Ngành kỹ thuật phần mềm là gì? Cơ hội việc làm và mức lương mới nhất?

Lượt xem: 16,991

Xã hội 4.0 là thời đại phát triển đỉnh cao của các thiết bị điện tử, và lĩnh vực này đã dần trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Nếu bạn mở chiếc điện thoại ra sẽ dễ dàng nhận thấy có vô vàn ứng dụng khác nhau. Và tất cả những ứng dụng ấy đều là sản phẩm của ngành kỹ thuật phần mềm. Không phải ngẫu nhiên mà ngành học này lại lọt vào top 5 chuyên ngành “hot” nhất thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm thêm nhiều thông tin về ngành học này, hãy để CareerViet giúp bạn giải đáp trong bài viết bên dưới nhé!

Ngành kỹ thuật phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm là ngành học chuyên về nghiên cứu cách thức hoạt động hay quy trình của những phần mềm vi tính, ngoài ra còn tham gia vào thiết kế, thử nghiệm, bảo trì chúng. Nói đơn giản hơn, tất cả những phần mềm mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày, từ những ứng dụng tin học văn phòng cơ bản như Word, Excel hay Powerpoint, cho đến các trình duyệt web như Chrome, Safari, Google,... đều thuộc ứng dụng và là sản phẩm của ngày kỹ thuật phần mềm.

Ngoài việc ứng dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình để tạo ra vô số các chương trình và phần mềm, các kỹ sư thuộc ngành kỹ thuật phần mềm còn có nhiệm vụ chính là kết hợp các nguyên tắc kỹ thuật cùng ngôn ngữ lập trình để tạo nên các giải pháp phần mềm, sau đó chuyển đến tay người dùng cuối. Đó là những thông tin cơ bản trả lời cho câu hỏi “Ngành kỹ thuật phần mềm là gì?”.

Ngành kỹ thuật phần mềm là gì (Nguồn: Internet)

Ngành kỹ thuật phần mềm là gì (Nguồn: Internet)

Các chuyên ngành kỹ thuật phần mềm

Vậy ngành kỹ thuật phần mềm học những gì? Ngành học kỹ thuật phần mềm sẽ bao gồm 2 chuyên ngành chính: Phát triển phần mềm và Môi trường ảo và phát triển game.

  • Chuyên ngành Phát triển phần mềm: Bộ môn này sẽ giảng dạy cho sinh viên về những đặc trưng điển hình của phần mềm. Sinh viên sẽ được học hỏi về chu trình phần mềm, các khái niệm cơ bản, các hoạt động kỹ thuật, kiến thức thực nghiệm về việc chọn lựa phương pháp kỹ thuật, công cụ sử dụng, mô hình của dự án, QA và quản lý dự án. Ngoài ra sinh viên khi theo học phát triển phần mềm còn được làm quen với các loại hệ thống khác nhau, có thể kể đến hệ thống thời gian thực, phân tán, cơ sở dữ liệu, an toàn bảo mật,... Bên cạnh đó còn được làm quen với phương thức hỗ trợ xây dựng các ứng dụng mang tính thực tiễn trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, hay y khoa. Các kiến thức trong chuyên ngành phát triển phần mềm tập trung hướng đến mục tiêu phát triển cộng đồng hơn là toàn cầu, đồng thời điện tử hóa các công việc với ba mô hình chính là E-Government, E-Commerce và E-Learning.
  • Chuyên ngành Môi trường ảo và phát triển game: Khác với bộ môn phát triển phần mềm, các sinh viên theo học chuyên ngành môi trường ảo và phát triển game chủ yếu sẽ làm quen với công nghệ phần mềm nhúng, từ mô hình, giải pháp cho đến cách để xây dựng quy trình phát triển loại phần mềm này. Các phần mềm nhúng kể trên sẽ được xây dựng dựa trên hệ điều hành nhúng hoặc hệ điều hành thời gian thực. Ngoài ra sinh viên sẽ được làm quen với mô hình tính toán dự kiến sẽ được sử dụng trong tương lai U-Computing, hay triển khai các ứng dụng với U-Commerce. Bên cạnh đó còn được tiếp cận với Engine Development - nghiên cứu chuyên sâu về các công nghệ 3 chiều nhằm phục vụ cho việc xây dựng, cải tiến và phát triển game.

Xem thêm:

Học ngành kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì?

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn rằng học ngành kỹ phần phần mềm ra làm gì, thì hãy cùng CareerViet đi tìm câu trả lời bên dưới nhé.

  • Kỹ sư phần mềm cơ sở: Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, ở cấp độ Junior, thì vị trí kỹ sư phần mềm cơ sở sẽ phù hợp với bạn. Đây sẽ là giai đoạn để bạn ứng dụng những kiến thức đã được học ở trường lớp và học hỏi thêm nhiều điều mới, tích lũy thêm kinh nghiệm khi phải làm việc với các dự án và phần mềm thực tế.
  • Kỹ sư phần mềm cao cấp: Sau khi thành thạo công việc ở cấp độ Junior, bạn có thể cân nhắc để chuyển lên cấp độ Senior với vị trí kỹ sư phần mềm cao cấp. Nhiệm vụ chính của vị trí này là hỗ trợ đào tạo các kỹ sư cấp Junior hoặc quản lý một nhóm kỹ sư nhỏ. Bên cạnh việc làm việc với các dự án phần mềm, cấp độ Senior còn được tiếp cận với các yếu tố liên quan đến kinh doanh như ngân sách của dự án hay các mục tiêu lớn hơn của doanh nghiệp.
  • Trưởng nhóm kỹ thuật: Vị trí trưởng nhóm sẽ đảm nhận việc quản lý một nhóm các chuyên gia tham gia vào việc xây dựng, thiết kế và phát triển phần mềm với quy mô lớn, sau đó báo cáo tiến độ làm việc cho cấp cao của doanh nghiệp.
  • Quản lý nhóm: Chịu trách nhiệm cho toàn bộ tiến độ công việc của nhóm, đồng thời giám sát quá trình làm việc của họ.
  • Kiến trúc sư kỹ thuật: Đảm nhiệm việc xây dựng quy trình cho nhóm kỹ sư là lãnh đạo về mặt kỹ thuật.
  • Giám đốc công nghệ - CTO: Là người đứng đầu về mảng công nghệ trong tổ chức, có nhiệm vụ giám sát R&D, góp phần cải tiến sản phẩm cũng như dịch vụ cho khách hàng. Đây được xem là cấp bậc cao nhất, là thành công trong sự nghiệp mà bất kỳ kỹ sư phần mềm nào cũng muốn hướng đến.

Xem thêm:

Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì (Nguồn: Internet)

Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì (Nguồn: Internet)

Nhu cầu tuyển dụng ngành kỹ thuật phần mềm

Hiện nay ngành kỹ thuật phần mềm đang trên đà phát triển và sẽ còn tiến xa hơn trong tương lai, thế nên nhu cầu tuyển dụng của ngành nghề này là rất lớn. Các sinh viên theo học kỹ thuật phần mềm sau khi ra trường có thể dễ dàng tham gia vào các dự án vừa và lớn cho các doanh nghiệp. Hoặc tiếp tục học lên bậc cao hơn như thạc sĩ hay tiến sĩ để mở ra nhiều cơ hội tốt hơn, hay đi theo con đường nghiên cứu khoa học để góp phần mang lại nhiều công nghệ phần mềm mới cho đất nước. Để tìm hiểu thêm về các vị trí tuyển dụng của ngành kỹ thuật phần mềm, đừng ngần ngại truy cập vào website của CareerViet nhé!

Xem thêm:

Mức lương ngành kỹ thuật phần mềm

Liệu bạn có thắc mắc ngành kỹ thuật phần mềm lương bao nhiêu không? Hiện mức lương của ngành này đang thuộc vào hàng cao nhất nhì Việt Nam. Mức lương trung bình một kỹ sư phần mềm có thể nhận được dao động ở mức 13,4 - 16,1 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm.

Ngoài những kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành kỹ thuật phần mềm, nếu bạn am hiểu thêm về blockchain hoặc những kiến thức khác liên quan đến công nghệ thông tin, thì mức đãi ngộ nhận được còn có thể tăng gấp nhiều lần so với những con số kể trên.

Mức lương ngành kỹ thuật phần mềm (Nguồn: Internet)

Mức lương ngành kỹ thuật phần mềm (Nguồn: Internet)

Các trường đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm

Vì kỹ thuật phần mềm đang là một ngành rất “hot” hiện nay, nên ngày càng có nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Để trả lời cho câu hỏi “Ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào?”, tiêu biểu có thể kể đến:

  • Trường Đại học Công nghệ thông tin
  • Trường Đại học Bách khoa tại Hà Nội và TP. HCM
  • Trường Đại học RMIT
  • Trường Đại học FPT
  • Trường Đại học Công nghệ HUTECH
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Xem thêm

Tố chất cần có khi học kỹ thuật phần mềm

Bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có những tố chất đặc trưng mới có thể đồng hành và phát triển trong công việc, ngành kỹ thuật phần mềm cũng không phải ngoại lệ. Để có thể nhanh chóng tiến bộ trong lĩnh vực này, bạn cần sở hữu một số tố chất sau đây:

  • Sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp, giúp đỡ và đảm nhận thêm khối lượng công việc dù đó không phải trách nhiệm của mình.
  • Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm. Không chỉ riêng nhóm cá nhân mà còn các nhóm ở những bộ phận khác như marketing, UX/UI hay dữ liệu.
  • Thường xuyên đặt câu hỏi và tìm cách để giải quyết các thắc mắc đó.
  • Luôn đón nhận ý kiến đóng góp, phản hồi từ mọi người để có thể phát triển và trau dồi kỹ năng của bản thân.
  • Tham gia vào những hoạt động ngoài giờ làm việc để nâng cao trình độ

Qua những thông tin mà CareerViet tổng hợp ở trên, có thể thấy ngành kỹ thuật phần mềm đang là ngành học rất hấp dẫn và đầy tiềm năng. Thế nhưng mỗi cá nhân cũng phải cần trau dồi bản thân thật nhiều để có thể đồng hành cùng lĩnh vực này trên một chặng đường dài, bạn nhé!

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

 TKG Taekwang Vina
TKG Taekwang Vina

Lương : 10 Tr - 16 Tr VND

Cần Thơ

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ B2B
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ B2B

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH TM Mỹ Phương
Công Ty TNHH TM Mỹ Phương

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Soctrip
Soctrip

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel

Lương : 30 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88

Lương : 2,500 - 5,000 USD

Hà Nội

Bảo mật
Bảo mật

Lương : 16 Tr - 22 Tr VND

Hà Nội

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Kỹ sư điện là gì? Vai trò, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư điện là gì? Tìm hiểu vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong ngành kỹ thuật điện. Cùng CareerViet khám phá ngay!
Content Marketing là gì? Cơ hội việc làm & mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu Content Marketing là gì và cách áp dụng hiệu quả để nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp. Cơ hội việc làm và mức lương trong ngành!
Thiết kế đồ họa là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp
Cùng CareerViet khám phá thiết kế đồ họa là gì, vai trò, công cụ phổ biến, và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành nghề sáng tạo đầy triển vọng này.
Nhân viên văn phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Tìm hiểu nhân viên văn phòng là gì, công việc, kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp. Hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị và phát triển sự nghiệp Sales Admin.
Ngành xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Ngành xây dựng là gì? Cùng CareerViet khám phá ngay khái niệm, vai trò, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và kỹ năng cần thiết để tham gia ngành xây dựng. Xem ngay!
Kiến trúc sư là gì? Cơ hội việc làm & mức lương kiến trúc sư
Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về nghề kiến trúc sư là gì: định nghĩa, vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback