Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 16,405
Khi các doanh nghiệp (DN) ngày càng quan tâm đến các hoạt động xã hội, công tác từ thiện, hỗ trợ giáo dục... thì việc mỗi năm họ bỏ ra vài chục đến hàng trăm triệu đồng để trao học bổng (HB) cho sinh viên (SV) xuất sắc không còn là chuyện hiếm.
Nhưng, có trường ĐH hằng năm thu hút hàng chục HB trong khi có trường lại chưa từng biết đến học bổng của doanh nghiệp nào. Vì sao?
Các trường có uy tín lâu năm, đào tạo các ngành nghề mà xã hội đang "khát" như công nghệ thông tin, kế toán, tài chính, ngân hàng... thu hút được nhiều DN trao HB hơn cả. Như Trường ĐH Kinh tế TP.HCM hằng năm vẫn có 200 - 300 suất HB đến từ các doanh nghiệp như Citibank, UFJ, Á châu, Diamond Plaza, Phú Mỹ Hưng..., đó là chưa thống kê con số HB được DN trao trực tiếp cho các khoa.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM năm học 2005-2006 cũng thu hút 12 DN đến trao hơn 100 suất HB, có nhiều suất lên tới 12 triệu đồng. Tương tự, trường ĐH Ngoại thương (cơ sở 2) thường xuyên có 10 DN quan tâm hỗ trợ, ĐH Sư phạm kỹ thuật cũng thu hút sự hỗ trợ của nhiều công ty như Toyota, Fusheng...
Theo ông Nguyễn Xuân Minh, Phó giám đốc cơ sở 2 Trường ĐH Ngoại thương, sở dĩ doanh nghiệp tìm đến với các trường như Kinh tế, Bách khoa, Ngoại thương, Ngân hàng... để trao HB vì đây là những trường công lập có uy tín lâu năm, đầu vào tốt, đào tạo những ngành nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội và gần gũi với lĩnh vực mà họ đang kinh doanh. SV tốt chính là đối tượng DN nhắm đến chuẩn bị cho nhu cầu tuyển dụng trong tương lai hoặc có thể chính những SV này sau khi tốt nghiệp đi làm sẽ trở thành đối tác, khách hàng quan trọng. Chính vì thế, một số DN như SamsungVina, Dutch Lady có kèm theo yêu cầu ràng buộc đối với SV nhận HB như khi ra trường sẽ về làm việc 3 - 5 năm cho công ty.
Nhiều doanh nghiệp cũng theo dõi hồ sơ của SV (gồm bảng điểm, hoạt động của bản thân, thành tích trong các phong trào...) để "chấm" người có khả năng đáp ứng đủ yêu cầu cho công việc, sau khi tốt nghiệp sẽ tuyển dụng ngay. Việc trao học bổng của DN tại các trường ĐH, bên cạnh ý nghĩa "thực hiện trách nhiệm xã hội", còn nhằm mục đích quảng bá tên tuổi DN trong môi trường dự báo sẽ là một thị trường đầy tiềm năng này.
Vì nhắm đến các trường ĐH công lập nên vô hình trung những trường ĐH dân lập, bán công chịu thiệt thòi trong việc thu hút HB. Đơn cử trường ĐH bán công Tôn Đức Thắng đến nay mới chỉ có duy nhất Viettel trao 8 suất HB. SV xuất sắc các trường ĐHDL Hùng Vương, ĐHDL Hồng Bàng... cũng hiếm khi nhận được sự "ưu đãi" từ DN. Trong khi lẽ ra SV giỏi ở đâu cũng cần được động viên và hỗ trợ, không cứ công lập hay dân lập.
Việc nhận HB từ DN chưa phải là cái được lớn nhất, mà cái lớn hơn chính là thiết lập được mối quan hệ giữa DN và nhà trường nhằm mang lại lợi ích cho SV. Vì thế, các trường ĐH-CĐ thay vì chờ DN đến bắt tay thì nên chủ động tìm đến với DN, lấy chất lượng đào tạo làm "cục nam châm" để thu hút. Lúc đó, HB chỉ còn là vấn đề nhỏ, không những thế DN còn sẵn sàng tiếp nhận SV về thực tập, làm việc; mở ra nhiều hướng hợp tác lâu dài trong tương lai.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo TNO
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này