Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 52,086
Sở trường là những điểm mạnh, ưu điểm, những yếu tố mang tính tích cực của bản thân mỗi người. Có thể hiểu sở trường là giỏi, am hiểu, thành thạo ở một lĩnh vực nào đó. Bạn có thể sẽ nhầm lẫn giữa năng khiếu và sở trường. Năng khiếu chỉ là một phần của sở trường. Năng khiếu tạo nên sở trường, là bước đệm giúp phát huy sở trường. Có thể chia sở trường thành 3 hạng mục khác nhau:
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? (Nguồn: Internet)
Trái ngược với sở trường, sở đoản là những điểm yếu, những khía cạnh bạn còn yếu kém và cần khắc phục. Khi được hỏi đến sở đoản, đa phần ứng viên sẽ rất khó trả lời và đòi hỏi ứng viên phải khéo léo, tinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo sự trung thực. Đừng lúng túng và bối rối khi gặp phải câu hỏi này, cách tốt nhất để trả lời câu hỏi điểm yếu của bạn là gì chính là nhấn mạnh vào mặt tích cực và giảm điểm yếu đến mức tối thiểu.
Nhờ sự tư vấn của các mối quan hệ xung quanh: Bạn có thể nhờ đến các mối quan hệ thân thiết như gia đình, bạn bè đưa ra những lời nhận xét khách quan về bạn. Vì đây là những người tiếp xúc với bạn thường xuyên nên sẽ hiểu bạn một cách tương đối. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến những chương trình hướng nghiệp, những buổi hội thảo để tham khảo ý kiến các chuyên gia về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
Làm những bài trắc nghiệm hướng nghiệp cũng là một cách để tìm ra sở trường và sở đoản của bản thân. Hiện nay, bạn không cần đi đâu xa mà có thể tìm những bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp trên google.
Trắc nghiệm hướng nghiệp giúp xác định sở trường, sở đoản của bạn (Nguồn: Internet)
Chủ động đặt những câu hỏi về việc làm thường ngày: Bạn cảm thấy thích thú và không thích điều gì? Trong những việc làm thường ngày, việc gì bạn làm tốt và những gì chưa tốt? Từ đó tìm ra thế mạnh và điểm yếu của mình.
Mỗi người cần liên tục hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau để theo dõi và nhận định bản thân vì để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là cả một quá trình dài. Qua quá trình trải nghiệm, những đánh giá và kinh nghiệm thu được sẽ giúp bạn tìm ra sở trường và sở đoản của mình.
Trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn, bạn vẫn sẽ thường nghĩ nhà tuyển dụng chỉ hỏi những câu hỏi về kỹ năng chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm,... Nhưng trên thực tế, nhà tuyển dụng rất quan tâm đến tính cách của ứng viên. Thông qua câu trả lời về sở trường, sở đoản sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách và cân nhắc ứng viên đó cho vị trí mà họ tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng rất quan tâm đến những điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, nếu nhà tuyển dụng quyết định lựa chọn ứng viên thì việc biết trước sở trường và sở đoản của nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đào tạo phù hợp. Trong môi trường làm việc, nếu cấp Quản lý nắm rõ sở trường và sở đoản của nhân viên thì sẽ khai thác tốt khả năng của họ.
Để trả lời câu hỏi về sở trường, bạn nên trình bày những kỹ năng và sở trường đặc biệt của bản thân. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí ứng tuyển nhờ vào điểm mạnh này. Tốt hơn hết, bạn nên phác thảo chúng trước ở nhà. Thiết lập một danh sách có liên quan đến ba hạng mục ở trên như sau:
Cách trả lời câu hỏi sở trường (Nguồn: Internet)
Lựa chọn 3 trong số 5 thế mạnh phù hợp với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Ví dụ: khi bạn ứng tuyển vào vị trí Biên phiên dịch tiếng Anh, hãy trình bày về khả năng giao tiếp, trình độ tiếng Anh, những sự kiện bạn đã từng phiên dịch qua.
Dường như đây là câu hỏi “khoai” nhất trong phần phỏng vấn. Cách tốt nhất để vượt qua câu hỏi này đó là giảm điểm yếu tới mức tối thiểu và vẫn tập trung vào sở trường.
Nắm rõ sở đoản của mình là gì để không bị lúng túng và câu trả lời của bạn phải khớp với những gì đã viết trong CV.
Chọn ra một sở đoản cũng như phương án giải quyết nó. Tránh xa những khía cạnh cá nhân mà tập trung vào các đặc điểm chuyên môn.
Ví dụ: “Tôi tự hào mình là một người có ngoại hình ưa nhìn. Tuy phải nói thật rằng, đôi khi tôi hay quên những chi tiết nhỏ, nhưng chắc chắn điểm yếu này sẽ được “lấp đầy” bởi một ai đó tỉ mỉ và cẩn thận trong nhóm làm việc”.
Trình bày rõ ràng, hợp lý những ưu điểm để làm nổi bật và thể hiện sự chân thật của bạn. Một số ưu điểm cần có:
Chỉ nên chọn 3 sở đoản của bản thân đưa vào CV, tránh liệt kê quá nhiều vì CV có nhiều nhược điểm chắc chắn sẽ lu mờ. Hãy trình bày khéo léo, thể hiện sự cố gắng của bản thân trong việc khắc phục yếu điểm một cách tốt nhất.
Bạn nên hạn chế tối thiểu những điểm yếu khi viết CV (Nguồn: Internet)
Tóm lại, để thể hiện tốt cho buổi phỏng vấn, bạn nên liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ra giấy, luyện tập trước bằng nhiều cách khác nhau và chọn ra phương án tốt nhất. Hy vọng những thông tin CareerViet cung cấp qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được sở trường, sở đoản là gì cũng như cách thể hiện giúp chinh phục mọi nhà tuyển dụng.
Để xem thêm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, nhanh tay truy cập website CareerViet với vô vàn cơ hội đang chờ bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mức lương từng công việc cụ thể tại VietnamSalary.vn nhé!
Top những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:
tìm việc làm | Tuyển dụng công ty Samsung Quận 9 | Thực tập sinh chứng từ xuất nhập khẩu TPHCM | Tìm việc làm Quận 1 chợ tốt | việc làm Cần Thơ | telesales | việc làm Biên Hòa | việc làm Nha Trang | việc làm Gia Lai | việc làm quận 12 | tìm việc làm Quy Nhơn | tuyển dụng Vĩnh Long | việc làm tại tphcm
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function