Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 19,911
Đàm phán lương có thể là viễn cảnh đáng sợ nếu như bạn là người hướng nội, nó bắt bạn phải mạo hiểm và rời khỏi vùng an toàn của riêng bản thân. Có lẽ kịch bản này rất quen thuộc: Bạn bước vào phòng sếp với tâm trạng hồi hộp, vụng về đóng cửa lại, rồi bắt đầu nói năng lúng túng. Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng chẳng hiểu sao, trong giây phút quan trọng nhất của cuộc đàm phán, bạn không thể hiện được gì nhiều những suy nghĩ đã chuẩn bị sẵn trong đầu.
Mọi kỹ năng đều cần luyện tập, kể cả việc đàm phán lương đối với người vốn sẵn tự tin. Vì vậy, nếu bạn thuộc tuýp người hướng nội và hơi rụt rè, bạn sẽ càng cần tham khảo ngay với CareerViet.vn 4 lời khuyên sau để giúp ích hơn cho một buổi đàm phán tưởng khó nhằn nhưng vẫn luôn có cách để vượt qua nhé.
Có một điều bạn cần nắm rõ để tránh bị áp lực tâm lý. Bạn sẽ không nên bị công ty sa thải chỉ vì đã đề nghị tăng lương! Còn nếu bạn lỡ “xui xẻo” rơi vào trường hợp như thế thì đó rõ ràng không phải là một nơi nên gắn bó lâu dài. Nghiên cứu của PayScale cho thấy 70% những người yêu cầu tăng lương đã được đáp ứng, bằng cách này hay cách khác. Nếu thực sự tin rằng mình xứng đáng được nhận mức lương cao hơn hiện tại, hay thời hạn bạn được hứa tăng lương đã trôi qua khá lâu, hãy dũng cảm lên tiếng. Bạn cần được nhận những gì theo thoả thuận!
Hãy tìm hiểu cẩn thận trước khi bước vào buổi đàm phán! Tham khảo thông tin từ các chuyên trang như VietnamSalary để xác định mức lương cập nhật nhất và phù hợp với vị trí hiện tại của bạn. Trò chuyện thêm với đồng nghiệp hoặc bạn bè để tham khảo thêm nhiều yếu tố khách quan khác nhưng hãy chuyên nghiệp, đừng cố hỏi hay tiết lộ một con số cụ thể khi điều đó không cần thiết. Hãy nhớ rằng yếu tố ảnh hưởng đến lương bao gồm cả vị trí công ty đặt văn phòng và quy mô doanh nghiệp. Các tập đoàn lớn thường trả cao hơn các doanh nghiệp nhỏ. Tất nhiên, bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm của bạn cũng đóng vai trò quyết định. Xem xét cẩn thận tất cả yếu tố tác động trước khi yêu cầu được tăng lương.
Hãy lên lịch hẹn trước với sếp của bạn. Không cần thiết phải tiết lộ hết mọi suy nghĩ của mình từ trước, nhưng bạn đừng đặt sếp vào tình huống bị động hay bất ngờ khó xử. Hãy nói rằng bạn cần một buổi họp riêng trao đổi về sự phát triển và mục tiêu nghề nghiệp cá nhân. Hãy phác thảo sơ về những điều muốn nói. Suy nghĩ về công việc bạn đã hoàn thành trong quý vừa qua, 6 tháng gần nhất, những chặng đường mà bạn đã tạo ra tác động hay mang về kết quả đáng kể cho vị trí đảm nhiệm. Hãy đưa ra từ ba đến năm thành tựu cụ thể và đóng góp của nó ra sao trong việc phát triển doanh nghiệp.
Ví dụ: Tôi là một trong những nhân viên suất sắc hàng đầu của bộ phận kinh doanh với doanh số bán hàng hai quý liên tiếp đều vượt 35% chỉ tiêu đặt ra. Tôi có khả năng đàm phán tốt để chinh phục các khách hàng lớn cho công ty. Đồng thời trong quá trình làm việc vừa qua, tôi đã phát triển mạnh hơn kỹ năng thuyết trình, cũng như học thêm được kỹ năng quản lý dự án chuyên nghiệp…
Muốn được tăng lương nói đi đừng chờ nữa! Quan trọng nhất là bạn cần tạo một kịch bản trò chuyện hợp lý từ trước rồi luyện tập nhằm đạt kết quả tốt nhất có thể. Nhưng phải cẩn thận, tuyệt đối tránh trình bày quá máy móc, lý thuyết và nói như trả bài. Nhớ rằng đây là một buổi thảo luận, nó có chủ đề và các diễn biến phát sinh tự nhiên. Nếu bạn quá phụ thuộc vào kịch bản của mình, bất kỳ câu hỏi ngẫu nhiên nào từ sếp cũng khiến bạn “vỡ trận” và phá hỏng toàn bộ buổi trò chuyện. Mấu chốt là bạn có chuẩn bị và thực hành trước, nhưng đừng diễn tập quá độ. Điều bạn cần là làm đi làm lại điều này một vài lần nhằm khiến bạn thực sự thoải mái và tự tin.
Tốt nhất bạn cũng nên vạch ra sẵn phạm vi bằng một mức tối thiểu, con số mà bạn không sẵn lòng thoả hiệp. Nếu tất cả đã sẵn sàng, hãy lên lịch hẹn với sếp ngay thôi nhưng hãy nhớ rằng bạn phải biết linh hoạt theo tình huống, đôi khi bạn cũng có thể cân nhắc vài quyền lợi khác thay vì tiền lương nếu đề nghị từ công ty là hợp lý. Chúc bạn có được kết quả thoả thuận đàm phán lương tốt đẹp.
Nguồn hình: Freepik
Nguồn: CareerViet Vietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này