Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 11,485
Trước giờ thi đừng nên quá căng thẳng vì cố ôn bài
Ôn tập kỹ lưỡng, bài vở thuộc lòng, thế nhưng nhiều thí sinh (TS) vẫn ra khỏi phòng thi trong tiếc nuối vì đã không hoàn thành bài thi như mong muốn. Một trong những nguyên nhân là tác động về mặt tâm lý đè nặng lên các sĩ tử trong suốt kỳ thi. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Thạc sĩ Bùi Văn Vân - Trưởng khoa Tâm lý giáo dục trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng chia sẻ với TS một số kinh nghiệm ngay trước giờ thi đại học đợt 2.
Đừng quá chú tâm đến giám thị
Thái độ của giám thị coi thi ảnh hưởng lớn đến tâm lý TS. Tình trạng vi phạm quy chế thi ngày càng gia tăng trong các kỳ tuyển sinh đại học gần đây khiến nhiều giám thị giữ thái độ cứng rắn, nghiêm khắc ngay khi bước vào phòng thi nhằm răn đe từ đầu. Điều này khiến nhiều TS dù không sử dụng tài liệu vẫn bị mất bình tĩnh. Trong những trường hợp như vậy, các bạn nên lắng nghe một cách có chắt lọc, tức chỉ tập trung vào các nội dung cần thiết mà giám thị hướng dẫn, sau đó làm theo đúng yêu cầu, đừng quá chú tâm đến thái độ giám thị cũng như khi giám thị xử lý những trường hợp vi phạm khác.
Đến phòng thi sớm để ổn định tâm lý
Các TS có nên nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, hoàn toàn không "động" đến sách vở 1 - 2 ngày trước khi bước vào kỳ thi? Điều này khó áp dụng trên thực tế bởi không ai có thể ngồi yên thư giãn trong giai đoạn "nước sôi lửa bỏng" này. Chúng ta chỉ nên giảm dần thời gian học tập, ôn lại những kiến thức cơ bản theo hệ thống. Nếu gặp tình trạng học bài này mà quên bài khác thì không nên lo lắng mà chỉ cần xem lại ngay thì sẽ nhớ rất kỹ và lâu.
Ngày thi, các bạn nên đến sớm hơn từ 15 - 30 phút, tự mình "làm quen" với trường thi, phòng thi. Nếu so với các TS đến trễ thì các bạn đến sớm sẽ có tâm lý ổn định hơn nhiều.
Giải quyết tình trạng "quên tạm thời"
Nhiều thí sinh đã... bật khóc ngay khi cầm đề thi, do không tự điều chỉnh được tâm lý của mình. Ngay khi bắt gặp một câu hỏi khó và mới là lập tức lo lắng, mất bình tĩnh. Đứng trước một câu hỏi khó các bạn hãy tự nghĩ rằng: "Nó khó chung cho tất cả chứ không riêng bản thân mình" và gác nó lại một bên, tiếp tục tìm hiểu những câu khác, và bắt đầu từ những câu dễ, vừa sức trước. Khi đã hoàn thành được một câu hoặc một phần của đề thi sẽ tạo ra tâm lý thành công, tăng hứng khởi cho TS. Việc quay lại giải quyết những câu khó sẽ dễ dàng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Còn một điểm đáng lưu ý nữa là tình trạng "quên tạm thời", tức bỗng nhiên quên một ý hoặc một công thức quan trọng tưởng như đã "ghi xương khắc cốt". Lúc này các bạn không nên quá lo lắng, bối rối, cố nhớ cho bằng được, mà bình tĩnh sắp xếp lại các chi tiết xoay quanh ý đã quên, từ đó dần nhớ lại. Nếu vẫn không thể nhớ được thì nên bỏ qua ngay, lấy lại bình tĩnh và tiếp tục làm bài. Lời khuyên cuối cùng là các bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để tránh tình trạng lúng túng vào giai đoạn cuối của buổi thi, như vậy sẽ rất dễ bỏ sót những ý quan trọng.
Nguồn: Theo TNO
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này