Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,185
Phỏng vấn làm cho bạn thật sự lo lắng! Bạn không biết rõ điều gì sẽ xảy đến với mình, điều duy nhất mà bạn biết là bạn đang trải qua một buổi đánh giá năng lực chứ không phải là một buổi kiểm tra đơn thuần.
Trong quá trình kiểm tra bạn phải đối mặt với những thực tiễn chứ không đơn thuần là lý thuyết mà bạn từng biết. Các cuộc kiểm tra thật sự không phức tạp lắm, chỉ đơn thuần là xem bạn có đáp ứng được những yêu cầu cần thiết hay không? Nhà tuyển dụng sẽ có những phương thức đặc biệt để đánh giá năng lực của bạn. Năng lực chuyên môn của bạn trong từng lĩnh vực không chỉ là những gì mà nhà tuyển dụng yêu thích mà đôi khi nhà tuyển dụng còn học hỏi được nhiều điều thông qua những câu trả lời của bạn đối với những câu hỏi dạng:
1. Bạn có sẵn sàng cho công việc sắp tới chưa?
2. Bạn có sẵn sàng chịu đựng những áp lực để hoàn thành công việc hay không?
3. Bạn có kỹ năng quản lý hay không?
Mỗi cuộc phỏng vấn đều hướng đến mục tiêu tìm ra những câu trả lời xuất sắc cho những câu hỏi thực sự thông minh như: “ Bạn có mong muốn gì nếu trở thành nhân viên của công ty?”.
Khi một nhà tuyển dụng hỏi bạn về các kỹ năng chuyên môn và những tình huống cụ thể mà bạn đã trải qua có nghĩa là họ đang muốn tìm hiều xem có thật là bạn có những kinh nghiệm trong công việc như những gì bạn nói hay không. Những câu hỏi như thế nhằm xác định mức độ đáng tin cậy về mặt thông tin mà bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng.
Một loạt câu hỏi như sau có thể bạn sẽ gặp như: Bạn có quan tâm đến việc tuân thủ các giờ giấc làm việc của công ty và cá nhân bạn có làm việc theo một lịch trình đã lên sẵn. Bạn có cảm thấy dễ dàng hòa nhập vào môi trường văn hóa của công ty? Bạn là người có kỹ năng làm việc và giải quyết các vấn đề trong nhóm chứ? V.v…
Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các nhân viên mới rất khó hòa hợp với môi trường làm việc và văn hóa trong công ty, nếu bạn không tạo ra được niềm tin và giá trị cốt lõi đối với “sếp” thì rất khó tạo nên các mối quan hệ công việc hiệu quả.
Bạn cần phải nhớ rằng phỏng vấn mang đến cho bạn cơ hội để có thể đánh giá về một công ty nào đó hoặc một vị trí nào đó trong công ty. Bạn có thể yêu cầu nhà tuyển dụng cung cấp cho bạn một số thông tin về các chính sách, kỹ thuật và các nghi thức giao tiếp của công ty nếu có. Khi tham dự một buổi phỏng vấn nào đó, bạn sẽ có cơ hội quan sát và đánh giá về môi trường nơi mà có thể bạn sẽ làm việc trong tương lai.
Hãy nhớ rằng những điều quan trọng nhất mà bạn cần đánh giá là giá trị của công việc mà bạn sắp đảm nhiệm, về cách thức tổ chức, về văn hóa của công ty, về những người chủ tương lai…Tất cả đều là cơ hội dành cho bạn để quyết định xem vị trí công việc mới, môi trường mới và cộng đồng mới có thật sự phù hợp với bạn, vì thế trước khi quyết định chấp nhận một công việc nào đó hãy dành cho mình một chút thời gian để tìm hiểu thật kỹ về môi trường nơi mà bạn sẽ trải qua phần lớn cuộc sống của mình trong đó!
Source: HRvietnam
Please sign in to perform this function