Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 54,100
Sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ giáo dục đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều ngành nghề và công việc mới tiềm năng, trong đó có các chuyên gia tư vấn tuyển sinh. Vậy nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì? Công việc của một người làm tư vấn tuyển sinh như thế nào? Tiêu chí tuyển dụng ra sao? CareerViet sẽ giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc trên qua bài viết này!
1. Nhân viên tư vấn tuyển sinh là ai? Có vai trò gì?
Nhân viên tư vấn tuyển sinh là người đại diện cho các tổ chức giáo dục để tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Họ giới thiệu, thuyết phục, tìm kiếm các học viên tiềm năng về các khóa học và chương trình đào tạo của trung tâm.
Đây cũng là người hiểu rõ chương trình giảng dạy, chương trình đào tạo, đối tượng đào tạo của trường và trung tâm (phổ biến nhất là tại các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học, kỹ năng và các trường đại học). Nhiệm vụ chính của đội ngũ tư vấn tuyển sinh là giới thiệu và tư vấn cho học sinh, phụ huynh về các chương trình học dựa trên năng lực và sở trường của từng người.
Tất nhiên, họ cũng sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin về học phí, lộ trình học, giúp "khách hàng tiềm năng" chuẩn bị hồ sơ, đăng ký khóa học. Nhân viên tư vấn tuyển sinh cũng có thể được gọi là cố vấn tuyển sinh.
Người tư vấn tuyển sinh phải nắm rõ các khóa học, chương trình đào tạo và các lĩnh vực đào tạo tại các cơ sở giáo dục. Cho nên vị trí này đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của một công ty, tổ chức giáo dục.
Tuyển sinh là một trong những công việc của người làm tư vấn tuyển sinh. Trong thực tế, người làm vị trí này có “bán hàng” nhưng họ không được gọi là nhân viên bán hàng. Nhân viên tư vấn tuyển sinh cũng thực hiện hoạt động marketing, kinh doanh nhưng họ không được gọi là nhân viên kinh doanh hay nhân viên marketing.
Chuyên viên tư vấn tuyển sinh đồng thời cũng chăm sóc khách hàng không khác gì những chuyên viên chăm sóc khách hàng nhưng họ chưa bao giờ được gọi là nhân viên chăm sóc khách hàng? Vì sao lại vậy? Bản mô tả công việc của một nhân viên tư vấn tuyển sinh mà CareerViet tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên:
- Tìm kiếm và thu hút sinh viên thông qua các kênh thông tin và mạng xã hội.
- Tham gia vào các nhóm có tiềm năng và lượng tương tác lớn trên mạng xã hội để tăng lượng khách hàng => quảng cáo khóa học.
- Quảng cáo khóa học và trả lời câu hỏi từ những học viên về nội dung khóa học, quy trình, thủ tục và dịch vụ => bán hàng.
- Chạy một số chiến dịch marketing nhỏ để đưa hình ảnh của cơ sở đến khách hàng, từ đó tiếp thị dịch vụ đến học viên và khuyến khích học viên tham gia => tiếp thị trực tuyến.
- Trả lời điện thoại của học viên, hỗ trợ học viên thực hiện thủ tục đăng ký và hoàn tất quá trình đăng ký.
- Tuyển sinh trực tiếp: Áp dụng cho các văn phòng tuyển sinh, các chương trình marketing, và những học viên có nhu cầu đã chủ động tham dự các sự kiện như "Ngày việc làm" và "Ngày hội sinh viên".
Chuyên viên tư vấn tuyển sinh cũng thực hiện marketing và bán hàng
Sau khi liên hệ thành công với khách hàng, chuyên viên tư vấn sẽ giới thiệu các khóa học, chương trình khuyến mãi của trung tâm, cơ sở đào tạo. Sau đó, nhân viên bắt đầu tư vấn và giải đáp những thắc mắc của khách hàng về các khóa học này.
Một số công việc tư vấn như sau:
Tư vấn trực tiếp:
- Chào đón học viên tại phòng tuyển sinh.
- Tìm hiểu nhu cầu chương trình học của học viên.
- Giới thiệu các thông tin về khóa học: chương trình học, học phí, chương trình giảm giá, thời khóa biểu,...
Tư vấn online:
- Nhận các cuộc gọi từ học viên.
- Giải đáp các thắc mắc qua điện thoại, thư điện tử, mạng xã hội,...
- Tìm hiểu nhu cầu dịch vụ của học viên.
- Thực hiện công tác tư vấn chuyên nghiệp về các chương trình đào tạo.
Chuyên viên tư vấn tuyển sinh cũng có trách nhiệm theo dõi và tổng hợp kết quả quá trình học tập của học sinh trong một khoảng thời gian (hàng tuần, hàng tháng, hàng năm). Điều này giúp trung tâm đánh giá chất lượng đào tạo của mình, theo dõi quá trình học tập của học viên, sau cùng gửi đề xuất cho người giám sát để lập kế hoạch cải thiện tình hình học tập của học viên.
Theo dõi và ghi chép quá trình học tập của học viên là một phần của công việc
Kết quả quá trình học tập của học viên sẽ được bộ phận tư vấn tuyển sinh thông báo và nếu cần thiết sẽ gửi cho phụ huynh để họ ghi nhận chất lượng đào tạo của trung tâm.
Một số công việc quản lý học viên khác như sau:
- Thu học phí và hồ sơ khách hàng.
- Lưu giữ và quản lý hồ sơ học viên cho từng lớp và chương trình đào tạo.
- Nhập dữ liệu học viên vào danh sách lớp (hoặc danh sách đăng ký).
- Thêm học viên vào các nhóm lớp để tiện theo dõi và quản lý.
- Tham gia dự giờ và chủ động theo dõi việc học của học viên.
- Trả lời các câu hỏi của học viên về chương trình giáo dục và đào tạo của họ trong suốt khóa học.
Ngoài các hoạt động chính liên quan đến tuyển sinh, tư vấn và quản lý khách hàng, chuyên viên tư vấn tuyển sinh còn trực tiếp đảm nhận các công việc hỗ trợ như:
- Chủ động thăm hỏi thông tin về khả năng thích ứng và tiếp nhận chương trình đào tạo của học sinh.
- Nhắc nhở học sinh về thời khóa biểu và lịch thi.
- Cung cấp thông tin bổ sung về khóa học, các khóa học khác hoặc thêm thông tin về các khóa học cũ hơn nếu cần.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ bền vững giữa sinh viên và kết nối mạng lưới khách hàng tiềm năng
- Ngoài ra, tư vấn một số dịch vụ giáo dục đặc biệt, chẳng hạn như dịch vụ giáo dục trẻ em (ví dụ: Trung tâm Anh ngữ cho Trẻ em) sẽ yêu cầu các cố vấn tuyển sinh hỗ trợ phụ huynh của học sinh.
Người làm tư vấn tuyển sinh cũng phải làm một số công việc bàn giấy
Các công việc bàn giấy liên quan đến soạn thảo văn bản, in ấn tài liệu, văn bản như:
- Nhận email liên quan đến hồ sơ học sinh.
- Liên hệ với giáo viên, giảng viên và phụ huynh (nếu cần).
- Tổ chức và sắp xếp lớp học.
- Kiểm tra và hỗ trợ kỳ thi tại trung tâm.
- Hỗ trợ tổ chức sự kiện, các buổi đào tạo ngoại khóa.
- Theo dõi và quản lý văn phòng phẩm.
- Tham dự các cuộc họp và phổ biến các quy định cho nội bộ trung tâm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên yêu cầu.
- Báo cáo công việc cho cấp trên.
Tư vấn tuyển sinh là một ngành nghề có nhu cầu cao ngày nay và các yêu cầu tuyển dụng cũng không quá khắt khe. Vì vậy, cơ hội cho những bạn trẻ muốn ứng tuyển vào vị trí này là rất lớn. Cụ thể, để làm việc ở vị trí này, ứng viên cần đáp ứng một số tiêu chuẩn sau:
- Có bằng cao đẳng/đại học trở lên và đã có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ khách hàng, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục trước đó.
- Nếu bạn ứng tuyển tại các trung tâm ngoại ngữ thì cần có chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng. Ví dụ bạn ứng tuyển làm nhân viên tư vấn tuyển sinh tại trung tâm dạy tiếng Hoa thì cần có chứng chỉ HSK,...
Do chuyên viên tư vấn tuyển sinh là người đại diện cho các tổ chức giáo dục nên không được thiếu kiến thức chuyên môn. Để trở thành một nhân viên tư vấn giỏi, bạn phải có các kiến thức như:
- Kiến thức về sản phẩm/dịch vụ của cơ sở: Các khóa học, chương trình đào tạo, học phí, các sự kiện đang diễn ra,..
- Nắm vững quy trình tư vấn tuyển sinh.
- Hiểu biết về thủ tục và hồ sơ nhập học.
Như đã đề cập, công việc tư vấn tuyển sinh không yêu cầu quá cao về bằng cấp, tuy nhiên việc tuyển dụng nhân viên tư vấn tuyển sinh sẽ chú ý hơn về mặt kỹ năng và kinh nghiệm. Theo CareerViet tìm hiểu, hầu hết các trung tâm giáo dục đều đòi hỏi một số kỹ năng cơ bản như dưới đây.
Nhân viên tư vấn tuyển sinh cần kỹ năng gì?
Lắng nghe khách hàng là một kỹ năng đơn giản nhưng nhiều chuyên viên tư vấn tuyển sinh lại bỏ qua bước cơ bản này. Lắng nghe tâm sự của khách hàng có thể giúp bạn hiểu được tâm lý sau đó đưa ra những thông tin, tư vấn phù hợp để khách hàng luôn hài lòng.
Đừng chỉ nói về thông tin bạn muốn cung cấp mà hãy tương tác với khách hàng và lắng nghe để khách hàng cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng bạn hơn. Lắng nghe chân thành, sử dụng giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ cơ thể để họ thấy rằng bạn đang chăm chú lắng nghe. Nếu khách hàng còn rụt rè và ít nói, hãy đặt những câu hỏi mở để giúp họ chia sẻ mong muốn của mình.
Tất cả các khách hàng đều có cá tính và nhu cầu khác nhau. Là một chuyên viên tư vấn tuyển sinh, bạn phải luôn sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ những khách hàng khó tính nhất. Khi xảy ra những tình huống không lường trước thì đây sẽ là cơ hội để bạn thể hiện trình độ và kỹ năng của mình.
Khi đối mặt với đòi hỏi khách hàng khó tính và tình huống bất ngờ, bạn cần bình tĩnh và cẩn trọng để phân tích vấn đề và tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất. Tránh những va chạm gây ra hậu quả không đáng có.
Thấu hiểu tâm lý khách hàng là phương pháp bán hàng hiệu quả nhất
Tìm hiểu nhu cầu và tâm lý khách hàng luôn là một phần quan trọng trong chiến lược chinh phục khách hàng. Bởi vì mọi khách hàng đều mong muốn được thấu hiểu nhu cầu của bản thân. Hiểu khách hàng giúp nhà tư vấn tìm ra giải pháp làm hài lòng khách hàng nhất.
Một lịch trình làm việc khoa học sẽ giúp bạn tích lũy thời gian phù hợp để đảm bảo phục vụ mọi khách hàng của mình một cách nhanh nhất. Đây là kỹ năng cần có cho bất kỳ công việc nào: Marketing, Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa và đặc biệt là ngành dịch vụ tư vấn tuyển sinh. Vì biết đâu trong khoảng thời gian làm việc không hiệu quả, bạn đã bỏ lỡ bao nhiêu khách hàng tiềm năng?
Tư vấn sai chuyên ngành cho học viên là sai lầm thường thấy
Quá trình tư vấn tuyển sinh đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về dịch vụ do nhân viên tư vấn cung cấp. Một sai lầm phổ biến của đội ngũ tư vấn tuyển sinh là tư vấn sai chuyên ngành so với sở thích và nhu cầu của học viên. Khi điều không mong muốn này xảy ra, khả năng đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp hợp lý sẽ giúp nhân viên tư vấn gỡ rối tình hình.
Bạn không nên chỉ tập trung vào khóa học muốn bán mà cần quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ nhiệt tình và tận tâm giải đáp thắc mắc sẽ thuyết phục khách hàng hiệu quả hơn. Thông cảm với khách hàng của bạn và không ép họ tham gia khóa học mà bạn tư vấn.
Tuy nhiên, hãy đưa ra lời khuyên về lợi ích của khóa học, lịch trình học phù hợp,... để khéo léo thuyết phục họ. Khi khách hàng tìm đến bạn thì chắc chắn họ đều có nhu cầu. Chỉ cần bạn khéo léo thuyết phục để tạo dựng niềm tin thì chắc chắn bạn sẽ có được cái “gật đầu” của khách hàng.
Hiện nay, mức lương trung bình của nhân viên viên tư vấn tuyển sinh là khoảng 8 triệu đồng/tháng. Mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 6 – 7 triệu đồng/tháng.
Mức lương khởi điểm của chuyên viên tư vấn tuyển sinh khá cao
Tuy nhiên, thu nhập vị trí này có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng tùy theo kinh nghiệm làm việc và quy mô công ty bạn ứng tuyển. Bạn có thể tham khảo chi tiết mức lương ở các doanh nghiệp đang tuyển dụng việc làm nhân viên tư vấn tuyển sinh tại CareerViet.vn để biết thêm thông tin nhé!
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của ngành kinh doanh dịch vụ giáo dục, nhu cầu tuyển dụng chuyên viên tư vấn tuyển sinh tại các trung tâm, trường phổ thông, đại học, trung tâm dạy nghề,… ngày một tăng cao, kể cả sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm cũng có thể ứng tuyển.
Để tìm việc làm nói chung và việc làm nhân viên tư vấn tuyển sinh nói riêng, ứng viên có thể truy cập trang tuyển dụng của CareerViet để cập nhật các thông tin tuyển dụng mới nhất.
Trên đây CareerViet đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi nhân viên tư vấn tuyển sinh cần kỹ năng gì, công việc của nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì. Hy vọng những thông tin này sẽ trở thành tư liệu hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và tìm kiếm việc làm.
Top từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:
tìm việc làm | Việc làm Thiết kế đồ họa | Việc Làm Nhân viên Marketing
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này