Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 10,384
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Thật khó có thể tập trung 100% vào nhiệm vụ khi mà sếp có vẻ không còn hứng thú với công việc, với công ty và có thể là cả bạn.
“Nếu bạn có cảm giác rằng người quản lý của mình đang muốn bước ra khỏi công ty, phản ứng tự nhiên diễn ra ngay sau đó sẽ là mong muốn tìm hiểu nguyên do,” chuyên gia Lynn Taylor, giảng viên huấn luyện về nghệ thuật lãnh đạo và tác giả quyển sách “Tame Your Terrible Office Tyrant” đã nói. “Đây chính là lúc để cùng nhau đánh giá xem liệu có phải sếp đã bắt đầu bước một chân ra khỏi tập thể hay không.”
Đánh giá xem liệu có phải sếp đã bắt đầu bước một chân ra khỏi tập thể hay không
Lynn Taylor phân tích, nếu bạn đã nghi ngờ rằng sếp muốn nhảy việc và tiếp tục giữ sự dò xét đó, những dấu hiệu sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Sẽ có những hành vi khác lạ so với trước kia, như sếp đang không thể hiện hiệu suất tốt và cố dọn đường cho sự kết thúc, hay trái lại là mong muốn đi đến một môi trường có nhiều cơ hội và đãi ngộ hơn. Nhưng mẫu số chung, bất kể lý do của việc ra đi sắp tới, là sự thay đổi trong các thói quen. Lưu tâm đến trạng thái công việc của sếp là vấn đề quan trọng, bởi nó liên quan đến độ ổn định trong công việc cũng như tác động đến tương lai sự nghiệp của chính bạn, dù tốt hay xấu.
Dưới đây là 17 dấu hiệu cho thấy sếp của bạn đang có ý định nhảy việc:
1. Sếp có những thay đổi trong mô hình làm việc cũng như hành vi khác đi.
2. Công ty đang có hoạt động tái cơ cấu và tổ chức lại nhân sự.
3. Bạn nhận thấy sếp xao nhãng hoặc lơi lỏng trong cường độ làm việc.
4. Đột nhiên sếp thường xuyên nghỉ phép hoặc có nhiều chuyến đi xa.
5. Sếp hay lảng tránh những giao tiếp, hội họp hoặc trò chuyện.
6. Liên tục đưa ra cho bạn những câu hỏi “nếu như” về các vấn đề (có khả năng sếp đang cân nhắc về việc kéo bạn cùng chuyển sang công việc mới).
7. Sếp phàn nàn rất nhiều.
8. Năng lượng và nhiệt huyết của sếp có vẻ sụt giảm so với trước đây.
9. Sự khác biệt trong trang phục và cách ăn mặc (có thể là chỉnh chu hơn khi đóng bộ sơvin thay vì quần jean áo thun như mọi ngày để đi phỏng vấn).
10. Sếp mất tích khỏi văn phòng nhiều hơn hoặc không có mặt trong những giờ sinh hoạt chung với mọi người.
11. Trông sếp có vẻ “tội lỗi” hoặc hành xử chút gì đó “mờ ám”.
12. Trở nên hết sức bí mật khi làm việc.
13. Sắp xếp hoặc dọn dẹp lại bàn làm việc.
14. Sếp không còn tư vấn cho cấp dưới hoặc bớt cam kết với đồng nghiệp khác.
15. Sếp giao cho bạn nhiều việc hơn.
16. Họp hành với cấp trên và ban lãnh đạo nhiều hơn.
17. Bạn có một cảm giác mơ hồ gây bồn chồn rằng dường như sếp đang có những kế hoạch mới.
Sếp không còn tư vấn cho cấp dưới hoặc bớt cam kết với đồng nghiệp khác
Trên đây là một số dấu hiệu phổ biến, không nhất thiết nó sẽ luôn nói về vấn đề chúng ta vừa bàn bạc ở trên, nhưng rất đáng tin cậy mà bạn có thể dùng làm căn cứ để tìm hiểu về trạng thái của sếp đối với công việc. Tin rằng khi biết quan sát và tìm hiểu cặn kẽ, 17 dấu hiệu này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị phù hợp khi “tình thế đã đến”.
Còn bây giờ, nếu bạn đang quan tâm rằng “nhân viên nên làm gì khi sếp sắp ra đi” thì hãy cùng CareerViet.vn xem thêm một bài viết hữu ích về chủ đề này nữa nhé.
Nguồn hình: Internet
Nguồn: Nguồn: Business Insider
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này