Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 17,191
Hãy luôn chuẩn bị ít nhất 1-2 thắc mắc mà bạn muốn hỏi lại nhà tuyển dụng. Tại sao ư?
Bởi nếu bạn không hỏi, họ sẽ nghĩ rằng:
1. Bạn nghĩ bạn đã biết mọi thứ về công việc và công ty (dù họ cho là bạn chẳng biết gì cả)
2. Bạn có thể đã không đầu tư thời gian để tìm hiểu về nghề nghiệp cũng như công việc trước khi đến phỏng vấn ( nghĩa là bạn sẽ chấp nhận làm công việc không cần thắc mắc).
Vì thế ngay cả khi bạn chẳng muốn hỏi gì thì cũng hãy cứ chuẩn bị một vài câu hỏi cho nhà tuyển dụng, có thể là về công ty hoặc là về vị trí bạn muốn nhận.
Chỉ đơn giản như là : “ Ông/ Bà có thể vui lòng cho tôi biết một số thông tin ban đầu về công ty?” , “Kế hoạch cho năm tới của công ty ông/ bà là gì”. Bằng cách đó, bạn có thể tạo ra một không khí cởi mở trong cuộc trò chuyện và để lại một ấn tượng tốt đẹp cho người phỏng vấn.
Khi nào thì nên hỏi:
Một số nhà tuyển dụng sẽ cho bạn biết rằng họ sẵn sàng giải đáp những thắc mắc về công việc trong khi hoặc sau khi buổi phỏng vấn kết thúc hay bất cứ thời điểm nào phù hợp.
Đôi khi một câu hỏi hợp lý sẽ dẫn dắt buổi nói chuyện đến những thông tin rất cần thiết cho bạn. Những câu hỏi chung chung nên được giữ lại tới cuối buổi phỏng vấn. Có một nguyên tắc mà bạn cần phải lưu ý rằng chỉ nên hỏi nếu:
- Bạn không hiểu câu hỏi của người phỏng vấn.
- Bạn cần biết một số thông tin về công việc, cách đào tạo và cả mẫu người phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần.
- Bạn không chắc chắn là liệu câu trả lời cho câu hỏi trước của bạn đã rõ ràng đối với nhà tuyển dụng.
Một câu hỏi mở bao giờ cũng tốt hơn bởi nó khuyến khích nhà tuyển dụng nói nhiều hơn. Những câu mà bạn có thể hỏi là:
- Hướng đi của công ty ông/ bà trong thời gian sắp tới là gì?.
- Kế hoạch lâu dài của công ty ông/bà là gì?
- Truyền thống và văn hoá của công ty ông/bà có thể cho biết qua?
Thỉnh thoảng bạn có thể thêm vào một số câu hỏi mang tính chất riêng tư, nhưng phải rất cẩn thận với cách đặt câu hỏi kiểu này. Tốt nhất hãy hỏi những câu trong phạm vi một ứng cử viên có thể hỏi như: “ Ông/Bà đã làm ở đây được bao lâu rồi”, “ Theo ông/ bà, những ưu điểm nổi bật của công ty là gì?”...
Những câu hỏi được nhà tuyển dụng khuyến khích thường có liên quan đến vị trí và vai trò công việc mà bạn muốn ứng cử hay những câu hỏi giúp bạn hiểu về những đòi hỏi và yêu cầu của công việc, hoặc cho biết bạn sẽ được đánh giá theo cách nào. Cụ thể là những câu hỏi sau:
- Công việc của tôi sẽ được đánh giá ra sao?
- Công việc được đánh giá theo nhóm hay từng cá nhân riêng biệt.
- Công việc của tôi và công việc của các đồng nghịêp khác có liên quan với nhau như thế nào.
Ngoài ra những câu hỏi về cơ hội và tiến cử trong công việc sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn rất nghiêm túc và có ý định làm việc lâu dài cho công ty. Cụ thể:
- Vị trí này trong công ty sẽ đem lại cho tôi những cơ hội gì.
- Nếu được, vị trí mà tôi có thể được tiến cử nằm trong phạm vi và giới hạn nào.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt các câu hỏi liên quan đến nhà lãnh đạo. Câu trả lời của nhà tuyển dụng sẽ cho bạn biết cách quản lý của công ty có phù hợp với cách làm việc của bạn hay không.
- Ông/Bà có thể cho biết gì về người quản lý?
- Ông/ Bà có thể cho biết qua về cách quản lý công việc trong các nhóm.
Nguồn: Theo Sức Trẻ Việt Nam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này