Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 38,487
Game Tester là một công việc còn khá mới lạ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là công việc trong mơ của nhiều game thủ. Bởi ngành nghề này vừa mang lại thu nhập ổn định, vừa được chơi game thỏa thích. Song, nhiều người cho rằng, công việc này chỉ cần chơi game và nhận tiền hàng tháng, mà mức lương lại cao chót vót. Vậy đây có phải là toàn bộ công việc của Game Tester? Tiêu chí để trở thành một người test game chuyên nghiệp là gì? Cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết này của CareerViet.vn.ỨNG TUYỂN NGAY
Giới thiệu về nghề Game Tester
Game Tester là người công tác tại công ty sản xuất game. Vai trò của họ là kiểm tra và trải nghiệm game trước khi cho ra mắt thị trường. Họ sẽ nhận được phiên bản game beta gần với bản chính thức nhất. Các Game Tester sẽ chơi từ đầu đến cuối game thật nhiều lần để phát hiện các bugs, sai sót có trong game. Sau đó, họ sẽ tổng hợp lại những vấn đề cần xử lý rồi chuyển giao cho các bộ phận liên quan.
Tùy vào công ty mà Game Tester sẽ chơi game trên nền tảng Xbox, Playstation, Nintendo Wii, PC hay mobile,... và chơi đa dạng thể loại game. Game Tester khác với player, trong quá trình trải nghiệm game cần phải tập trung để “soi” ra các lỗi.
Người thử game là gì?
Nơi làm việc của một Game Tester không bị giới hạn, họ chỉ cần ở nơi có máy tính là đã có thể làm việc, không giống với những công việc khác phải ngồi hàng giờ trong văn phòng. Các Game Tester cần một không gian mà họ thấy thoải mái để bắt đầu những trận game. Trong quá trình trải nghiệm game, họ cần sự tập trung cao để nhanh chóng phát hiện lỗi hay các vấn đề không phù hợp trong trò chơi.
Về thời gian, người thử game sẽ không có lịch làm việc cố định, nhưng một khi tiếp nhận công việc thì đi kèm là deadline rất chặt, áp lực cao cho từng chức năng của game.
Nơi làm việc của người kiểm tra game
Khi nhận được phiên bản game beta, các Game Tester phải chơi từ cấp thấp nhất của game cho đến khi mãn cấp. Đối với game có nhiều nhân vật và kỹ năng thì họ cần phải chơi thử tất cả để cho đánh giá khách quan nhất về game.
Trong quá trình trải nghiệm game, họ phải cố gắng tìm ra lỗi ẩn của game bằng việc thực hiện tất cả hoạt động, cử chỉ và biểu hiện của nhân vật. Đồng thời họ phải thực hiện những sự cố mà game thủ có thể mắc phải trong lúc chơi game như: Mắc kẹt tại một khu vực nào đó, game bị tắt nghẽn,...
Sau khi chơi thử game, họ cần phải tái hiện lại bugs đã gặp, kết quả của bugs đó và đề xuất kết quả mong muốn rồi gửi cho lập trình viên. Khi game sửa xong thì Game Tester sẽ vào chơi lại nhiều lần, nếu phát hiện lỗi thì tiếp tục chính sửa. Quy trình này sẽ tiếp diễn cho đến khi có bản hoàn hảo nhất.
Mô tả công việc của Game Tester
Test game một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển game. Việc này sẽ đánh giá là game đã đủ tiêu chuẩn để phát hành chưa. Công việc này mang đến một góc nhìn khái quát hơn về lỗi trong game, mang đến cho người chơi những tựa game hoàn thiện nhất. Vậy quy trình test game diễn ra như thế nào? Tìm hiểu ngay sau đây:
1. Nhận dạng: Việc đầu tiên các Game Tester cần làm là phân tích và xác định các quy tắc trong game.
2. Kiểm tra chức năng: Người chơi thử cần đảm bảo game hoạt động như dự định. Điều này cũng bao gồm việc kiểm tra tích hợp với các công cụ mà bên thứ 3 được sử dụng nếu có.
3. Khả năng tương thích: Người thử game phải trải nghiệm game trên nhiều hệ điều hành, thiết bị và cả trình duyệt. Mục đích là để game tiếp cận được những đối tượng phù hợp.
4. Kiểm tra hiệu suất: Đây là vấn đề khá nghiêm trọng đối với các nhà phát hành game online. Các Game Tester cần phải thử nghiệm cùng lúc nhiều người truy cập xem game có bị lag không, trang web đăng tải có bị sập khi lượt truy cập tăng đột biến không,...
5. Thử nghiệm nhiều người chơi: Đối với các game nhiều người chơi, bạn cần xử lý các tình huống có thể xảy ra khi chơi nhiều người và đảm bảo cốt truyện của game được chia đều cho tất cả người chơi.
6. Báo cáo: Sau khi phát hiện được lỗi, các Game Tester cần tiến hành báo cáo và đưa ra bằng chứng cho developer.
7. Phân tích: Các developer sẽ giữ trách nhiệm phân tích và khắc phục lỗi trong game.
8. Xác minh: Sau khi sửa lỗi, tester cần vào chơi lại game vài lần để xác định lỗi đã được xử lý đúng hướng hay chưa.
Quy trình kiểm tra game
Trong vai trò là một tester, chắc chắn bạn cần một sự tỉ mỉ và tập trung cao độ. Với những Game Tester bạn còn cần một khả năng quan sát tốt, phán đoán nhanh nhạy và chi tiết. Đây là một kỹ năng được rèn luyện qua nhiều năm.
Nếu bạn muốn trở thành một Game Tester chuyên nghiệp thì cần luyện kỹ năng này từ bây giờ. Kỹ năng quan sát chi tiết có thể sẽ được đưa ra làm bài kiểm tra trong các buổi phỏng vấn.
Không phải cứ vào game là bạn sẽ tìm ra được lỗi, đối với người chơi thông thường, đôi khi họ sẽ không nhận ra đó là lỗi. Với Game Tester thì khác, bạn cần phải nhanh nhạy nhận biết đâu là lỗi, đâu là tính năng. Thêm một kỹ năng nữa là người thử game phải tái hiện lại được lỗi đã phát hiện. Mục đích là để giải thích cho bộ phận lập trình và đưa ra được giải pháp.
Các công ty sản xuất game khi tuyển người thử game thì họ sẽ không chọn người chỉ biết “click”. Điều họ đánh giá cao là tư duy phân tích. Cụ thể, khi họ đưa cho bạn một tựa game thì bạn cần đưa ra một kịch bản trải nghiệm game hợp lý. Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết đối với một nhà kiểm game.
Các kỹ năng cần có của tester
Bất kể công việc gì, bạn cũng cần có một kỹ năng làm việc nhóm tốt và người chơi thử game cũng không phải là một ngoại lệ. Bởi Game Tester cần phải phối hợp với bộ phận khác để hoàn thiện trò chơi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời bạn không thể nào chơi game một mình, mà cần phải kết hợp với các GameTester khác để trải nghiệm nhiều khía cạnh và không bị sót lỗi.
Sau khi trải nghiệm và phát hiện lỗi bạn cần phải thực hiện một bản báo cáo hoàn chỉnh để giải thích những gì bạn đã phát hiện ra được trong quá trình chơi game. Mỗi công ty sẽ có một quy trình báo cáo chính thức. Bạn cần phải có khả năng diễn giải bằng lời nói và văn bản để tạo nên một bản báo cáo đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu.
Có kỹ năng hợp tác, xây dựng và duy trì mối quan hệ
Đây là một kỹ năng bắt buộc đối với bất kỳ công việc nào. Bạn có thể hiểu đơn giản là khả năng làm việc với những người bạn thích và kể cả những người bạn không thích. Tuyệt đối không nên để tình cảm cả nhân ảnh hưởng làm ảnh hưởng đến công việc.
Công việc nào cũng có áp lực và game tester cũng không ngoại lệ. Công việc này đòi hỏi bạn phải chịu áp lực về mặt thời gian lẫn chất lượng. Trong những giai đoạn sắp ra mắt game thì gần như các Game Tester sẽ không rời khỏi màn hình máy tính.
Một số kỹ năng bổ trợ khác cho nghề tester
Kinh nghiệm: Đây là một yếu tố được nhà tuyển dụng quan tâm và nó sẽ ảnh hưởng đến mức lương. Khi bạn có kinh nghiệm nhiều thì quá trình phỏng vấn sẽ diễn ra một cách nhẹ nhàng, bạn cũng sẽ chủ động hơn về lương thưởng. Nhưng đây chưa phải là yếu tố quyết định, một người thử nghiệm trò chơi nếu có kinh nghiệm thôi là chưa đủ, bạn cần phải nâng cấp kỹ năng qua từng ngày.
Bằng cấp: Việc làm Game Tester không đòi hỏi quá nhiều về bằng cấp. Nhưng để có một nền tảng tốt thì bạn nên học những ngành liên quan đến CNTT hoặc đồ họa. Các nhà tuyển dụng sẽ trực tiếp kiểm tra kỹ năng của bạn tại buổi phỏng vấn, bài test và thử việc.
Niềm đam mê: Nếu bạn yêu thích game, bạn có thể chơi game cả ngày mà không cảm thấy chán. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định lựa chọn công việc này.
Để tìm việc làm Game Tester, bạn chỉ cần lên Google tìm kiếm từ khóa “game tester job” là sẽ nhận được rất nhiều tin tuyển dụng. Game Tester là một công việc khá mới lạ nên đang trong tình trạng thiếu hụt nhân lực. Đa phần các sinh viên ngành IT đều chọn những công việc lập trình, ít khi nghĩ đến nghề Tester bởi cảm thấy không ổn định.
Tại các công ty sản xuất game hay phần mềm thì 1 lập trình sẽ có 4 tester, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, 1 tester phải phối hợp với 4 - 5 lập trình. Điều này cho thấy trong lĩnh vực này, “cung” không đủ “cầu”, do đó tiềm năng phát triển là khá lớn.
Cơ hội việc làm của Game Tester
Nghề Tester nói chung và Game Tester nói riêng đang có nhu cầu tuyển dụng cao. Vậy mức lương của Game Tester là bao nhiêu? Đây chắc chắn là câu hỏi được nhiều ứng viên quan tâm khi tìm đến công việc này.
Theo thông tin từ trang VietnamSalary thì mức lương trung bình cho một Game Tester là 14 triệu đồng/tháng. Tùy theo khối lượng công việc, vị trí và quy mô công ty mà mức lương sẽ có sự chênh lệch. Nếu bạn đang quan tâm đến vị trí nhân viên Test Game thì có thể tham khảo thêm thông tin tại CareerViet .
Tổng quan về mức lương của các Game Tester
Những thông tin tuyển dụng việc làm Game Tester trên trang CareerViet được cập nhật đầy đủ từ mô tả công việc, mức lương, quyền lợi đến yêu cầu dành cho ứng viên. Các công việc trên website điều được sàng lọc nghiêm ngặt, vì vậy bạn hãy an tâm lựa cho mình một công việc phù hợp.
Xem thêm các công việc liên quan:
1. Nhân viên Tester và những kiến thức, kỹ năng cần trang bị.
2. Game Master - Nghề thời thượng.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Việc làm ô tô TPHCM | Công việc bán thời gian tại nhà | Nhân viên hành chính văn phòng
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function