Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 13,620
Cách tính và hình thức trả lương khoán cho người lao động là những vấn đề đang được quan tâm. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng phát triển, hiểu rõ về khái niệm và cách thức áp dụng lương khoán là điều cần thiết để công ty và nhân viên có thể tận dụng tối đa lợi ích. Trong bài viết này, cùng CareerViet tìm hiểu lương khoán là gì và cách tính lương khoán nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan và nắm được những thông tin quan trọng về chủ đề này.
Vậy lương khoán là gì? Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn không cung cấp định nghĩa trực tiếp về thuật ngữ này. Đơn giản mà nói, lương khoán là một phương thức trả lương dựa trên khối lượng công việc, chất lượng và thời gian hoàn thành mà người sử dụng lao động sử dụng để tính toán và trả lương cho người lao động thực hiện công việc.
Theo Điều 96, Khoản 1 của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận về hình thức trả lương với nhiều hình thức khác nhau như trả theo thời gian, trả theo sản phẩm hoặc lương khoán. Tuy nhiên, trước khi áp dụng lương khoán, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý từ người lao động. Lương khoán có bản chất là người lao động sẽ nhận được tiền lương dựa trên mức độ hoàn thành khối lượng công việc được giao. Nếu hoàn thành đúng thời hạn thỏa thuận, người lao động sẽ được trả đầy đủ và đạt mức lương tối đa theo thỏa thuận.
Lương khoán là gì? (Nguồn: Freepik)
Lương khoán là hình thức trả lương mà doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, dựa vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh. Trong lương khoán, tiền lương thực tế được trả cho người lao động phụ thuộc vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian hoàn thành. Để tính toán số tiền lương nhận được, có thể áp dụng công thức cách tính lương khoán sau:
Tiền lương nhận được = Mức lương khoán x Tỷ lệ hoàn thành công việc (tính theo %)
>>> Xem thêm:
Lương Gross là gì? Cách tính chuẩn và phân biệt lương Gross và Net
Lương Net là gì? Phân biệt Lương Net và lương Gross chuẩn 2022
Lương khoán là gì và được trả dưới hình thức nào? Theo quy chế lương khoán, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp, doanh nghiệp có thể trả lương cho người được ủy quyền hợp pháp bởi người lao động đó.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lương khoán có thể được trả theo hai hình thức sau:
Trong trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trả các khoản phí liên quan đến việc mở tài khoản cho người lao động cũng như phí chuyển tiền lương.
Một lưu ý quan trọng của việc trả lương khoán, đó là tiền lương trả cho người lao động phải sử dụng Đồng Việt Nam. Tuy nhiên đối với các trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, lương có thể được trả bằng ngoại tệ.
Lương khoán được trả dưới hình thức nào? (Nguồn: Freepik)
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, sửa đổi và bổ sung năm 2023 đã quy định rằng: Người lao động sẽ được coi là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi ký hợp đồng lao động có thời gian là 01 tháng trở lên. Việc tham gia BHXH bắt buộc hay không phụ thuộc vào thời hạn của hợp đồng lao động mà người lao động ký với doanh nghiệp. Trong trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận hình thức lương khoán và có thời hạn từ 01 tháng trở lên, người lao động vẫn thuộc vào trường hợp các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH.
Khi đó, mức lương tháng để tính đóng BHXH của người lao động sẽ được xác định như sau: Tiền lương (theo tháng) đóng BHXH = Mức lương nhận được + Các khoản bổ sung khác (tính chất cố định) + Phụ cấp lương.
Trong công thức trên, mức lương được hướng dẫn tại Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, là mức lương phụ thuộc vào công việc hoặc chức danh. Với người lao động hưởng lương khoán, mức lương sẽ được tính theo thời gian để xác định lương khoán.
>>> Xem thêm:
Mẹo đề xuất tăng lương đúng cách
Đàm phán lương thời khủng hoảng sao cho đúng cách?
Thêm một khái niệm liên quan đến lương khoán mà các bạn cần nắm rõ là hợp đồng giao khoán. Hợp đồng giao khoán là một thỏa thuận giữa hai bên, trong đó bên nhận khoán cam kết hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của bên giao khoán. Sau khi hoàn thành, bên nhận khoán phải chuyển kết quả công việc cho bên giao khoán và bên giao khoán có trách nhiệm trả lương khoán theo thỏa thuận. Thường thì công việc trong hợp đồng giao khoán có tính chất thời vụ, ngắn hạn và không kéo dài lâu.
Hợp đồng giao khoán có hai loại chính: hợp đồng giao khoán toàn bộ và hợp đồng giao khoán từng phần. Cụ thể như sau:
Hợp đồng giao khoán là gì? (Nguồn: Freepik)
Theo quy định của Bộ Tài chính, các tổ chức và cá nhân trả tiền công, thù lao và các khoản chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 VNĐ/lần trở lên, thì phải khấu trừ thuế bằng 10% trên tổng thu nhập trước khi trả cho người lao động.
Ngoài ra Quy định tại Điểm c và d tại Khoản 2, Điều 2 còn nêu rõ:
Lương khoán có cần đóng thuế không? (Nguồn: Freepik)
>>> Xem thêm:
Cách nhận ra mức lương của bạn thấp hơn thị trường
Ứng xử ra sao khi bạn không muốn trả lời về lương?
Trong trường hợp cá nhân chỉ có thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo mức nêu trên, nhưng tổng thu nhập chịu thuế ước tính sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đạt mức chịu thuế, cá nhân cần thực hiện cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN (Ban hành kèm Thông tư 92). Cam kết này được gửi tới tổ chức trả thu nhập và dùng làm căn cứ để tạm thời không khấu trừ thuế TNCN.
Vì vậy, khi ký hợp đồng giao khoán, có hai trường hợp như sau:
Các khoản hỗ trợ liên quan đến hợp đồng giao khoán cũng chịu thuế TNCN. Nếu doanh nghiệp tạm thời không muốn khấu trừ 10% thuế TNCN ngay lập tức, yêu cầu cá nhân thực hiện cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN.
Trên đây là một số thông tin nắm rõ về lương khoán là gì, cách tính lương khoán và các quy định về lương khoán quan trọng. Theo dõi website của CareerViet để cập nhật thêm những thông tin thật hữu ích bạn nhé!
Nguồn: CareerViet