ĐH rồi mà vẫn nhút nhát và e ngại khi diễn đạt trước đám đông, dẫn đến sự hạn chế tinh thần làm việc theo nhóm và khả năng lãnh đạo nhóm. Nếu tâm lý nhút nhát này phổ biến rộng rãi thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Theo đó, hầu hết bạn trẻ nước ta mới ra trường chưa thể làm "sếp" ngay được, trong khi ở các nước tiên tiến chỉ chừng 30 tuổi là người ta đã thể hiện rõ chất lãnh đạo của mình. Tự tin phát biểu nghĩa là mạnh dạn trước công chúng. Điều này càng quan trọng đối với người trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn vì đây là khả năng thuyết phục được người khác thông qua lời nói. Sợ không dám nói nghĩa là bỏ qua cơ hội. Để khắc phục được điều này, SV phải tự học để nắm vững kiến thức và mạnh dạn phát biểu. |
Nguồn: (Theo Thanh Niên)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này