Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 18,118
Bạn bắt đầu một công việc mới và tưởng như giấc mơ của bạn đã trở thành hiện thực. Nhưng thực tế lại không đẹp như những gì bạn nghĩ. Vậy ở lại hay ra đi? Chấp nhận hay không chấp nhận? Hãy đưa ra quyết định sau khi tham khảo những lời khuyên sau.
Đánh giá hoàn cảnh và bản thân bạn
Công việc mới có thể không lý tưởng như những gì bạn nghĩ hoặc vị trí mà bạn nhận được nằm ngoài những gì bạn mong đợi. Hơn thế nữa quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp cũng như quan hệ giữa bạn và các “sếp” cũng là vấn đề lớn khiến bạn đau đầu. Nếu bạn gặp một trong số những vấn đề trên, bạn phải làm sao đây? Hãy bình tĩnh và tìm hiểu thật kĩ xem bạn đang vướng mắc ở đâu và điều gì làm bạn “khổ sở”. Khi đã tìm ra nguyên nhân ắt hẳn bạn sẽ tìm ra cách “đối phó”.
Mở một cuộc đối thoại
Nếu như người giám sát (quản lý) của bạn có vẻ rất hài lòng với năng lực của bạn cũng như những gì bạn thể hiện nhưng ngược lại bạn lại không mấy hào hứng với vị trí hiện tại của mình, hãy nói chuyện trực tiếp với người ấy. Đó là cách làm thông mình để giải quyết những vướng mắc mà bạn đang gặp phải. Hãy bắt đầu câu chuyện về những “khổ sở” làm bạn đau đầu, rất có thể người ấy sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề bằng cách :thay đổi vị trí cho bạn hoặc hỗ trợ bạn nhiều hon trong công việc.
Khi công việc không giống như “cơn ác mộng”
Chuyên gia tư vấn công việc Berger chia sẻ, nếu như “sếp” của bạn không hài lòng, điều này có vẻ khó khăn hơn một chút nhưng vẫn rất cần thiết để bạn mở một cuộc đối thoại càng sớm càng tốt. Hãy làm rõ trách nhiệm của hai bên, hỏi xem “sếp” của bạn cần gì ở bạn và ngược lại yêu cầu “sếp” tạo điều kiện để bạn hoàn thành tốt công việc được giao.
Nếu như bạn thiếu phương tiện trong quá trình thực hiện công việc. Đừng ngần ngại đề đạt ý kiến và yêu cầu quản lý tạo điều kiện cũng như cung cấp các trang thiết bị hữu ích để bạn có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Nếu như bạn không thể nói chuyện với “sếp” của bạn vì người ấy là gốc rễ của mọi vướng mắc mà bạn gặp phải, hãy chia sẻ nó với những người khác. Xem cách các đồng nghiệp khác giải quyết vấn đề này như thế nào và học tập nhé!
Kiên nhẫn là một đức tính tốt
Để bắt kịp được guồng quay của công việc mới không hề đơn giản. Bạn sẽ phải học cách làm quen dần với nó từ trách nhiệm công việc đến quan hệ với đồng nghiệp trong công ty. Có những người chỉ mất 1,2 tháng để bắt kịp nhịp độ trong khi có những người mất cả năm trời để nắm những bước cơ bản. Điều này phụ thuộc vào năng lực làm việc cũng như tính cách của từng người. Nhưng nhìn chung “bạn sẽ mất từ 3-6 tháng để làm quen với công việc và lâu dần bạn sẽ thấy thoái mái hơn rất nhiều chỉ cần bạn kiên nhẫn học hỏi ”( Bà Berger chia sẻ) . Chính vì vậy dù ở công việc nào, kiên nhẫn cũng là một đức tính tốt giúp bạn tiến dần trên nấc thang thành công.
Nếu bạn rời đi
Sau bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu cố gắng bạn vẫn không thể giải quyết được vấn đề thì cách tốt nhất là trả lại tự do cho bản thân mình và tìm kiếm một công việc khác. Bạn cũng không cần phải cảm thấy hối tiếc vì đã bỏ đi một cơ hội tốt. Đó có thể là một công việc nhiều người mơ ước nhưng công việc đó không dành cho bạn. Giải thoát thay vì níu giữ nó trong “khổ sở” là điều tốt nhất bạn có thể làm lúc này.
Bạn rời đi không có nghĩa là bạn hết cơ hội. Nếu như bạn là người có năng lực thì bạn có thể dễ dàng tìm được một công việc khác phù hợp hơn. Nhiều khi chấp nhận kết thúc là bắt đầu một công việc mới tốt đẹp hơn và điều quan trọng là sau mỗi lần kết thúc bạn rút ra cho mình những bài học gì để sự bắt đầu ấy thực sự có ý nghĩa.
Nguồn: Theo Dân Trí
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này