Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 15,415
Năm 1998, Craig Barrett thay thế ông Andy Grove, một tài năng kinh doanh của nước Mỹ, làm Giám đốc điều hành tập đoàn Intel đúng thời điểm tập đoàn này đang gặp khó khăn bởi những cuộc cạnh tranh khốc liệt và thua lỗ lớn khi đầu tư vào các công ty chấm Com cùng những hoạt động kinh doanh khác. Mặc dù là tập đoàn đứng đầu thế giới về sản xuất bộ vi xử lý nhưng tình hình tài chính của tập đoàn vẫn cực kỳ bi đát. Từ tháng 11/2000 tới tháng 1/2003, giá cổ phiếu của Intel giảm 2/3, giới truyền thông và một số nhà nghiên cứu đã cho rằng có thể đây là thời điểm suy tàn của đế chế huyền thoại này.
Chân dung Giám đốc điều hành Intel
Trong thời điểm khó khăn này, chiến lược hoạt động của Barrett là tập trung đầu tư cho các nhà máy sản xuất của Intel và đưa tập đoàn trở lại quỹ đạo của mình - đó là chú trọng sản xuất chíp silic, bộ óc của tất cả các thiết bị số. Thời điểm khó khăn nhất là năm 2001, Barrett đầu tư tới 7 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu - triển khai và nâng cấp trang thiết bị cho các nhà máy của Intel. Quyết định đầu tư đúng vào lúc doanh thu sụt giảm gây tranh cãi gay gắt trong nội bộ tập đoàn. Nhiều người nghi ngờ không biết Intel có đứng vững trên thị trường hết mùa đông năm đó hay không. Thời gian đã chứng minh chiến lược của Barret là hoàn toàn đúng đắn, với năm xí nghiệp sản xuất chíp trên toàn thế giới, giờ đây Intel đã bắt đầu thu được những lợi nhuận từ thị trường. Quý IV/2003, tập đoàn đã hồi phục với tốc độ tăng trưởng 13% và giá cổ phiếu tăng 54% so với hồi đầu năm 2003. Intel đã thực sự hồi sinh và mục tiêu lúc này của Barrett là tiếp tục tăng tỷ lệ tăng trưởng lên mức 19% và khôi phục Intel thành tập đoàn công nghệ cao với tốc độ tăng trưởng cao. “Tài năng của Barrett đã củng cố ưu thế sản xuất của Intel”, một nhà kinh tế nhận xét.
Barrett muốn tăng cường sự hiện diện của Intel tại các nước đang phát triển và tham gia vào các thị trường mới như sản xuất bộ vi xử lý cho điện thoại di động và sản xuất các thiết bị mạng. Khi ông tiếp quản Intel từ Grove, doanh thu hàng năm của Intel tại Châu Á chỉ đạt 5,5 tỷ USD. Hiện con số này đã lên tới 12 tỷ và doanh thu từ nước ngoài chiếm tới ¾ tổng doanh thu của Intel. Trong khi thị trường máy tính trong nước suy giảm thì Barrett đã nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh sang thị trường nước ngoài. Lúc Intel khó khăn, có người đã khuyên ông chỉ nên chú trọng thị trường trong nước để giảm chi phí, nhưng Barrett khẳng định phải tìm hiểu thị trường Trung Quốc và Ấn Độ bởi việc sử dụng máy tính ở hai nước này vẫn còn tương đối thấp và đây sẽ là cơ hội để Intel phát triển và ông đã đúng.
Dù thành công ở thị trường Châu Á nhưng tình hình kinh doanh của Intel tại Mỹ vẫn rất trì trệ. Đó là lý do vì sao mục tiêu tiếp theo của Barrett là xâm nhập các thị trường mới như điện thoại di động và những thiết bị gia dụng điện tử như tivi mà hình phẳng. Theo Barrett, các thị trường này đang trong giai đoạn quá độ giống như máy tính đã trải qua 10 năm trước đây. Các nhà sản xuất các sản phẩm này sẽ sử dụng các bộ vi xử lý tiêu chuẩn của Intel để nhanh chóng sản xuất ra các sản phẩm có giá thành rẻ hơn. Nhưng đây cũng không phải là một mục tiêu dễ dàng.
Craig Barrett năm nay 65 tuổi, ông sinh ra và lớn lên tại San Francisco. Hồi trẻ, Barrett mơ ước trở thành một kiểm lâm nhưng rồi cuối cùng lại theo học khoa cơ khí của trường đại học Stanford chỉ vì trường này không có khoa lâm nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm giáo viên của trường cho tới khi chuyển sang làm việc cho Intel vào năm 1974. Trong thời gian 10 năm, ông đã nâng cấp toàn bộ mạng lưới sản xuất chíp của Intel trên toàn thế giới bằng phương pháp kết hợp những kinh nghiệm kinh doanh tốt nhất của Mỹ và Nhật Bản. Hiện mạng lưới nhà máy chế tạo và lắp ráp chíp cho phép Intel sản xuất bộ vi xử lý nhiều hơn và hiệu quả hơn bất cứ đối thủ cạnh tranh nào. Ngay cả người tiền nhiệm của ông là Grove cũng phải thừa nhận: “Craig đã mất 20 năm để chỉ cho tôi thấy công việc của tôi trước đó luộm thuộm như thế nào”.
Trong công ty, Barrett nổi tiếng là người có những đòi hỏi khắt khe. “Ông ấy cứng rắn gần như tới mức phi lý”, Giám đốc Tài chính Andy Bryant nhận xét. Nhưng ngoài công ty thì ông lại là người cực kỳ khiêm tốn. Do Intel chú trọng thị trường nước ngoài nên Barrett cũng phải đi nhiều hơn. Chỉ trong một ngày, ông phải bay tới vài nước để tham dự các cuộc họp ở các nước này. Những khi rảnh rỗi, ông thích dành thời gian của mình cho gia đình và không thích xuất hiện trước giới truyền thông. “Khi không phải làm việc, tôi thích cầm cần câu cá hoặc cưỡi ngựa hơn là xuất hiện trên các kênh truyền hình”, ông nói.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: (Theo TTNN)
Please sign in to perform this function