Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 56,180
Thực tập là công đoạn bắt buộc với mỗi sinh viên. Tuy nhiên, theo nhiều nhà tuyển dụng, nếu các bạn trẻ biết tận dụng cơ hội này thì việc có một suất làm việc tại các công ty ao ước là chuyện nằm trong lòng bàn tay.
Ngược lại, nếu xem thực tập là việc bắt buộc phải làm thì sinh viên đã bỏ phí thời gian để có một công việc ưng ý.
Thực tập cũng cần kế hoạch
Ông Nguyễn Quốc Nam, Giám đốc nhân sự Công ty Kimberly Việt Nam, trong hội thảo “Mức lương khởi điểm dành cho sinh viên mới tốt nghiệp” tại ĐH Kinh tế TPHCM ngày 27/12/2007 nhận định: Thực tập là công việc đầu đời, không nên chọn bừa bất cứ công việc nào và công ty nào. Thực tập việc gì và ở đâu phải nằm trong kế hoạch của mỗi sinh viên chứ đến năm cuối mới lo thì hơi muộn. Nên chọn công việc trước khi chọn công ty. Khi chọn công ty thì phải xác định mình muốn gì ở đó: lương cao, công việc thách thức hay được đào tạo phát triển.
Đồng ý với nhận định này, ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty Kiềm Nghĩa nói: “Sinh viên không nên xem thực tập là một thủ tục bắt buộc. Các bạn nên xây dựng kế hoạch: sẽ làm gì trong thời gian thực tập. Nên hỏi công ty rằng: các anh có thể giao cho em việc gì. Công ty sẽ giữ các bạn lại nếu bạn làm tốt công việc mà công ty đang cần”.
Ông Quốc Nam cũng cho rằng khi doanh nghiệp đã nhận sinh viên thực tập thì họ cũng có ý định giữ người lại. Vì thế, nếu biết tận dụng thì đây là cơ hội của người trẻ.
Tuy nhiên, để xác định được công việc nào, công ty gì mà mình muốn thực tập, làm việc lâu dài thì sinh viên phải biết mình đam mê những gì, mình là ai và có thể phù hợp với việc nào. Ông Nam khuyên sinh viên nên tự đặt cho mình câu hỏi: có thật sự đam mê lĩnh vực mình đang học, đang làm hay không. Nếu không thì hãy tạo nên đam mê, cố gắng nghiên cứu nhiều tài liệu xem công việc thế nào.
Khi đã quyết định thì dù niềm đam mê chưa đạt 100% thì vẫn phải cố gắng. Cứ cố gắng thì sẽ hơn người khác. Nếu xác định mình làm trong lĩnh vực mình không rành thì một ngày nên làm trung bình 14-15 giờ. Quan điểm của ông Nguyễn Xuân Hải là những gì các bạn làm ngoài giờ học thì đó làm đam mê. Và nhà tuyển dụng sẽ đánh giá điều này qua cách làm hồ sơ xin việc, các kỹ năng tích lũy thời sinh viên.
Để biết mình là ai, ông Hải bày cho sinh viên nên viết ra giấy kiến thức của mình (biết chuyện gì, biết tới đâu, có cần cho công việc sau này không), kỹ năng (có bao nhiêu bạn bè, nói chuyện với mọi người thế nào, kỹ năng bán hàng, làm thêm…)…
Khi sinh viên đến một cơ quan thực tập thì một tờ giấy giấy thiệu là chưa đủ. Ông Hải nói: “Tôi không chấp nhận một sinh đến thực tập như thế. Khi đi thực tập, họ phải mang đến công ty một kế hoạch hành động, cùng xây dựng một kế hoạch thực tập với công ty, Khi đó, tôi sẵn sàng nhận vào công ty và sẽ cùng sinh viên xây dựng một chương trình thực tập đầy hoài bão”.
Lương khởi điểm, bao nhiêu cho đủ?
Từ thực tập đến khi ra trường, xin việc chỉ là một chuỗi những tháng ngày vất vả của các bạn trẻ. Sinh viên ra trường, vậy mức lương bao nhiêu là đủ? Chị Tiêu Yến Trinh, Giám đốc Công ty Kết nối nhân tài - Tailent Net cho rằng sinh viên nên xác định nhóm công ty như trong nước hay nước ngoài. Ngoài ra, sinh viên cũng nên đặt ra mục tiêu dài hạn khi đề cập mức lương khởi điểm.
Chị kể câu chuyện có 2 người bạn cùng lớp có việc làm với mức lương khởi điểm khác nhau. Nhưng sau một thời gian, mức lương đã bằng nhau và tương lai thuộc về người có mức lương khởi điểm thấp hơn nhưng môi trường triển vọng hơn.
Có trường hợp một sinh viên đề nghị mức lương thỏa thuận là 3,5 triệu nhưng khi vào làm mới biết một bạn khác cùng trình độ, vào cùng một lúc nhưng ở vị trí khác có mức lương 5 triệu. Vậy nên làm thế nào?
Với trường hợp này, ông Nam cho rằng: vấn đề là bạn phải chứng thực mình có năng lực đã. Còn ông Hải thì nhận định, phải xem giá trị mà 2 bạn tạo ra có khác nhau hay không. Hiện nay, có sinh viên mới ra trường đạt được mức lương khởi điểm 8 triệu đồng. Nếu muốn đạt được con số này thì các bạn sinh viên phải đặt ra những nhiệm vụ phải làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Việc đề cập mức lương trong buổi phỏng vấn theo GĐ Nam là vấn đề tế nhị với sinh viên mới tốt nghiệp vì họ chưa hiểu thị trường lao động. Nếu đưa ra mức lương quá cao hay quá thấp cũng đều không tốt cho người xin việc. Các bạn trẻ nên lái câu trả lời về mức lương đề nghị theo hướng khác.
Không phải thành công trong buổi phỏng vấn là chắc chắn có chỗ làm. Khi công ty ra quyết định, họ sẽ dựa vào mức lương có thể chấp nhận được. Vì thế, cách an toàn nhất là bạn đã qua vòng phỏng vấn và là người được lựa chọn thì lúc này mới nên ngồi lại thảo luận về tiền lương.
Ông Nam cũng khuyên các bạn trẻ nên chủ động biến buổi phỏng vấn thành cuộc nói chuyện bình thường. Cuối giờ phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường hay hỏi bạn có câu hỏi nào nữa không. Các bạn trẻ nên đặt nhiều câu hỏi. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn rất quan tâm đến công việc.
Source: Theo Dân Trí
Please sign in to perform this function