Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,635
Quan hệ đối tác được cho là thành công khi cả hai bên cùng có lợi và cùng đạt được những mục tiêu chung. Tuy nhiên, làm sao để biết đâu là quan hệ đối tác thành công và đâu là thất bại. Câu trả lời nằm ở 9 yếu tố sau.
1. Cùng chung tham vọng và mục tiêu
Đây được xem là yếu tố hàng đầu trong việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác thành công. Khi bắt tay xây dựng một liên minh doanh nghiệp thì việc thống nhất ý tưởng, quan điểm và hướng phát triển là rất quan trọng. Vì vậy, vạch định mục tiêu rõ ràng và có sự phân định hợp lý để tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc.
2. Cam kết công hiến hết mình
Khi đối tác kinh doanh cam kết cống hiến hết mình cho việc hợp tác thì bạn sẽ không chỉ an tâm bởi đã có người san sẻ trách nhiệm công việc mà còn tránh những bất đồng cá nhân có thể xảy ra.
3. Mở rộng giao tiếp
Tích cực bàn bạc và liên lạc qua lại với đối tác dựa trên sự thẳng thắn, trung thực và kịp thời là cách rút ngắn khoảng cách giữa bạn và đối tác. Ngoài ra, việc giao tiếp thường xuyên cũng góp phần giúp đôi bên giảm thiểu tối đa những hiểu lầm không đáng có trong quá trình hợp tác.
4. Xác định vai trò của từng bên
Đây được xem là cách làm hiệu quả để phân định trách nhiệm quyết định của đôi bên. Hiểu được vai trò cũng như phạm vi giải quyết công việc sẽ giúp đôi bên làm việc có trách nhiệm, tránh nhầm lẫn và tạo điều kiện để các hoạt động diễn ra một cách trơn tru, nhanh chóng.
5. Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau
Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau là hai tiêu chí hàng đầu để xây dựng mối quan hệ đối tác thành công. Để làm được điều này, đôi bên cần trực thực và rõ ràng trong các giao dịch kinh doanh. Công khai mọi khoản chi phí và luôn đề cao tinh thần làm việc thân thiện, bình đẳng và công bằng.
6. Thường xuyên đánh giá chất lượng công việc
Đây là cách để nắm bắt tình hình cũng như tiến độ công việc hiệu quả nhất. Thường xuyên đánh giá các mục tiêu đã đề ra, xem xét chất lượng công việc và tình hình phát triển để có cách bổ sung cũng như thay đổi sao cho hợp lý. Thông qua những cuộc đánh giá tổng quát, đôi bên sẽ biết được mình thiếu xót những gì và bổ sung kịp thời. Đây là cách làm hữu hiệu để tạo nên một mối quan hệ vững chắc và lâu dài.
7. Giải quyết xung đột bằng phương pháp “hòa bình”
Bất đồng là điều không tránh khỏi khi hai doanh nghiệp cùng quyết định “góp gạo thổi cơm chung”. Tuy nhiên, thay vì nóng nảy và hiếu chiến hãy giải quyết mọi thứ trong hòa bình bằng cách đối thoại và bàn bạc để đi đến thống nhất, tránh những rạn nứt không đáng có.
8. Hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau
Một mối quan hệ kinh doanh tốt được quyết định bằng sự thấu hiểu và tương trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Dẫu cho giữa đôi bên có những khác biệt về cách thức cũng như đặc thù công việc, nhưng tất cả cần dựa trên tiêu chí thấu hiểu và hỗ trợ để cùng phát triển.
9. Văn bản, hợp đồng rõ ràng
Soạn thảo một văn bản, hợp đồng với những điều khoản cụ thể, rõ ràng là điều hết sức cần thiết dẫu cho bạn có tin tưởng tuyệt đối vào đối tác. Bởi, hợp đồng cùng các điều lệ là sự ràng buộc về pháp lý giữa đôi bên Ngoài ra đó cũng là thước đo để phân chia một cách công bằng giữa đôi bên. Thêm vào đó, hợp đồng thỏa thuận còn làm tăng trách nhiệm từng bên và là cán cân phân định đúng, sai nếu giữa đôi bên nảy sinh bất đồng.
Nguồn: Theo Dân Trí
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này