Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 15,131
Bạn đã từng nghe nhiều về mô hình SMART nhưng lại không biết nó được sử dụng để làm gì? Mô hình SMART chính là một trong những công cụ quản lý thời gian và đặt mục tiêu vô cùng hữu ích. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về mô hình SMART là gì, vai trò quan trọng của nó và cách bạn có thể áp dụng mô hình này vào trong công việc và cuộc sống hàng ngày nhé.
SMART là một mô hình giúp bạn xác định và quản lý mục tiêu một cách hiệu quả. Viết tắt của Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường), Achievable (Có thể đạt được), Relevant (Tính thực tế), và Time-bound (Thời hạn), Phương pháp SMART đã tồn tại từ năm 1981, và ngày nay, nó vẫn là một công cụ hữu ích giúp bạn thiết lập và đạt được những mục tiêu bạn mong muốn. Nó không chỉ có thể được áp dụng cho doanh nghiệp mà còn phù hợp với cá nhân. Ví dụ, nó có thể giúp bạn theo dõi quá trình tiết kiệm tiền hoặc các mục tiêu cá nhân.
Mô hình SMART được sử dụng để xác định mục tiêu, lên kế hoạch - Nguồn: Internet
>> Xem thêm: Product owner là gì? Vai trò và kỹ năng của product owner
Yếu tố đầu tiên trong mô hình là Specific - Cụ thể. Để tạo thành một mô hình SMART thành công, đòi hỏi bạn phải xác định mục tiêu một cách rõ ràng và chi tiết, tránh tình trạng mơ hồ. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mục tiêu càng cụ thể thì tính khả thi và khả năng thực hiện được càng lớn.
Ví dụ, thay vì nói "Tôi muốn thăng tiến sự nghiệp của mình," hãy nói "Tôi muốn được thăng chức lên vị trí Quản lý Dự án tại công ty hiện tại trong vòng 12 tháng tới." Việc xác định cụ thể giúp bạn tập trung vào điều gì cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
Sau khi xác định được mục tiêu, bạn cần áp dụng những chỉ số đo lường cụ thể. Điều này giúp bạn xác định cách thức thực hiện mục tiêu một cách rõ ràng và hiệu quả. Khi bạn biết được con số cụ thể đại diện cho mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng hiểu hơn về bức tranh tổng thể, có kế hoạch hành động rõ ràng hơn và dễ dàng đánh giá kết quả.
Ví dụ, nếu bạn đặt mục tiêu "Tăng doanh số bán hàng," bạn cần xác định con số cụ thể, chẳng hạn như "Tăng doanh số bán hàng từ 100 sản phẩm/tháng lên 150 sản phẩm/tháng."
Mục tiêu và dự định không phải lúc nào cũng dễ dàng biến thành hiện thực. Khi sử dụng mô hình SMART, ngoài việc xác định mục tiêu và đo lường chúng bằng số liệu cụ thể, bạn cũng cần xem xét tính khả thi và tính thực tế của chúng.
Trong giai đoạn này, bạn cần xem xét hai khía cạnh quan trọng:
- Thời gian dự kiến để hoàn thành mục tiêu: Cần xác định một thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu. Điều này giúp tạo áp lực và kế hoạch hóa công việc một cách hợp lý.
- Các yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu: Cần xem xét những tài nguyên, kiến thức, kỹ năng, và hỗ trợ nào cần để chinh phục mục tiêu của bạn.
Triển khai một chiến lược tốt, đặt mục tiêu phù hợp trong khung thời gian cụ thể, bạn sẽ được tiếp thêm động lực, tăng sự tập trung và bứt phá khỏi mọi giới hạn để "chạm" đến thành công. Mục tiêu lớn cần được chia nhỏ thành các bước đà, giúp bạn tiến xa hơn mỗi ngày. Điều quan trọng là đảm bảo tính khả thi và thực tế của mục tiêu, để bạn có thể đạt được chúng trong tầm tay.
Ví dụ, nếu bạn là một lập trình viên mới, đặt mục tiêu "Viết một ứng dụng di động phức tạp trong vòng 2 tháng" có thể không phải là điều khả thi.
Yếu tố Relevant trong mô hình SMART đề cập đến việc xác định mục tiêu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu hoặc sở thích cá nhân. Để tạo một mô hình SMART bền vững, cần đảm bảo rằng mục tiêu bạn đặt ra mang tính liên quan đến giá trị hoặc sự phát triển cá nhân. Trong môi trường công việc, việc thiết lập mục tiêu cụ thể cần phải liên quan đến lĩnh vực chuyên môn hoặc cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Ví dụ, nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, việc học vẽ tranh có thể không phải là mục tiêu liên quan.
Mục tiêu cần phải có một thời gian cụ thể để đảm bảo rằng bạn tuân thủ lịch trình và không trì hoãn, giúp bạn cảm thấy có áp lực để hoàn thành mục tiêu và cũng giúp bạn theo dõi tiến trình một cách hiệu quả. Xác định thời hạn giúp bạn biết được khi nào cần phải tập trung hơn, không để việc hoàn thành mục tiêu kéo dài mãi, và đảm bảo rằng bạn đạt được mục tiêu đúng thời gian quy định.
Ví dụ: Hoàn thành khóa học quản lý dự án trong vòng 3 tháng
>> Xem thêm:
SWOT là gì? Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng mô hình SWOT
5W1H là gì? Ý nghĩa và ứng dụng phương pháp 5W1H trong thực tế
Mô hình SMART giúp bạn đặt ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng hơn thông qua xác định 5 yếu tố: Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound. Khi bạn cố gắng đạt được mục tiêu mà bạn đã đặt ra, bạn sẽ phải nghĩ kỹ hơn về những gì bạn thực sự muốn. Điều này giúp loại bỏ sự mơ hồ và tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất của mục tiêu.
Mô hình còn giúp bạn có thể đo lường tiến trình và kết quả một cách dễ dàng. Bằng cách xác định các chỉ số cụ thể để đánh giá, bạn sẽ biết được liệu bạn có đang tiến triển theo đúng hướng hay không. Điều này giúp bạn thấy được những thay đổi tích cực và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết.
Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tăng doanh số bán hàng hàng tháng, bạn có thể theo dõi mức tăng trưởng cụ thể dựa trên số lượng giao dịch hoặc doanh số bán hàng và điều chỉnh chiến lược bán hàng của bạn để đạt được kết quả tốt hơn.
Trong khi bạn xác định mục tiêu, bạn đã tạo ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá sự hoàn thành. Điều này giúp bạn loại bỏ những điều dư thừa, không liên quan và tập trung vào những hành động quan trọng để đạt được mục tiêu. Bạn sẽ biết rõ hơn về những gì cần làm và sẽ tránh việc lạc hướng trong công việc.
Ví dụ, nếu bạn đặt mục tiêu tăng sự tham gia của người dùng trên trang web của bạn, bạn có thể sử dụng các chỉ số như tỷ lệ tương tác, thời gian trung bình mà người dùng dành trên trang web, hoặc số lượng lượt truy cập để đo lường và theo dõi tiến trình.
Việc áp dụng mô hình SMART trong công việc giúp bạn làm việc có kế hoạch hơn. Bạn sẽ biết chính xác nhiệm vụ cần thực hiện cũng như cách để đạt được chúng. Điều này giúp tăng hiệu suất làm việc và giảm bớt sự lãng phí thời gian và năng lượng trong công việc khác không liên quan. Đồng thời, ngoài việc bạn sẽ biết được công việc nào cần ưu tiên thực hiện, bạn có thể ứng phó với những thách thức xảy đến một cách bất ngờ bằng việc tính toán trước trong kế hoạch của mình.
Ví dụ, khi bạn đặt mục tiêu SMART cho một dự án, bạn có lịch trình cụ thể và công việc phải hoàn thành. Điều này giúp bạn tổ chức công việc và tối ưu hóa thời gian làm việc để đạt được kết quả tốt nhất.
Mô hình SMART hỗ trợ làm việc hiệu quả - Nguồn: Internet
Ưu điểm của mô hình SMART là nổi bật trong việc xác định và thực hiện mục tiêu. Mô hình này giúp làm rõ ràng mục tiêu, biến chúng trở nên dễ hiểu và dễ thực hiện hơn. Khi áp dụng, bạn có thể kết hợp nhiều kế hoạch cùng lúc, đảm bảo đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và có thời gian rõ ràng. Nó cũng giúp chia mục tiêu lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ, dễ dàng theo dõi và thực hiện từng phần.
Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình SMART là nó không phù hợp với những mục tiêu chiến lược hay mục tiêu dài hạn do thiếu tính linh hoạt trước biến động của thị trường. Mô hình này cũng thiếu sự thúc đẩy và không tạo động lực cao để hành động. Nếu áp dụng SMART thời gian dài, có thể hình thành chứng nghiện thành tích, không chú trọng hiệu quả và gây xói mòn văn hoá làm việc. Cuối cùng, việc liên tục làm việc để hoàn thành mục tiêu có thể làm giảm hạnh phúc nội bộ và đánh mất giá trị làm việc.
Mục tiêu: Tôi sẽ trở thành một quản lý Marketing trong 1 năm
Áp dụng mô hình SMART:
- Specific: Tôi sẽ bắt đầu tăng số lượng, chất lượng dự án tôi quản lý
- Measurable: Dự án hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí leader sẽ đạt được gấp đôi lượt chuyển đổi so với dự án trước.
- Achievable: Tôi đã từng đảm nhiệm vị trí team leader ở một số dự án marketing trước đây
- Relevant: Tôi mong muốn có được vị trí cao hơn để được mọi người công nhận và cống hiến nhiều hơn cho công ty
- Time-bound: Tôi sẽ bắt đầu dành thời gian trau dồi kỹ năng quản lý cũng như chuyên môn của mình từ ngày mai và duy trì liên tục
Tóm tắt ví dụ về mục tiêu SMART: Tôi cố gắng đạt được vị trí quản lý Marketing trong 1 năm thông qua việc bắt đầu tăng tăng số lượng, chất lượng dự án tôi quản lý
Mục tiêu: Tôi sẽ đạt được 7.5 IELTS trong 6 tháng
Áp dụng mô hình SMART:
- Specific: Tôi bắt đầu bằng việc luyện đề mỗi ngày
- Measurable: Mỗi ngày tôi sẽ luyện 1 bộ đề Cambridge 4 kỹ năng.
- Achievable: Lúc trước tôi đã từng học lộ trình tương tự để IELTS lấy 6.0
- Relevant: Tôi muốn trở thành có thể thành thạo cả 4 kỹ năng để hỗ trợ công việc của tôi
- Time-bound: Tôi sẽ học trong vòng 6 tháng kể từ tuần sau
Tóm tắt ví dụ về mục tiêu SMART: Tôi sẽ cố gắng đạt được 7.0 IELTS trong vòng 6 tháng bằng cách luyện tập 1 bộ đề Cambridge mỗi ngày.
Như vậy, mô hình SMART không chỉ là một khái niệm mà nó đã trở thành một phần quan trọng trong việc quản lý mục tiêu và đạt được những thành tựu đáng kể. Bằng cách thiết lập mục tiêu cụ thể, đo lường được, khả thi, có tính thực tế và thời hạn, chúng ta có thể tạo ra một hướng dẫn rõ ràng để đạt được những điều quan trọng trong cuộc sống và công việc. Hãy bắt đầu áp dụng mô hình SMART vào các mục tiêu của bạn để tạo ra những thay đổi tích cực nhé! Đừng quên theo dõi CareerViet để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nha!
Việc Làm Phú Quốc | Việc Làm Cần Thơ | Việc Làm Đà Nẵng | Việc Làm Đồng Tháp | Việc Làm Bình Dương | Việc Làm tại Hà Nội | Việc Làm TPHCM | Việc Làm Quảng Ngãi | Việc Làm Hà Nam | Việc Làm Nha Trang | Việc Làm Quảng Nam
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này