Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,948
Trong các công ty, đặc biệt là các agency, startup, khả năng trình bày ý tưởng một cách thuyết phục là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu để thu hút đầu tư, đối tác và khách hàng. Hãy cùng CareerViet khám phá Pitching trong Marketing là gì và làm thế nào để thực hiện pitching dự án một cách thành công nhé.
>>> Xem thêm:
Pitching là một khái niệm quan trọng và phổ biến được sử dụng để diễn tả việc trình bày một ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hấp dẫn và thuyết phục để thu hút sự quan tâm và ủng hộ từ phía người nghe hoặc nhà đầu tư.
Pitching thường diễn ra trong các tình huống như gặp gỡ khách hàng, thuyết trình tại hội thảo, hoặc khi tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho dự án. Mục tiêu của một buổi pitching trong marketing là truyền tải thông điệp quan trọng của bạn một cách rõ ràng, đầy đủ và thuyết phục nhất.
>>> Xem thêm:EVP là gì? Hướng dẫn 6 bước xây dựng EVP chuẩn cho doanh nghiệp
Pitching là thuật ngữ quen thuộc đối với công ty startup, agency - Nguồn: Internet
Hiệu quả của một buổi pitching phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ chất lượng nội dung đến cách thức trình bày và hoàn cảnh bên ngoài. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng nhất bạn cần lưu ý:
Để có một buổi pitching hiệu quả, bạn cần trau dồi nhiều kỹ năng khác nhau. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng và cần thiết cho quá trình pitching dự án trong marketing:
Để nhà đầu tư hiểu được nhu cầu và tiềm năng của thị trường, từ đó thấy được cơ hội và lợi ích của việc đầu tư vào sản phẩm/dịch vụ, bạn nên bắt đầu buổi pitching bằng việc đặt vấn đề một cách rõ ràng và dễ hiểu.
Bắt đầu buổi pitching bằng cách đặt vấn đề một cách sâu sắc và thuyết phục. Sử dụng những con số, thống kê hoặc tình huống thực tế để làm cho vấn đề trở nên rõ ràng và cấp thiết. Hãy mô tả tình trạng hiện tại của thị trường hoặc ngữ cảnh mà sản phẩm/dịch vụ của bạn đang đối mặt.
Sau khi đã thúc đẩy sự quan tâm với vấn đề, tiếp theo là phần giới thiệu tính năng và giá trị cốt lõi của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Tập trung vào những điểm mạnh và ưu điểm độc đáo mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng. Sử dụng ví dụ cụ thể hoặc câu chuyện thành công của khách hàng trước để minh họa cách sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Trình bày mô hình kinh doanh một cách chi tiết và logic. Giải thích cách bạn tạo ra giá trị cho khách hàng và làm thế nào bạn sẽ lợi nhuận. Kể cả nếu bạn đang trong giai đoạn khởi nghiệp và chưa có lợi nhuận, hãy nêu rõ kế hoạch sản xuất, chiến lược để thực hiện điều này trong tương lai.
Đặt trong bối cảnh thị trường của bạn bằng cách cung cấp thông tin về kích thước thị trường, đối thủ cạnh tranh và cơ hội phát triển. Thể hiện rằng bạn đã nắm rõ về môi trường kinh doanh mà bạn hoạt động và có kế hoạch linh hoạt để đối phó với sự biến đổi của thị trường. Ví dụ như nếu bạn làm trong ngành truyền thông thì cần thông tin thị trường của mảng này. Nếu là của ngành tổ chức sự kiện thì cần thông tin chi tiết của mảng đó.
Cuối cùng, tập trung vào khía cạnh tài chính. Trình bày ngân sách dự kiến cho việc phát triển sản phẩm/dịch vụ, cụ thể về số tiền bạn đang tìm kiếm từ nhà đầu tư, và giải thích kế hoạch cụ thể về cách bạn sẽ sử dụng vốn một cách hiệu quả. Lúc này kỹ năng đàm phán là thứ cần thiết bạn phải có để pitching thành công.
>>> Xem thêm:Tư duy phản biện là gì? Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện trong công việc
Một bài thuyết trình với sự chuẩn bị tốt là nền tảng để pitching thành công - Nguồn: Internet
Thực hành thường xuyên trước khi thuyết trình sẽ giúp tăng hiệu quả, đồng thời chính là chìa khóa giúp tăng sự tự tin của bạn. Kỹ năng thuyết trình phản ánh qua việc luyện tập nhiều lần, giúp bạn quen với việc trình bày và xây dựng cảm xúc.
Hãy học cách trình bày ý tưởng một cách thuyết phục, giống như khi bạn đang bán sản phẩm. Ví dụ như Aaron Krause, người sáng tạo Scrub Daddy, đã luyện tập nhiều lần trước khi tham gia Shark Tank và thành công trong việc thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Quen thuộc với buổi pitching sẽ giúp thuyết trình trở nên hiệu quả hơn. Hãy cân nhắc rèn luyện kỹ năng này để thực hiện một buổi thuyết trình thật thuyết phục, và sẵn sàng ứng biến trong mọi tình huống để gây ấn tượng với nhà đầu tư.
Một số buổi thuyết trình thường có cấu trúc cứng nhắc, nhưng việc lồng câu chuyện cá nhân và cảm xúc vào khi pitching sẽ làm ý tưởng thêm thú vị và gắn kết với nhà đầu tư. Kết nối cảm xúc có thể tạo sự khác biệt đáng kể trong hiệu suất pitching. Mọi người thường phản ứng theo cảm xúc ban đầu và sau đó mới tiếp cận logic. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thậm chí các quyết định có vẻ hợp lý cũng dựa vào cảm xúc.
Trong Shark Tank Việt Nam, anh Trần Đại đã lôi cuốn Shark bằng câu chuyện đầy cảm xúc về sản phẩm socola từ lúa mì giúp người mẹ bị bệnh tim. Sau đó, anh đã được Shark Linh, Shark Khoa và Shark Hưng đồng loạt đầu tư 3 tỷ đồng cho 45% cổ phần của công ty.
>>> Xem thêm:Kỷ luật bản thân là gì? Nguyên tắc rèn luyện kỷ luật bản thân hiệu quả
Anh Trần Đại đã thành công gọi vốn với câu chuyện đầy ý nghĩa và cảm xúc - Nguồn: Internet
Trước Shark Tank, không chỉ kể câu chuyện hấp dẫn mà hãy thể hiện bản thân là một doanh nhân thông minh và hiểu biết. Có được một đối tác đồng hành giỏi là mục tiêu của mọi người, và quá trình thuyết phục, gọi vốn từ nhà đầu tư chính là cơ hội không chỉ giúp bạn tăng tỷ lệ gọi vốn thành công mà còn xây dựng hình ảnh bản thân giúp các Shark kết nối với bạn.
Xây dựng thương hiệu cá nhân phù hợp với nhà đầu tư là giúp tiến gần đến khả năng được đầu tư. Các nhà đầu tư hiểu rằng đối tác tốt và phù hợp sẽ giúp công việc dễ dàng hơn. Sử dụng câu chuyện, dẫn chứng một cách khéo léo để thể hiện năng lực và khả năng thực hiện ý tưởng kinh doanh của bản thân.
Nhà đầu tư ưa thích những ý tưởng được chứng minh bằng số liệu thực tế hơn những ý tưởng viển vông. Vì vậy, để thuyết phục và kêu gọi vốn, cần cung cấp con số cụ thể về thành tựu, những con số thực tế như doanh số, chi phí, lợi nhuận dự kiến. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư hình dung mức độ hiệu quả của ý tưởng. Kết hợp với sự thuyết trình hấp dẫn, thuyết phục, bạn sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư rằng bạn có khả năng đạt được những mục tiêu đề ra.
Trong quá trình thực hiện buổi thuyết trình pitching, cần hết sức cẩn trọng để tránh những vấn đề sau:
Hãy luôn rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng này, vì khả năng Pitching xuất sắc có thể mở ra cánh cửa đến thành công cho sự phát triển của không chỉ bản thân bạn mà còn cả doanh nghiệp của bạn. Đừng quên truy cập website CareerViet thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn cùng chủ đề khác nhé.
>>> Xem thêm:
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này