Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 25,572
Nghề Content freelancer có thể cho phép bạn sáng tạo hơn, lựa chọn dự án và những người bạn làm việc cùng, đồng thời linh hoạt trong việc sắp xếp công việc và cuộc sống. Nhưng chính xác thì làm thế nào để tìm việc và xây dựng sự nghiệp thành công?
Thử thách đầu tiên chính là “bung ra” khỏi những quan niệm rằng phải làm việc cố định cho một cơ quan, tổ chức nhất định. Còn sau khi đã chắc chắn sẽ dấn thân vào sự nghiệp Content freelancer, thì bạn sẽ cần vạch ra phần còn lại của công việc này.
Tự vạch ra con đường sự nghiệp của chính mình
1. Kiểu viết lách bạn hợp?
Copywriting
Copywriter cung cấp những nội dung rõ ràng, ngắn gọn, gần gũi, hấp dẫn để bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Bạn có thể thực hành bằng cách viết cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc công ty khởi nghiệp với một mức giá hợp lý (để bạn có thể thử nghiệm cách viết nào là hiệu quả, nghiên cứu tâm lý khách hàng, cũng như có thêm kinh nghiệm đa dạng về các ngành nghề). Nếu bạn bỏ thời gian và nỗ lực, bạn có thể trở thành một copywriter bậc thầy trong vòng 1 năm.
Viết theo chuyên đề
Nếu bạn là một chuyên gia về bất cứ lĩnh vực nào - không quan trọng đó là ngành chính thức của bạn hay sở thích bất kỳ - bạn có thể xây dựng blog và sản xuất nội dung thường kỳ. Nếu hiệu quả, trang của bạn có thể “bật kiếm tiền”, hoặc được độc giả “tặng một cốc cà phê”, tùy theo cách thức nhận tài trợ của nền tảng. Khi đã có một lượng độc giả tương tác nhất định, bạn hoàn toàn có thể đưa vào portfolio để ứng tuyển việc viết bài cho các dự án khác.
Thông cáo báo chí
Kiến thức nền tảng về PR sẽ hữu ích để bạn nhận được việc viết thông cáo báo chí, nhưng đôi khi, chỉ cần viết tốt và hiểu điều gì thu hút các nhà báo là bạn có thể làm được.
Influencer trên mạng xã hội
Nếu phần lớn những điều bạn viết/ nói/ xuất bản đều nhận được tương tác lớn trên Facebook, Instagram, Twitter… có thể bạn sẽ trở thành một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Hãy xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng mình, hoặc tạo một dòng sản phẩm nội dung riêng thông qua các fanpage. Khi trang của bạn đã có lượng follow tương đối lớn, bạn sẽ bắt đầu nhận được lời mời hợp tác từ các công ty để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của họ.
Đó là chưa kể đến các công việc khá phổ biến như viết truyện ngắn, viết sách, cộng tác cho các báo…
Ghostwriter
Để trở thành người viết ẩn danh (ghostwriter), bạn cần thiên biến vạn hóa giọng văn của mình: ví dụ viết các bài đăng trên blog/fanpage bằng giọng của CEO một công ty, hoặc viết hồi ký cho những người đã sống một cuộc đời thú vị (nhưng không thể tự kể câu chuyện của mình một cách hiệu quả bằng bạn).
Đảm bảo trình bày được câu chuyện hấp dẫn của khách hàng
2. Tìm việc ở đâu?
Ngay bây giờ, có thể dùng công cụ lọc trên CareerViet để tìm ra các công việc cho lĩnh vực mà bạn thấy phù hợp (Quảng cáo/ Đối ngoại/ Truyền thông; Tiếp thị/ Marketing; hoặc Truyền hình/ Báo chí/ Biên tập…).
Ngoài ra, nên theo dõi các trang tuyển dụng của các công ty và LinkedIn. Bạn có thể tìm kiếm trang việc làm của LinkedIn cho các cụm từ chính như “writer freelance” hoặc “copywriter freelancer”. Đừng ngại bắt đầu từ những việc nhỏ. Và nhớ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng: tiêu đề email theo cấu trúc nhất định, clip đã thực hiện, portfolio…
Xây dựng thương hiệu cá nhân
Đồng thời, hãy tự xây dựng mạng lưới của mình, liên hệ trên LinkedIn và trao đổi portfolio khi gặp gỡ các đối tác tiềm năng. Nhớ thu thập những đánh giá tích cực từ các khách hàng để xác nhận kiến thức chuyên môn, xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn.
Hãy cho các khách hàng tiềm năng biết thế mạnh của bạn: Khả năng chạy deadline? Am hiểu công nghệ? Thích ứng linh hoạt với mọi lĩnh vực?...
3. Báo giá cho chính mình
Để biết được giá trị bản thân, bạn phải xác định được:
- Bạn được trả bao nhiêu cho mỗi sản phẩm nội dung?
- Bạn phải đầu tư bao nhiêu cho một sản phẩm? (bao gồm thời gian, công sức nghiên cứu đề tài, liên hệ nguồn tin, và thực hiện lên khung nội dung, biên tập, cùng các chi phí hao mòn khác)
Lấy báo giá trừ đi chi phí công sức và hao mòn, bạn sẽ biết được công việc đó có hợp lý để nhận lời không.
Rà lại các chi phí cần thiết cho công việc
Theo dõi chi phí
Bạn sẽ phải trả 10% thuế thu nhập cho mỗi hợp đồng đã ký kết, vì vậy, hãy tính cả phần thuế này vào chi phí tổng khi báo giá. Hãy nhớ tất cả các chi phí để duy trì công việc của mình: cước internet, điện thoại di động, hao mòn vật tư (máy tính, máy in), xăng xe…
Cùng với đó là bạn không có các quyền lợi mà người làm việc chính thức vốn được nhà tuyển dụng trực tiếp đóng theo lương tháng: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Như vậy, bạn sẽ phải tự chăm sóc bản thân và đừng chậm trễ đăng ký các gói này với cơ quan có thẩm quyền.
Đánh giá hợp đồng
Hãy chắc chắn bạn hiểu rõ mọi chi tiết của hợp đồng trước khi ký kết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi khách hàng để biết rõ ràng. Một hợp đồng chính thức minh bạch về thông tin có thể giúp bảo vệ bạn cũng như khách hàng trong trường hợp có điều gì bất trắc xảy ra.
Và vì đây là một công việc tự do, nên đi cùng với sự tự do là sự bất ổn định, cùng nhiều thăng trầm khó biết trước. Nếu đã sẵn sàng, hãy xây dựng, đầu tư và quản lý sự nghiệp của bạn một cách có chiều sâu ngay từ bây giờ.
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function