Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 51,420
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Khi nhận lương trong bất kỳ công việc nào, chẳng hạn việc làm siêu thị, kỹ sư cầu nối, shop assistant,... bạn đã biết những nguyên tắc trong việc thỏa thuận lương hay chưa? Nếu chưa, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
A. Nguyên tắc đầu tiên khi thỏa thuận lương là sự trì hoãn: hãy cố gắng làm chậm trễ bất cứ cuộc thoả thuận về lương bổng nào càng lâu càng tốt
Có hai lý do để giải thích cho hành động này của bạn. Đầu tiên, bạn không muốn tự mình phá đi cơ hội nhận được công việc bằng cách đưa ra một con số nhất định về lương bổng mà chính nó sẽ khiến bạn trở nên thất thế trong sự so sánh với những ứng viên khác.
Nếu bạn tự đề nghị một mức lương quá cao với mục đích là muốn một nhà tuyển dụng tiềm năng biết rằng bạn sẽ không dễ bị phớt lờ lời đề nghị của mình, bạn đã gửi đi một thông điệp sai lầm. Trong trường hợp này, nhiều nhà tuyển dụng sẽ loại bạn ra khỏi danh sách những người mà họ đang cân nhắc cho vị trí cần tuyển dụng, bởi vì, họ cho rằng bạn sẽ không mấy hào hứng với lời đề nghị về mức lương của họ.
Một lí do khác để trì hoãn việc thỏa thuận về lương bổng là nhằm tránh việc chính bạn bán sức lao động của mình một cách quá rẻ. Một khi nhà tuyển dụng đã nghe được mức lương mà bạn đề nghị, thông thường, anh ta sẽ không sẵn sàng để trả cho bạn một mức lương cao hơn mức lương đó. Điều này có thể sẽ làm bạn bị hao phí một khoản tiền lương đáng kể mà bạn có thể được nhận bởi vì sự “nhanh nhẩu” khi thoả thuận lương của mình.
Để chiến thắng trong một cuộc thỏa thuận về lương bổng, đừng là người đầu tiên đưa ra một số tiền lương nhất định!
Sau đây là một số ví dụ để bạn trì hoãn việc thoả thuận mức lương, hoặc là, bạn có thể chuyển vai trò là người đề nghị mức lương trước cho nhà tuyển dụng bằng những lí do rất hợp lý sau:
” Theo sự tìm hiểu của tôi thì công ty của anh thường đưa ra một mức lương có tính cạnh tranh cao phụ thuộc vào sự đóng góp cho công ty của người lao động. Tôi cảm thấy điều này thật sự thú vị và rất sẵn lòng nếu được đánh giá năng lực của mình theo chính sách này của quí công ty. Anh vui lòng cho tôi được biết khoảng dao động về tiền lương mà công ty trả cho một nhân viên chứ?”
“Thật sự thì tôi không cảm thấy thoải mái nhiều lắm khi thảo luận với quí công ty về vấn đề tiền lương mà tôi sẽ được nhận khi trở thành thành viên của công ty ta, trừ khi, tôi chắc chắn được là công ty thật sự cần đến tôi và tôi đã quyết định là khả năng mình có sẽ đóng góp một cách hiệu quả để phát triển quí công ty.”
”Tôi rất vui khi được thoả thuận về vấn đề lương bổng với quí công ty, nhưng, trước khi bắt đều việc đó thì anh/ chị có thể giúp tôi tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề khác có liên quan đến công việc mà tôi sẽ đảm trách chứ?”
”Đối với tôi thì mức lương đề nghị không phải là một vấn đề quan trọng, thứ mà tôi thực sư quan tâm là công việc, môi trường làm việc, các đồng nghiệp, định hướng phát triển trong tương lai của quí công ty…”
Đôi lúc, một số nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ thực hiện một số cuộc gọi điện thoại để tìm hiểu về mức lương mà bạn đề nghị trước khi họ quyết định có nên sắp xếp một cuộc phỏng vấn việc làm với bạn hay không. Sau đây là 2 câu trả lời thông minh sẽ đưa bạn đến với cuộc phỏng vấn đó:
• “Tôi biết rằng cả hai chúng ta đều không muốn mất thời gian vô ích một khi chúng ta không thể thỏa thuận về một mức lương hợp lý mà tôi sẽ nhận được khi gia nhậm vào quí công ty. Vậy thì, anh/ chị có thể vui lòng cho tôi biết khoảng dao động về tiền lương mà quí công ty đã trả cho người lao động làm cùng vị trí như tôi chứ?”
”Trước khi đưa ra một con số cụ thể, tôi nghĩ là chúng ta nên có một cuộc tiếp xúc với nhau lâu hơn. Bởi vì, như anh/ chị biết đấy, vấn đề lương bổng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như chế độ quản lý, số lượng giờ làm thêm cần thiết, phúc lợi về y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, chế độ thăng tiến, bồi dưỡng khi tôi gắn bó lâu dài với quí công ty… Do đó, tôi nghĩ mức lương mà mình xứng đáng được nhận là trong khoản từ … đến … (hãy cố gắng đưa ra một khoảng dao động lớn!).”
Trong trường hợp bạn nhất định phải đưa ta một mức lương cụ thể cho nhà tuyển dụng biết, hãy cố gắng đề nghị một khoảng tiền lương dao động thật hợp lý. Bởi vì, hầu hết các công ty đều chi trả mức tiền lương cho người lao động theo nhiều mức độ khác nhau, đó là một khoảng dao động tiền lương, phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm và mức độ đóng góp cho công ty. Mức dao động có thể lên đến 50%.
Do đó, khoảng lương mà bạn đề nghị có thể đi từ 10% thấp hơn mức lương gần đây nhất của bạn cho đến cao hơn 20% con số đó. Điều nhằm tạo ra nhiều lựa chọn trong việc thỏa thuận lương, chắc chắn không ai muốn mức lương của mình giảm đi 10% và đồng thời bạn có thể thỏa thuận để mức lương hiện tại của mình tăng cao hơn nếu công ty thực sự cần đến bạn.
B Hãy chuẩn bị tinh thần và mọi thứ thật sẵn sàng là nguyên tắc thứ 2 khi thỏa thuận lương.
Bạn cần biết rõ giá trị của mình trên thị trường lao động. Có nhiều cách để bạn có thể đánh giá sự cạnh tranh của các đối thủ của mình.
Chẳng hạn, bạn có thể tham khảo bảng khảo sát mức lương đề nghị thông thường của những người có cùng chuyên môn, lĩnh vực với mình được đăng trên các tờ bào chuyên về tuyển dụng nhân sự.
Hãy giữ mối liên hệ giao tiếp thường xuyên với những người làm cùng nghề với mình để có được những thông tin gần như là mới và phù hợp nhất để giúp bạn biết được giá trị thật sự của mình trên thị trường lao động.
Hãy gọi điện thoại trực tiếp đến các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng các vị trí phù hợp với công việc của bạn và đừng ngại ngần khi tham khảo họ về khoảng tiền lương mà họ đề nghị.
Nguồn: HRVietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này