Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,404
Cuộc sống hiện đại ngày càng trở nên nhanh và căng thẳng hơn, áp lực từ công việc, gia đình, xã hội đã khiến nhiều người đối mặt với những thách thức tâm lý và cảm xúc phức tạp. Nhiều người nhận ra được tầm quan trọng của sức khỏe tâm lý trong việc duy trì cuộc sống, cân bằng hạnh phúc đã kéo theo nhu cầu điều trị tâm lý ngày càng tăng. Bạn đang tò mò tâm lý học là gì? Bạn muốn khám phá công việc và mức lương của ngành này tại Việt Nam? Vậy thì hãy cùng CareerViet bắt đầu hành trình khám phá thế giới huyền bí của ngành tâm lý học trong bài viết dưới đây.
Ngành tâm lý học là một lĩnh vực nghiên cứu về tư duy, hành vi, trạng thái tâm lý của con người. Bạn sẽ đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường và các yếu tố ngoại cảnh đến tâm lý của con người. Không dừng lại ở việc nghiên cứu, lĩnh vực tâm lý học còn giải thích chuyên sâu quá trình con người suy nghĩ, cách thức thực hiện và những lý luận về hành vi đó.
Ngành tâm lý học sẽ nghiên cứu chuyên sâu về tư duy, cảm xúc, hành vi của con người (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Nghề tâm lý: Dễ mà khó!
Để thành công trong lĩnh vực này, đam mê thôi là chưa đủ, bạn cần phải rèn luyện một số khả năng, kỹ năng sau đây:
Là một bác sĩ tâm lý học, bạn nên biết cách đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn khách quan nhất về sự việc, từ đó mới có thể lắng nghe và cảm thông với những câu chuyện của mọi người. Nếu bạn là một người bảo thủ, suy nghĩ phiến diện hay không có khả năng thấu cảm thì cần phải thay đổi ngay nếu muốn hoạt động trong lĩnh vực này.
Xem thêm: Làm quen kỹ năng mới: Lắng nghe thấu cảm
Một trong những vai trò của bác sĩ tâm lý chính là kiểm soát, thay đổi hành vi giúp mọi người có đời sống tinh thần tốt hơn. Do vậy, sự khéo léo, linh hoạt trong giao tiếp chính là chìa khóa để thấu hiểu và đưa ra được giải pháp tối ưu nhất. Do vậy, bạn cần biết cách giao tiếp thông minh, khả năng diễn đạt thông suốt, đưa ra những lý lẽ thuyết phục người nghe.
Biết cách giao tiếp sẽ thuyết phục được người nghe (Nguồn: Internet)
Hai tố chất không thể thiếu nếu bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực tâm lý học chính là sự kiên trì và chịu được áp lực cao. Nhiệm vụ của bạn là giúp đỡ người đối diện tìm ra cách giải quyết những khó khăn họ gặp phải trong cuộc sống. Công việc này đòi hỏi bạn cần bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và chất xám. Do vậy, hãy rèn luyện cho mình sự quyết tâm, kiên trì, vượt qua mọi áp lực để thành công trong ngành tâm lý.
Khi hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe, bạn sẽ được tiếp xúc và làm việc với nhiều người đa dạng độ tuổi, ngành nghề, tính cách,.. Bạn sẽ cần biết cách phân tích suy nghĩ, cảm xúc, tâm lý học hành vi của họ để từ đó đưa ra những lời khuyên về hành động và tâm lý. Bạn có thể chọn chuyên về lĩnh vực cụ thể như sức khỏe tâm thần, tâm lý nghề nghiệp, tâm lý giáo dục,...
Một bác sĩ tâm lý sẽ làm việc với cá nhân, một nhóm người, các cặp vợ chồng để giúp họ vượt qua những vấn đề tình cảm, sự căng thẳng, hay thậm chí là nghiện ngập. Một số phương pháp mà bạn có thể sử dụng như phương pháp tâm lý học hành vi, liệu pháp tâm lý thôi miên, liệu pháp tâm học, tâm động học,...
Nếu bạn lựa chọn làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu thì bạn có thể làm tại cơ quan nghiên cứu, tổ chức công, tư trong các trường đại học. Vị trí nghiên cứu tại trường đại học thường có xu hướng kết hợp giữa giảng dạy và nghiên cứu. Bạn có thể tiến hành những nghiên cứu nhằm giải quyết những trở ngại đến sự phát triển của trẻ em, trở ngại về lời nói hay tác động của thuốc tới sức khỏe tâm lý. Những đóng góp này của bạn chắc chắn sẽ rất hữu ích để hoàn thiện, phát triển những chính sách của chính phủ hay những vấn đề còn thiếu sót của ngành tâm lý học.
Bạn có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, trường đại học (Nguồn: Internet)
Khi tốt nghiệp ngành tâm lý học, bạn có thể làm giáo viên trong trường giáo dục tiểu học, trung học hoặc đại học. Ngoài ra, bạn có thể làm việc trong những dịch vụ xã hội để giúp đỡ việc học của mọi người với mọi lứa tuổi, hay thậm chí bạn cũng có thể làm trong khu vực nhà tù để giúp đỡ những phạm nhân trẻ tuổi.
Khi hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy đồng nghĩa với việc bạn đã có vai trò quan trọng tới sự phát triển của mọi người, nâng cao khả năng giải quyết những khó khăn trong học tập hay những vấn đề khác trong xã hội. Để trở thành một nhà tâm lý học giáo dục, bạn cũng cần có bằng cấp, chứng chỉ và cao hơn nữa là bằng thạc sĩ, tiến sĩ nếu bạn muốn giảng dạy trong môi trường đại học.
Xem thêm: 6 nhân tố để trở thành một giáo viên giỏi
Nếu có khả năng thấu hiểu được tâm lý con người tức là bạn đã có một lợi thế rất lớn để hoạt động trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo. Cốt lõi của ngành này là tiếp cận và hiểu được khách hàng mục tiêu đang có suy nghĩ gì, muốn gì. Nhờ đó, bạn có thể tạo được cảm giác giao tiếp đáng tin cậy, biết cách thu hút và giới thiệu, quảng cáo sản phẩm một cách tự nhiên và tích cực nhất.
Ứng dụng kỹ năng của tâm lý học giúp bạn tiếp cận được tới mong muốn của khách hàng (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Nghề quảng cáo - Càng dấn thân càng thấy mình rõ nét
Để những cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả, bạn cần biết được mình đang giao tiếp với ai, ngôn ngữ giao tiếp của họ như thế nào và liệu có đón nhận những gì mình nói không. Biết đặt mình vào vị trí của người khác chính là ưu điểm lớn nhất mà sinh viên ngành tâm lý học sở hữu và trở thành nguồn lực tuyệt vời cho bộ phận nhân sự, vị trí tư vấn tuyển dụng. Bạn sẽ sử dụng khả năng của mình để đánh giá được năng lực, phẩm chất của ứng viên để lựa chọn được người phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể đảm nhiệm vị trí đánh giá tâm lý nhân sự công ty, giải quyết những xung đột nảy sinh trong môi trường công sở.
Xem thêm: Nhân sự là làm gì? Các mảng công việc của phòng nhân sự
Lựa chọn trường đại học để học ngành tâm lý học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng giảng dạy, cơ hội nghiên cứu và thực tập, vị trí địa lý, tài chính và các yếu tố cá nhân khác. Dưới đây là một số trường đại học đào tạo ngành này được CareerViet tổng hợp:
Mức lương của ngành tâm lý học sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, vị trí công việc, địa điểm làm việc, và lĩnh vực bạn hoạt động. Với lĩnh vực sức khỏe, trị liệu, quảng cáo, nhân sự, mức lương dành cho sinh viên mới ra trường sẽ giao động từ 12-15 triệu đồng/tháng. Trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy, mức lương trung bình khoảng 15-20 triệu đồng/tháng. Để biết chi tiết hơn về mức lương ngành tâm lý học, bạn có thể truy cập VietnamSalary - trang web đo lường, thống kê mức lương với hơn 20.000 mẫu đã qua kiểm duyệt nên bạn hoàn toàn yên tâm tham khảo nhé.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương ước tính và có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Để tiến xa hơn trong ngành tâm lý học và tăng thu nhập của bạn thì hãy không ngừng học hỏi, xây dựng kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc.
Mức lương của ngành tâm lý học sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc (Nguồn: Internet)
Hy vọng sau hành trình khám phá về tâm lý học, bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng và sự đa dạng của ngành này tại Việt Nam. Tâm lý học không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của con người mà còn là một ngành nghề đóng góp tích cực vào sự phát triển và sức khỏe tâm lý của con người.
Nếu bạn đang phân vân không biết mình có phù hợp với ngành tâm lý học không thì có thể truy cập vào CareerMap - website sẽ phân tích và đưa ra gợi ý nghề nghiệp phù hợp với tính cách của bạn. Đừng quên theo dõi CareerViet để cập nhật thêm nhiều ngành nghề thú vị nhé.
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này