Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 28,067
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Khi bước vào làm việc nơi công sở, mỗi một nhân viên mới đều phải xác định được rằng chúng ta sẽ làm việc chung với nhiều người, có trình độ, tính cách khác nhau. Do vậy, một điều hiển nhiên rằng, bạn không thể tránh khỏi xung đột với các đồng nghiệp của mình.
Vậy bạn sẽ làm thế nào khi rơi vào tình huống này. Tạo cho mình một vỏ bọc vững chắc sắc nhọn bất khả xâm phạm hay thái độ thân thiện, cởi mở muốn cùng họ giải quyết vần đề? Chắc chắn là phương án hai rồi đúng không?
Người xưa từng có câu: “Không muốn người khác biết trừ khi mình đừng làm”, sau này ý nghĩa của nó còn được biến tấu đi “Điều gì không thích người khác gây ra cho mình thì mình cũng đừng gây ra cho người khác” vì đơn giản là họ cũng không thích như thế đâu. Lấy ví dụ, nhưng trong cùng một phòng làm việc, ai ra khỏi phòng thì cũng nên có tác phong và ý thức là phải đóng cửa phòng lại. Nếu mọi người ai cũng làm và chỉ mình bạn không làm. Kết quả sẽ rất đơn giản, bạn là người không hòa đồng, và dĩ nhiên lần sau khi ai đó ra khỏi phòng bạn cũng đừng mong họ đóng cửa lại giúp bạn. Từ việc nhỏ như thế mà bạn cũng không hòa đồng tham gia, thì đến những công việc khác cũng không ai nghĩ đến bạn đâu. Bạn sẽ luôn một mình. Và trong một môi trường làm việc tập thể mà bạn lại “độc lập tác chiến” như thế thì bạn tiêu rồi.
Nói qua thì cũng phải nói lại. Nếu lần này, bạn là người hòa đồng, nhưng đồng nghiệp của bạn lại không như thế. Vậy làm sao để cảm hóa họ bằng sự hòa đồng của bạn cũng là một vấn đề rất đáng nói. Bạn sẽ làm gì khi bạn luôn là người đi sau “dọn dẹp” cho người đồng nghiệp đó. Tức giận phát điên và gây căng thẳng vấn đề. Cách làm này sẽ rất dễ khiến cho bạn đánh mất đi sự thân thiện của bản thân. Không chỉ có người bị bạn trút giận sẽ xa lánh mà ngay cả những người chứng kiến cũng sẽ suy nghĩ như vậy. Thật không tốt chút nào. Nếu tôi trong hoàn cảnh đó, sẽ làm như thế này, hãy đặt mình vào vị trí của người đó và hãy xem tại sao họ làm như vậy, rồi sau đó bạn gợi chuyện, nhắc nhở sẽ có tác dụng hơn rất nhiều. Hơn là bạn chỉ nhìn thấy hiện tượng bên ngoài mà không thấy tỏ được nội dung bên trong. Hòa đồng là vậy. Thái độ thân thiện của chúng ta nên được phát huy những lúc bình thường, cũng như những lúc có sự cố. Làm được vậy, thì bạn sẽ tạo ra môi trường làm việc tuyệt vời xung quanh bạn đấy.
Khi đi làm, thời gian chúng ta tiếp xúc với đồng nghiệp còn nhiều hơn cả người thân trong gia đình. Do vậy, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là một việc hết sức cần thiết. Hãy hòa đồng, nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong công việc cũng như sẵn sàng tiếp nhận góp ý xây dựng của đồng nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện. Nếu như bạn gặp phải những đồng nghiệp “trái tính, trái nết”, ít nhiều gây khó dễ cho bạn thì đó cũng là lẽ thường tình. Hãy luôn giữ vững nguyên tắc “lấy công việc làm trọng tâm”, không để những chuyện vặt vãnh cá nhân ấy ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Nguồn: Theo Jobvn
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này