Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 7,108
Có bao giờ bạn phải vật lộn với chính mình để đi đến công ty, hoặc đơn giản là ra khỏi giường? Theo một nghiên cứu, cứ 6 người thì 1 người trầm cảm do căng thẳng trong công việc. Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất và mối quan hệ công sở, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cá nhân.
Trong trường hợp bạn chưa thể sắp xếp thời gian để đi gặp các chuyên gia tư vấn tâm lý, có một số việc nhỏ bạn có thể làm hàng ngày trong và ngoài văn phòng. Hãy thử CareerViet có tư vấn được cho bạn cách nào phù hợp và giúp giải tỏa căng thẳng không nhé.
1. Đi dạo
Ngồi trong văn phòng cả ngày, nghe tiếng gõ bàn phím của chính mình có khi cũng khiến bạn chán phát điên. Ngồi một chỗ trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao và cholesterol cao.
Vì vậy, hãy tự tạo cơ hội để duỗi chân và hít thở không khí trong lành một lúc nào đó trong ngày. Đôi khi bạn chỉ cần đi dạo một vòng quanh khu nhà trong giờ nghỉ trưa hoặc ngay khi về đến nhà là có thể giải tỏa được đầu óc.
Đi bộ giúp giải phóng một số endorphin tích cực giúp chống lại trầm cảm và cải thiện tâm trạng, kể cả sau một ngày làm việc tồi tệ.
2. Nghỉ 5 phút
Bạn đã bao giờ bị đắm chìm trong công việc, thậm chí không nhận ra vài giờ đã trôi qua? Bận rộn giúp một ngày trôi qua nhanh hơn — nhưng dành hàng giờ trước màn hình sẽ ngấm ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Cứ mỗi 60 - 90 phút, bạn nên dành 5 phút để duỗi chân và cho mắt nghỉ ngơi.
Đặt hẹn giờ trên điện thoại, đồng hồ hoặc máy tính để được thông báo tự động. Uống một ly nước, đi vệ sinh hoặc đứng lên làm bài thể dục nhẹ. Khi bạn có cảm giác sảng khoái, bạn sẽ thực sự tăng năng suất của mình.
3. Đừng ăn tại bàn làm việc
Vớ lấy đồ ăn và thưởng thức tại chỗ thì tiện rồi. Bạn bận, vậy sao không vừa làm vừa ăn?
Nhưng thực ra nếu bạn không “nghỉ ngơi” đúng nghĩa ít nhất một lần trong giờ làm việc, năng suất của bạn sẽ dần co lại, trí óc bắt đầu lang thang và khiến bạn trôi dạt khỏi công việc.
Vì vậy, hãy bước ra khỏi bàn làm việc để ăn trưa. Ra ngoài ăn trưa có thể làm bạn mất 30 phút - 1 tiếng, nhưng bạn sẽ nhận lại nhiều hơn khi quay lại bàn làm việc. Cảm giác sảng khoái sẽ tiếp thêm động lực và khiến buổi chiều không kéo dài quá lâu.
4. Thực hành kỹ thuật thở
Không phải lúc nào bạn cũng có thể rời khỏi bàn làm việc để “refresh” bản thân; có thể vì deadline, hoặc bạn đang bận họp — đó cũng chính là những thời điểm bạn căng thẳng nhất.
Cách dễ dàng nhất để thoát khỏi căng thẳng trong tình huống này là áp dụng các kỹ thuật thở.
Để bắt đầu, hãy hít một hơi thật sâu - giữ khoảng 3 phút. Sau đó, thở ra cũng trong vòng 3 phút. Làm vài lần liên tiếp để bắt đầu cảm thấy thư giãn hơn.
5. Bỏ lại công việc trước cửa nhà
Đôi khi bạn có một ngày làm việc thực sự tồi tệ và mọi chuyện luẩn quẩn không dứt dù đã về đến nhà. Bạn cắn rứt vì những sai lầm, và nó chỉ khiến công việc ngày hôm sau trở nên khó khăn hơn.
Để bảo vệ sức khỏe tinh thần, khi bạn rời khỏi công sở, hãy để công việc ở lại đó luôn. Khi về đến nhà hãy tận hưởng bản thân, và nghĩ về những điều khiến bạn hạnh phúc: xem chương trình yêu thích của bạn hoặc suy nghĩ về những dự định cho cuối tuần... Cuộc sống còn nhiều điều có giá trị hơn những bực bội, và đó là những điều bạn nên tập trung vào.
6. Tìm sở thích
Một cách tuyệt vời để tách khỏi công việc là tập trung vào một thứ khác thú vị hơn. Điều gì đó có thể giúp bạn thư giãn sau một ngày dài, khiến bạn đam mê hoặc đơn giản là thấy thú vị để làm. Hãy thử những thứ khác nhau để xem bạn thích nhất với điều gì. Tuy vậy, hãy hạn chế những sở thích quá khó khăn - thứ thậm chí khiến bạn còn căng thẳng nếu không hoàn thành.
7. Nói chuyện với ai đó
Nếu bạn đã có một ngày tồi tệ, đừng giữ nó trong lòng - bạn không cô đơn. Hãy đi ăn tối hoặc đi uống với ai đó thân thiết và kể lại. Có lẽ họ có cách nhìn mà bạn chưa từng nghĩ đến trước đây, hoặc có khi bạn chỉ cần giải tỏa cảm xúc. Đôi khi tất cả những gì bạn cần là chỉ là nói chuyện phiếm để xả hơi, đôi khi là nhiều hơn thế.
Nếu bỏ qua và xem nhẹ những cảm xúc tiêu cực của bản thân, bạn có thể rơi vào cái bẫy trầm cảm - một vấn đề tâm lý có thể rất nghiêm trọng. Đến lúc đó, một vài thay đổi trong thói quen hàng ngày là không đủ. Đừng ngại nhìn vào những điều mình đang gặp phải. Điều quan trọng là bạn nhận được sự giúp đỡ mà bạn cần, cho dù đó là bạn bè, chuyên gia tâm lý trị liệu hay bác sĩ - đừng ngại đi tìm sự giúp đỡ nhé.
Nguồn: CareerViet Vietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này