Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 32,518
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã tăng lương và tăng thêm phụ cấp cho nhân viên nhằm đối phó với tình hình giá cả tăng cao và xem đây là một giải pháp đối với công tác nhân sự trong bối cảnh khó khăn do lạm phát.
Thông tin trên dựa theo một nghiên cứu do Công ty tư vấn nhân sự Talent Net (Việt Nam) và Công ty Mercer - doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, gia công và đầu tư của Singapore, đối tác của Talent Net, tiến hành trên 120 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 95% là các doanh nghiệp nước ngoài.
Kết quả khảo sát cho biết có trên 50% các doanh nghiệp chấp nhận giải pháp tăng lương. Lý do là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phải đối mặt với lạm phát, và họ chọn tăng lương cho nhân viên để giúp nhân viên phần nào cân bằng được cuộc sống. Ngoài tăng lương bổ sung, có gần một phần ba số doanh nghiệp chọn cung cấp thêm phụ cấp.
Theo bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc của Talent Net, mục đích chính của cuộc khảo sát này là để tìm hiểu các công ty lớn tại Việt Nam - chủ yếu là các công ty nước ngoài, có biện pháp đối phó thế nào đối với tình hình lạm phát đang tăng cao.
Trong 120 công ty tiến hành khảo sát, có 19% là các công ty trong ngành tài chính ngân hàng, 13% là các công ty trong ngành hàng tiêu dùng, 11% trong lĩnh vực sản xuất, 11% trong lĩnh vực hóa chất, 8% trong lĩnh vực công nghệ cao, 7% trong lĩnh vực dầu và khai thác quặng, 6% các công ty trong lĩnh vực dược phẩm và 25% trong các lĩnh vực còn lại.
Theo Talent Net, phần lớn các công ty chấp nhận tăng lương bổ sung là những công ty có ít nhân viên, hay các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Lợi nhuận trong năm thu về cao nên có thể bù đắp các khoảng chi phí thấp.
Trong khi đó, các công ty trong lĩnh vực sản xuất, do có số lượng nhân viên đông nên chọn giải pháp tăng lương cho các công nhân trực tiếp sản xuất, một phần do lương họ thấp và là những người chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ lạm phát. Tuy nhiên, tỷ lệ các công ty chấp nhận tăng lương bổ sung cho các công nhân trực tiếp là rất thấp.
Bà Trinh nói rằng trên thực tế, bản thân các doanh nghiệp là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất và trực tiếp do lạm phát tăng. Chi phí hoạt động tăng cao làm giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp cũng hiểu rõ nhân viên của họ cũng bị ảnh hưởng, do vậy các doanh nghiệp đã suy nghĩ đến việc giúp đỡ phần nào cho cuộc sống của họ. “Mặc dù lợi nhuận của họ có thể bị giảm nhưng các doanh nghiệp cho biết quan trọng nhất đối với họ chính là việc giữ người. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận tăng lương bổ sung và thêm phụ cấp”, bà Trinh cho biết thêm.
Theo cuộc khảo sát, có khoảng 20% cho biết họ sẽ áp dụng cùng một tỷ lệ tăng lương bổ sung cho các nhân viên ở các cấp bậc và phòng ban khác nhau. Phần lớn phần tăng bổ sung nằm trong mức 10% trở lại. Nhìn chung cho các cấp bậc thì có 43% chấp nhận tăng lương bổ sung trong khoảng 6% trở lại trong khi có 29% chấp nhận tăng trong mức 6-10%.
Riêng về lương cho các chuyên gia, có khoảng 31% cho biết họ sẽ tăng lương bổ sung trong mức 6% trở lại, trong khi 34% còn lại đồng ý tăng bổ sung ở mức 6-10%. Ở các vị trị lãnh đạo chủ chốt, 60% các công ty cho biết họ sẽ tăng lương bổ sung trong mức 6% trở lại trong khi 20% các công ty chấp nhận tăng bổ sung trong mức 6-10%. Riêng về các nhân viên văn phòng, 40% các công ty cho biết họ có thể tăng lương bổ sung trong mức 6% trở lại trong khi 29% cho biết họ chấp nhận tỉ lệ 6-10%.
Về phụ cấp, phụ cấp thức ăn là lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp, với 50% các công ty cho biết họ sẽ cung cấp mức trợ cấp thấp hơn 100.000 đồng/tháng. Trợ cấp chi phí xăng dầu là lựa chọn thứ hai của các công ty, phần lớn các công ty được khảo sát cho biết họ có thể cung cấp mức trợ cấp xăng dầu vào khoảng 100.000-400.000 đồng/tháng. Khoảng 50% các công ty chọn trợ cấp quần áo ở mức 100.000-400.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, còn có các hình thức trợ cấp khác, chẳng hạn thuốc men, chi phí điện thoại và đi lại và chi phí cho con cái. “Theo tôi, xu hướng các doanh nghiệp sử dụng trợ cấp về các loại chi phí, bảo hiểm và trách nhiệm sẽ tăng trong thời gian tới”, bà Trinh cho biết.
Ngoài lương bổng và trợ cấp, cuộc khảo sát còn cho thấy khoảng 37% các công ty cho biết chi phí hoạt động sẽ tăng ít nhất là 20% do ảnh hưởng của lạm phát, trong khi có đến 55% cho biết chi phí họat động tăng khoảng 20-30%.
Để đối phó với lạm phát, có đến 68% doanh nghiệp cho biết họ đã và đang thực hiện các giải pháp trong khi số còn lại cho biết họ sẽ đợi và sẽ tính đến phương pháp đối phó sau. Trong số này, 68% cho biết họ sẽ áp dụng các giải pháp đối phó vào giữa hoặc cuối năm tài chính (fiscal year) trong khi một phần ba còn lại cho biết họ sẽ áp dụng giải pháp vào các thời điểm khác của năm.
Source: Theo Pháp luật TPHCM
Please sign in to perform this function