Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 36,023
Kế toán viên là nghề gì? Mặc dù rất quen thuộc với tên gọi và hầu hết chúng ta đều nghĩ về những con số khi nhắc đến vị trí này. Tuy nhiên, công việc cụ thể của một nhân viên kế toán không chỉ đơn giản như vậy. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về việc làm của nhân viên kế toán.
Kế toán viên (Accountant) là người chịu trách nhiệm thu thập, kiểm tra, phân tích và xử lý các nội dung tài chính, kinh tế, thuế,... trong công ty/doanh nghiệp. Đây là vị trí quan trọng và không thể thiếu đối với sự vận hành của một công ty/doanh nghiệp. Thông qua công việc mà kế toán viên đảm nhận, người đứng đầu có thể nhìn ra được tình hình phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm tối ưu hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Kế toán viên là gì?
Hay nói cách khác, nhân viên kế toán chính là người giữ vai trò kết nối giữa chủ doanh nghiệp với các công việc mua, bán, kinh doanh, huy động nguồn vốn, giải ngân vốn,... giữa các nhân sự trong tổ chức.
Vị trí kế toán viên được phân chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau dựa trên đặc trưng của công việc. Dưới đây là một số lĩnh vực cơ bản mà nhân viên kế toán có thể lựa chọn.
- Kế toán thanh toán.
- Kế toán ngân hàng.
- Kế toán công nợ.
- Kế toán kho.
- Kế toán thuế.
- Kế toán tài sản cố định.
- Kế toán doanh thu.
- Kế toán phí.
- Kế toán tổng hợp.
- …
- Kế toán đơn.
- Kế toán kép.
- Kế toán tài chính.
- Kế toán quản trị.
Các lĩnh vực cơ bản của nghề kế toán
Tùy theo loại hình doanh nghiệp, đặc trưng của từng doanh nghiệp cũng như cấp bậc thực hiện công việc mà nhiệm vụ kế toán viên đảm nhận là không giống nhau. Tuy nhiên, các đầu việc chung của nhân viên kế toán về cơ bản là như nhau. Cụ thể công việc như sau:
Mỗi phòng ban trong một tổ chức sẽ thực hiện các hoạt động kinh tế, tài chính khác nhau theo quy định của từng doanh nghiệp. Theo đó, công việc mà từng bộ phận thực hiện sẽ được ghi chép trong các giấy tờ, gọi chung là chứng từ như phiếu thu, chi; phiếu nhập kho, xuất kho; hóa đơn bán hàng,... Tất cả các chứng từ này sẽ được chuyển cho nhân viên kế toán xử lý, hạch toán.
Tất cả công việc tài chính chủ đạo của công ty đều được kế toán viên tổng hợp và ghi chép cụ thể, chi tiết trong sổ kế toán. Mỗi công ty/doanh nghiệp thường sở hữu nhiều sổ kế toán khác nhau, mỗi loại sổ cũng được sử dụng với mục tiêu ghi chép riêng biệt. Dựa vào các ghi nhận công việc mỗi ngày, nhân viên kế toán sẽ tổng hợp lại sổ sách và tiến hành phân loại để ghi vào sổ kế toán một cách chính xác, hợp lý.
Mô tả công việc của nhân viên kế toán
Hàng tháng, kế toán viên sẽ là người cung cấp các báo cáo tài chính thiết yếu cho lãnh đạo công ty để có những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động kinh doanh, sản xuất. Theo đó, kế toán viên phải tổng hợp các số liệu đã ghi nhận được từ sổ kế toán, sau đó lập báo cáo chi tiết và gửi đến cấp trên. Đồng thời, nhân viên kế toán cũng là người phân tích tình hình tài chính, ngân sách, doanh thu của tổ chức, trình bày tham mưu cho ban lãnh đạo.
Khi trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn sẽ có được những lợi thế nhất định.
Với những vị trí công việc có độ phủ rộng như quản trị kinh doanh, nhân viên kỹ thuật,... thì có thể bạn sẽ gặp một chút khó khăn trong việc định hướng sự nghiệp. Tuy nhiên, với ngành kế toán, chắc chắn bạn sẽ không gặp tình trạng này. Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, bạn có thể lựa chọn trở thành kế toán viên cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Sau vài năm kinh nghiệm, cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn cũng là điều khá dễ dàng.
Có thể nói, kế toán là công việc có sự linh động cao. Đơn giản là vì vị trí này luôn cần thiết đối với các doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước. Đây chính là một lợi thế mà ít ngành nghề nào có được.
Những lợi thế khi trở thành kế toán viên
Thực tế, kế toán viên không phải là một công việc quá hào nhoáng, tuy nhiên đây là vị trí luôn cần thiết ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi nào công ty/doanh nghiệp vẫn tồn tại và phát triển thì còn cần đến bộ phận kế toán. Thậm chí, vị trí này còn có khả năng bị sa thải rất thấp trong các đợt cắt giảm nhân sự của công ty.
Kế toán viên là người có kiến thức chuyên môn trong việc quản lý dòng tiền. Do đó, sau khi làm công có nhiều kinh nghiệm thì bạn cũng có nhiều lợi thế hơn nếu muốn khởi nghiệp trong tương lai. Tất nhiên, không phải bất kỳ ai học kế toán cũng phù hợp với việc làm chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu muốn tự kinh doanh thì việc nắm vững kiến thức về kế toán sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân.
Khi tuyển nhân viên kế toán, các đơn vị tuyển dụng đòi hỏi ở ứng viên những yêu cầu cơ bản như sau.
Đối với vị trí nhân viên kế toán, năng lực chuyên môn cao luôn là sự ưu tiên hàng đầu của các đơn vị tuyển dụng. Theo quy định chung của Luật Kế toán Việt Nam, một cá nhân muốn hành nghề kế toán phải có bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề được cấp bởi Nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền.
Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn cần có nghiệp vụ cùng với trình độ chuyên môn. Ngoài ra, kinh nghiệm hành nghề ít nhất từ 1 – 2 năm cũng là yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm.
Một kế toán viên cần đáp ứng ít nhất các kỹ năng cơ bản như sau:
- Kỹ năng tin học văn phòng: Đây là kỹ năng tiên quyết mà nhân viên kế toán bắt buộc phải thành thạo. Bao gồm các chương trình tin học văn phòng cơ bản như Excel, Word và PowerPoint và các phần mềm vi tính cần thiết.
- Kỹ năng phân tích và tổng hợp: Công việc chủ yếu của nhân viên kế toán là thu thập chứng từ, hóa đơn, ghi sổ, thu chi, báo cáo,... Những công việc này đều đòi hỏi khả năng quan sát, phân tích, nhận định và đánh giá các nghiệp vụ phát sinh. Từ đó tổng hợp và đưa ra các hạch toán chuẩn xác nhất.
- Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh: Đây là một kỹ năng phụ trợ, giúp kế toán viên có thể chủ động hơn khi đọc những tài liệu kế toán hay báo cáo tài chính bằng tiếng Anh. Ngoài ra, việc thông thạo tiếng Anh cũng giúp ích cho bạn rất nhiều khi làm việc với đối tác nước ngoài.
Nhân viên kế toán cần phải đảm bảo về trình độ chuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản
Ngoài những vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thì đạo đức nghề nghiệp là điều không thể thiếu đối với bất kể vị trí công việc nào. Đối với kế toán viên, sự cẩn thận là phẩm chất quan trọng nhất. Bởi công việc của nhân viên kế toán liên quan đến số liệu, giấy tờ, sổ sách,... nên đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng để tránh sự nhầm lẫn, nâng cao hiệu suất công việc.
Bên cạnh đó, nhân viên kế toán cũng là người nắm bắt các vấn đề tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, trung thực cũng là phẩm chất cần thiết của nhân viên kế toán.
Công việc của nhân viên kế toán thường phải đối mặt với áp lực về giấy tờ, sổ sách cùng các vấn đề liên quan đến tài chính. Vì vậy, để có thể thành công trong công việc này, bạn cần rèn luyện cho bản thân một tinh thần thép, khả năng chịu được áp lực công việc cao. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp kế toán viên có thể thích nghi tốt hơn với công việc mà mình đảm nhiệm.
Có thể chịu được áp lực công việc cao là một lợi thế của nhân viên kế toán
Kế toán viên là công việc được đánh giá khá ổn định hiện nay. Đồng thời, vị trí này cũng phù hợp với những ai muốn gắn bó lâu dài với nghề. Khi làm việc ở vị trí này, bạn sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hấp dẫn liên quan đến lương bổng.
Cập nhật bảng lương kế toán viên
Cụ thể, đối với những ứng viên ít kinh nghiệm hoặc chưa có kinh nghiệm (vừa mới tốt nghiệp) thì mức lương kế toán viên thường dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Với những ai đã làm việc lâu năm trong nghề, có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn thì mức lương có thể lên đến 15 – 20 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, kế toán là công việc sẽ được tăng lương theo thâm niên làm việc và năng lực của mỗi cá nhân. Do đó, càng theo đuổi công việc lâu dài, bạn sẽ càng có cơ hội được hưởng mức lương hấp dẫn.
Lộ trình thăng tiến của một nhân viên kế toán thường sẽ trải qua những cấp bậc sau đây.
- Kế toán viên: Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể ứng tuyển vào bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp ở một số mảng như: kế toán thanh toán, kế toán kho,... Đây là giai đoạn để bạn tích lũy kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Kế toán tổng hợp: Sau khi đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí kế toán viên từ 2 – 3 năm, bạn có thể được thăng cấp lên vị trí kế toán tổng hợp. Công việc lúc này sẽ là tổng hợp, bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập báo cáo tài chính.
- Kế toán trưởng: Đây được xem là vị trí cao nhất của một người hành nghề kế toán. Ở vị trí này, bạn sẽ là người đứng đầu bộ phận kế toán với nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn công việc của các kế toán viên sao cho hợp lý; tham mưu cho ban lãnh đạo về các hoạt động tài chính, kế toán của doanh nghiệp.
Cấp bậc thăng tiến của nhân viên kế toán
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết và cụ thể nhất về công việc của một kế toán viên cùng các vấn đề liên quan. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn, đặc biệt là những ai có định hướng nghề nghiệp trở thành nhân viên kế toán trong tương lai. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm nhân viên kế toán lương cao, đừng quên truy cập ngay website CareerViet để tạo một chiếc CV “xịn sò”, bật chế độ công khai tìm việc và chớp lấy mọi thời cơ cho mình nhé!
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Cần tìm việc làm gấp tại Hà Nội | Tuyển dụng ngân hàng Đà Nẵng | Tuyển dụng việc làm Bắc Ninh
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này