Chuyên viên Marketing là ai? Điều kiện ứng tuyển là gì?

Lượt xem: 39,587

Đội ngũ Marketing là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ công ty/doanh nghiệp nào. Họ là cầu nối giúp thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng chuyên viên Marketing ngày càng tăng cao. Nếu bạn đã và đang có ý định trở thành một nhân viên Marketing chuyên nghiệp thì nhất định phải hiểu rõ công việc này là gì, yêu cầu cơ bản ra sao. Tất cả sẽ được CareerViet bật mí chi tiết trong bài viết sau đây!

1. Chuyên viên Marketing là ai?

Chuyên viên Marketing (Marketing Specialists) là tên gọi chung chỉ những người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Họ đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.

Một chuyên viên Marketing giỏi là người có chuyên môn cao, có thể theo dõi các thước đo quan trọng trong lĩnh vực Marketing như tỉ lệ chuyển đổi, lượng truy cập và đánh giá chiến dịch quảng bá thương hiệu. Đồng thời, họ cũng là người sở hữu năng lực sáng tạo không giới hạn.


Chuyên viên Marketing là vị trí luôn được các đơn vị tuyển dụng “săn đón”

Thực tế, vị trí chuyên viên Marketing luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Chính vì vậy, họ cũng mang trên vai gánh nặng rất lớn về sự kỳ vọng. Công việc của họ đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng để xây dựng nên những ý tưởng độc đáo, thu hút. Ngoài ra, khi ứng tuyển vào vị trí này, ứng viên còn phải vượt qua được sự khắt khe trong việc đánh giá trình độ chuyên môn của bản thân.

2. Mô tả chi tiết công việc của chuyên viên Marketing

Chuyên viên Marketing làm gì? Chắc hẳn đây là vấn đề được các ứng viên quan tâm nhiều nhất. Dưới đây là mô tả công việc chuyên viên Marketing một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Chuyên viên Marketing chiến lược

Đây là vị trí thực hiện các công việc liên quan đến xây dựng, quảng bá thương hiệu và đưa ra định hướng hoạt động, phát triển của chiến dịch Marketing. Cụ thể, các nhiệm vụ bao gồm:

- Lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động, chiến dịch Marketing cho thương hiệu của doanh nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết về chính sách sản phẩm, thương hiệu để phục vụ người tiêu dùng.

- Tham gia các hoạt động tổ chức chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng, quảng cáo, PR, sự kiện,... với mục đích nâng cao sự nhận diện thương hiệu.

- Lập bảng phân tích, đánh giá cơ hội phát triển của doanh nghiệp trên thị trường.

- Lập bảng báo cáo, đo lường hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

Chuyên viên Marketing quảng cáo

- Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí, đặt mức KPI cho các chiến lược Digital Marketing.

- Tiến hành triển khai thực hiện, quản lý các chiến dịch quảng cáo.

- Lập báo cáo, tối ưu các chiến dịch Digital Marketing đã triển khai.


Công việc của chuyên viên Marketing là gì?

Chuyên viên Marketing sáng tạo nội dung

- Sản xuất các nội dung phù hợp để phục vụ cho hoạt động Marketing như quảng cáo, giới thiệu website, lên ý tưởng nội dung cho Facebook,…

- Phối hợp với các bộ phận khác để sản xuất nội dung cho các chuyên mục Marketing như tờ rơi, brochure, catalogue, video,...

Chuyên viên Marketing tổng hợp

- Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch Marketing và chương trình hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

- Thu thập thông tin trên thị trường để xác định nhu cầu cũng như thị trường mục tiêu, nắm bắt “insight” của khách hàng tiềm năng.

- Nghiên cứu sản phẩm, triển khai thực hiện hoạt động phát triển sản phẩm mới.

- Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp mới cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

- Thiết lập và duy trì các mối quan hệ với giới truyền thông, đơn vị báo chí,...

- Xây dựng kế hoạch nhận diện thương hiệu cho công ty/doanh nghiệp.

- Quản lý, tối ưu hóa chi phí trên website của công ty và các nền tảng liên kết khác (Facebook/YouTube/LinkedIn,...).

- Thiết kế các ấn phẩm theo yêu cầu riêng của từng sản phẩm, đảm bảo yếu tố nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

- Sản xuất nội dung phù hợp với chiến lược Marketing, thu hút nhóm khách hàng mục tiêu.

- Hỗ trợ các phòng ban liên quan khác trong các hoạt động Marketing của công ty.

- Tham gia các sự kiện của công ty, đảm bảo văn hóa doanh nghiệp.


Công việc của Marketing Specialists sẽ phụ thuộc vào bộ phận mà bạn phụ trách trong phòng Marketing

3. Kỹ năng cần có của chuyên viên Marketing

Bên cạnh nghiệp vụ chuyên môn thì chuyên viên Marketing cần phải trau dồi một số kỹ năng cần thiết để có thể thành công hơn trong nghề. Những kỹ năng này vừa giúp bạn dễ dàng “vượt vũ môn” khi phỏng vấn, vừa là hành trang giúp bạn thăng tiến cao hơn trong tương lai.

Tư duy logic, nhạy bén với thị trường

Khả năng tư duy logic sẽ là một lợi thế đối với chuyên viên Marketing trong việc lên kế hoạch, chiến lược và trao đổi với khách hàng. Đồng thời, khi ở vị trí này, bạn cũng phải cực kỳ nhạy bén, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường để có thể nắm bắt chính xác Market size (quy mô thị trường), Competition (mức cạnh tranh) và Market share (thị phần).

Để làm được những điều kể trên, bạn phải có khả năng thu thập, xử lý thông tin khách hàng, sản phẩm,... Từ đó đưa ra chiến lược tiếp thị khách hàng phù hợp, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thị trường trong từng thời điểm khác nhau.


Marketer phải thực sự nhạy bén với thị trường để liên tục cập nhật xu thế mới trong lĩnh vực Marketing

Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng

Để có thể khai thác triệt để thị trường Marketing, chuyên viên Marketing cần xây dựng nhiều kênh vệ tinh khác nhau. Mục đích là để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, từ người cao tuổi cho đến các bạn trẻ, từ dân công sở cho đến các bà mẹ nội trợ, khách trong nước, khách ngoại quốc,... Một khi tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu, bạn cũng sẽ hiểu hơn về tâm lý cũng như nhu cầu mua hàng của họ. Điều này giúp ích rất nhiều cho chiến lược Marketing.

Khả năng lập kế hoạch hiệu quả

Song song với việc khai thác, nghiên cứu thị trường thì kỹ năng lập kế hoạch cũng rất cần thiết đối với một chuyên viên Marketing. Dựa trên mục tiêu Marketing, các chuyên viên cần biết cách phân phối đa kênh, xây dựng thương hiệu,... một cách phù hợp. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà chuyên viên Marketing cần vận dụng những chiến thuật Marketing để lên kế hoạch tối ưu và hiệu quả nhất. Kế hoạch hoàn hảo thì việc triển khai thực hiện cũng dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Kỹ năng giao tiếp tốt, ăn nói lưu loát

Marketing là một lĩnh vực đòi hỏi sự tương tác trực tiếp với khách hàng. Chính vì vậy, để trở thành một Marketer giỏi và chuyên nghiệp, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt.

Kỹ năng này sẽ giúp bạn truyền đạt đến khách hàng những giá trị mà họ đang tìm kiếm, đồng thời thuyết phục họ trở thành khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp không chỉ sử dụng với khách hàng mà bạn còn áp dụng nó để tương tác với đồng nghiệp, cấp trên. Khả năng ăn nói lưu loát cộng với phong thái tự tin, ứng xử khéo léo chính là lợi thế rất lớn đối với các Marketer.


Khả năng giao tiếp tốt và ứng xử khéo léo sẽ mang đến nhiều lợi thế cho các Marketer

Tinh thần học hỏi, sáng tạo

Thị trường Marketing luôn biến động và đổi mới từng ngày. Do đó, các Marketer phải không ngừng học hỏi và có tư duy sáng tạo để theo kịp thời đại. Hãy luôn tìm tòi những giải pháp tiếp thị và truyền thông mới nhất, hiệu quả nhất. Bởi nếu không sáng tạo, không tìm ra cái mới thì bạn không thể cạnh tranh và chắc chắn sẽ bị đào thải. Đó cũng chính là quy luật tồn tại và phát triển của ngành Marketing.

4. Cơ hội, khó khăn và thử thách trong ngành Marketing

Thời đại 4.0 ngày càng phát triển, các hoạt động Marketing cũng càng trở nên đa dạng với nhiều phương thức tiếp cận mới mẻ hơn. Song song với nhiều cơ hội được mở ra là những khó khăn cũng như thách thức mà thị trường đặt ra cho ngành Marketing. Cụ thể như sau.

Cơ hội

- Hiệu quả truyền tải thông tin đến các đối tượng cao hơn nhiều so với trước đây nhờ ứng dụng công nghệ. Khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm với đa dạng hình thức như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video,...

- Khách hàng có thể tiếp cận thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng và thực hiện các giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi nhờ vào lượng “big data”.

- Mọi sản phẩm giờ đây đều có thể minh họa chi tiết thông qua hình thức trực tuyến. Nhờ đó, khách hàng không cần phải trực tiếp đến cửa hàng để xem sản phẩm. Từ đây, hình thức kinh doanh online cũng bắt đầu lên ngôi.


Cơ hội và thách thức trong nghề Marketing

Khó khăn, thử thách

3 Vấn đề khó khăn cũng như thách thức lớn nhất mà ngành Marketing đang đối mặt hiện nay đó là:

- Thu thập “insight” khách hàng.

- Thúc đẩy nhu cầu trải nghiệm của khách hàng.

- Cách thức khai thác chiến lược truyền thông hiệu quả.

5. Điều kiện ứng tuyển chuyên viên Marketing

Điều kiện cần và đủ mà nhà tuyển dụng đưa ra cho vị trí chuyên viên Marketing đó là:

- Tốt nghiệp đại học với các chuyên ngành đào tạo liên quan đến Marketing.

- Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Marketing hoặc các vị trí tương tự.

- Thao tác thành thạo với các phần mềm, công cụ hỗ trợ làm việc trong lĩnh vực Marketing.

- Có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực truyền thông, Marketing.

- Hiểu biết về cách thức nghiên cứu, phân tích thị trường.

- Có khả năng viết lách tốt, truyền đạt thông điệp và ý tưởng một cách thu hút, hiệu quả.

- Trang bị các kỹ năng cần thiết của một Marketer (tư duy logic, sáng tạo, nhạy bén với thị trường, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp,...).

6. Thu nhập của chuyên viên Marketing

Đi đôi với sự phát triển của “thời đại số”, sức ảnh hưởng của Marketing cũng ngày càng gia tăng. Điều này tạo nên nhiều cơ hội nghề nghiệp mới với mức thu nhập hấp dẫn cho các chuyên viên Marketing. Hiện nay, mức lương trung bình dành cho vị trí này thường dao động từ 10 – 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội nhận thêm tiền thưởng, tiền hoa hồng sau mỗi chiến dịch Marketing thành công.


Lương chuyên viên Marketing hiện nay bao nhiêu?

7. Lộ trình thăng tiến của chuyên viên Marketing

Ngành Marketing được đánh giá là ngành nghề cực HOT, đặc biệt là trong những năm gần đây, khi mà công nghệ số bùng nổ. Khi làm việc trong lĩnh vực Marketing, tiềm năng nghề nghiệp của bạn sẽ luôn rộng mở. Dưới đây là lộ trình thăng tiến cơ bản nhất dành cho các chuyên viên Marketing.


Cấp bậc thăng tiến của chuyên viên Marketing

Từ vị trí chuyên viên Marketing, bạn sẽ được thăng cấp lên vị trí Team leader (trưởng bộ phận) sau khoảng 2 – 3 năm kinh nghiệm. Vị trí này sẽ giúp bạn phát triển tốt về kỹ năng lãnh đạo. Cấp bậc tiếp theo trong lộ trình thăng tiến đó là Trưởng phòng Marketing. Cuối cùng, sau khi tích lũy kinh nghiệm từ 7 – 8 năm trở lên cùng với những thành tích xuất sắc, bạn sẽ được cân nhắc lên vị trí Giám đốc Marketing.

Trên đây, CareerViet đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn tất tần tật những gì liên quan đến vị trí chuyên viên Marketing. Nếu bạn cảm thấy bản thân là một người có năng lực và niềm đam mê với công việc này thì đừng ngần ngại ứng tuyển ngay nhé! Truy cập ngay trang tuyển dụng  để tìm kiếm việc làm chuyên viên Marketing phù hợp tại khắp nơi trên toàn quốc mới nhất!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm | Tuyển dụng việc làm Hải Phòng | Tìm việc tại Bắc Giang | Việc làm administrator | Việc làm Thái Nguyên | Việc làm Quảng Trị | Việc làm tại Đà Nẵng | Tuyển dụng Phú Quốc

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Lương : 30 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Chi nhánh Công ty TNHH TM Vạn An
Chi nhánh Công ty TNHH TM Vạn An

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh | Tiền Giang | Đồng Tháp

CÔNG TY CỔ PHẦN AN PHA KIM (UA FACADE)
CÔNG TY CỔ PHẦN AN PHA KIM (UA FACADE)

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

SCI Group
SCI Group

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Saint-Gobain Vietnam
Saint-Gobain Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Quảng Trị

Công ty Cổ phần Devyt
Công ty Cổ phần Devyt

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 18 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 30 Tr - 45 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Lương : 16 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TM & DV SAGEN GROUP
CÔNG TY CỔ PHẦN TM & DV SAGEN GROUP

Lương : 30 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ INFINITY GROUP
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ INFINITY GROUP

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Lâm Đồng

URC Vietnam Co., Ltd.
URC Vietnam Co., Ltd.

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ phần Vinafco
Công Ty Cổ phần Vinafco

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

Công Ty TNHH Lampart
Công Ty TNHH Lampart

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam
Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Lương : 40 Tr - 50 Tr VND

Bạc Liêu | Tiền Giang | Bến Tre

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED
CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Long An

Newtecons
Newtecons

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Lương : 50 Tr - 65 Tr VND

Bangkok

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Lương : 50 Tr - 65 Tr VND

Bình Dương

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Lương : 50 Tr - 65 Tr VND

Hà Nội

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

VIETNAM AMERICAN OIL TOOLS., JSC
VIETNAM AMERICAN OIL TOOLS., JSC

Lương : 20 Tr - 40 Tr VND

Bình Dương

Bảo mật
Bảo mật

Lương : 60 Tr - 90 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH SYBSY Ltd.
Công Ty TNHH SYBSY Ltd.

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Nhân viên hành chính nhân sự là gì? Thu nhập có cao không?
Khám phá công việc nhân viên hành chính nhân sự là gì, vai trò, kỹ năng cần thiết, và mức lương hấp dẫn. Tìm hiểu ngay để chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp
Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, nhiệm vụ, quy trình CSKH
Cùng CareerViet tìm hiểu chăm sóc khách hàng là gì, vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết. Hướng dẫn xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Xem ngay!
Business Analyst là gì? BA cần học gì và cơ hội việc làm
Business Analyst là gì, vai trò, công việc, và kỹ năng cần thiết. Cùng CareerViet tìm hiểu Business học ngành gì? Cơ hội việc làm và mức lương của BA.
Kỹ sư xây dựng là gì và các công việc của kỹ sư xây dựng
Tìm hiểu kỹ sư xây dựng là gì, công việc cụ thể, mức lương, cơ hội phát triển nghề nghiệp và cách để trở thành kỹ sư xây dựng thành công.
Ngành an ninh mạng là gì? Cơ hội việc làm và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành an ninh mạng là gì, học gì, làm gì, và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu và an toàn thông tin số. Click xem ngay!
Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập
Tìm hiểu y học dự phòng là gì, cơ hội nghề nghiệp, và lý do ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đọc ngay để hiểu thêm!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback