System Engineer là nghề gì? Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết

Lượt xem: 33,923

Quy trình quản lý công nghệ thông tin trong doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quản lý hệ thống và tất cả các khía cạnh liên quan chính là nhiệm vụ của một System Engineer. Tùy vào từng doanh nghiệp khác nhau mà công việc của kỹ sư hệ thống sẽ khác nhau. Để biết rõ công việc cụ thể của System Engineer là gì cũng như yêu cầu tuyển dụng vị trí này ra sao thì đừng bỏ lỡ cẩm nang nghề nghiệp sau đây nhé!

1. Vị trí System Engineer là gì?

Nhiệm vụ chính của System Engineer (hay còn gọi là kỹ sư hệ thống) là xác định các vấn đề dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng và đề ra những giải pháp để đánh giá lại quá trình thực hiện. Ngoài ra, kỹ sư hệ thống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát hiệu suất của một hệ thống và liên tục đưa ra những đánh giá cho từng giai đoạn hoạt động.

Công việc của một kỹ sư hệ thống thường được chia thành các khía cạnh sau:

- Quản lý thiết bị văn phòng.
- Quản lý cơ sở hạ tầng, đảm bảo hệ thống máy chủ và network hoạt động ổn định cho các kỹ sư hệ thống khác.
- Quản lý hệ thống phục vụ end-user..

 
System engineer là gì?

2. Một vài chuyên ngành phổ biến của System Engineer

2.1 Biosystems Engineer

Biosystems Engineer có trách nhiệm thiết kế và tạo ra các điều kiện cần và đủ cho các hệ thống liên quan đến môi trường tự nhiên. Đây là một trong những công việc ảnh hưởng đến quản lý cũng như bảo tồn tài nguyên, hỗ trợ phát triển quy trình, phân tích hệ thống xử lý chất thải và một số công việc liên quan khác.

2.2 Logistics Engineer

Vị trí công việc này được tìm thấy ở cấp cơ bản của một công ty. Logistic Engineer chịu trách nhiệm xử lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc phân phối thành phẩm.

Ngoài ra, họ cũng được giao nhiệm vụ thiết kế cũng như thực hiện một số đầu việc của quá trình phân phối, vận chuyển và lưu kho hàng hóa. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp vị trí Logistic Engineer trong doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng.

2.3 Transport Station System Engineer

Trong nhiều trường hợp, Transport Station System Engineer sẽ có nhiệm vụ tương tự như các kỹ sư dân dụng. Họ cũng chịu trách nhiệm thiết kế, bảo trì kỹ thuật và phát triển hệ thống giao thông. Ngoài ra, họ cần đề ra các phương án bảo trì giao thông, thiết lập hệ thống cảnh báo cho khách du lịch, lập kế hoạch sơ tán khẩn cấp….


Kỹ sư hệ thống giao thông

2.4 Software system Engineer

Đây là một lĩnh vực liên quan đến thiết kế và phát triển các hệ thống phần mềm phức tạp. Mỗi kỹ sư hệ thống phần mềm phải xem xét nhiều yếu tố để đảm bảo quá trình thực hiện dự án. Các dự án phải luôn được đảm bảo diễn ra suôn sẻ và giảm thiểu tối đa rủi ro. Cuối cùng, để đảm bảo sự phát triển của công nghệ theo thời gian, họ phải thường xuyên theo dõi trong suốt quá trình sử dụng.

2.5 Product Development Systems Engineer

Product Development Systems Engineer chịu trách nhiệm phân tích và cập nhật các hệ thống liên quan đến phát triển sản phẩm. Nhờ đó, họ duy trì được khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời loại bỏ tình trạng hệ thống hoạt động kém hiệu quả và lựa chọn các phương pháp thực hiện phù hợp.

3. Công việc chính của System Engineer

3.1 Giám sát và quản lý toàn bộ hệ thống máy chủ

Đây có lẽ là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng nhất của một kỹ sư hệ thống. Họ là người có kiến ​​thức và kỹ năng liên quan đến hệ thống, bao gồm cả phần mềm và phần cứng. Do đó họ cũng sẽ là người hiểu rõ nhất về cách thức hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống.


Quản lý hệ thống máy chủ

Kỹ sư hệ thống giám sát và kiểm tra để đảm bảo rằng hệ thống đã cài đặt đang hoạt động bình thường và không có sự cố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Ngoài ra, thông qua giám sát và kiểm tra, các kỹ sư hệ thống sẽ xác định các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra trong hệ thống, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời để giải quyết các vấn đề hoặc sự cố đó.

3.2 Tiến hành phát triển các loại phần mềm

Một kỹ sư hệ thống giỏi có thể đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn hơn so với  yêu cầu thông thường. Một số phần mềm mà các kỹ sư hệ thống có thể phát triển, chẳng hạn như trò chơi máy tính, phát triển ứng dụng để giúp doanh nghiệp thực hiện công việc của họ, có thể là hệ điều hành, hệ thống quản lý, điều khiển mạng hoặc phần mềm trung gian khác.

Việc phát triển phần mềm và hệ thống là một công việc đòi hỏi áp dụng lý thuyết vào thực tế, đồng thời kết hợp sự sáng tạo và chất xám của người kỹ sư hệ thống. Quan trọng nhất, phát triển phần mềm và ứng dụng cũng là một cách giúp tăng năng suất và giảm sự can thiệp của con người tại nơi làm việc.

3.3 Thực hiện các công tác bảo mật, sao lưu thông tin

Là người trực tiếp quản lý hệ thống máy chủ của một công ty hoặc doanh nghiệp cụ thể, kỹ sư hệ thống có trách nhiệm đảm bảo tính bảo mật của hệ thống máy tính. Điều này sẽ đòi hỏi một kiến ​​thức vững vàng về an ninh mạng.


Thực hiện bảo mật, sao lưu thông tin quan trọng

Việc sao lưu và dự phòng các dữ liệu quan trọng là rất cần thiết, một số thông tin nhất định nếu bị rò rỉ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty. Nhìn chung, công việc này đóng một vai trò quan trọng và phải được đảm bảo tính bảo mật khi thực hiện, đồng thời cần có hợp tác giữa các kỹ sư hệ thống.

4. Tổng hợp những kỹ năng quan trọng cần có ở một System Engineer

Kỹ sư hệ thống là một công việc tương đối phức tạp nên bạn cần có những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách tốt nhất. Cụ thể như:

- Kỹ năng giao tiếp tốt để đảm bảo phối hợp với các bộ phận, mô tả vấn đề và đưa ra giải pháp, thảo luận để sửa lỗi phần mềm kịp thời.
- Kỹ năng quản trị là điều bắt buộc đối với các kỹ sư hệ thống. Bạn phải làm việc thường xuyên với nhiều lĩnh vực và công việc khác nhau trong hệ thống công nghệ của doanh nghiệp. Vì vậy, kỹ năng quản lý tốt sẽ giúp bạn thực hiện công việc hiệu quả cũng như tổ chức công việc linh hoạt hơn.
- Kỹ năng giải quyết xung đột, phân tích và ra quyết định để đạt được kết quả tốt nhất.
- Kỹ năng chuyên môn về kỹ sư hệ thống như bảo mật, sao lưu và tích hợp thông tin.

Ngoài ra, có những kỹ năng quan trọng khác mà ứng viên cần được hoàn thiện như toán học, ứng dụng và phát triển hệ thống phần mềm. Yêu cầu tuyển dụng System Engineer có thể thay đổi đối với những doanh nghiệp khác nhau. CareerViet khuyến khích bạn xem danh sách việc làm System Engineer mà các doanh nghiệp đăng tải hiện nay để có những thông tin chi tiết hơn.

>>> Xem thêm: Software Engineer là ai? Đặc trưng công việc kỹ sư phần mềm

5. Yêu cầu tuyển dụng System Engineer cơ bản

Đầu tiên, ứng viên phải đáp ứng những yêu cầu về bằng cấp. Với vị trí kỹ sư hệ thống thì ứng viên cần bằng cử nhân Đại học trở lên ở chuyên ngành khoa học máy tính, công nghệ thông tin hay những chuyên ngành liên quan khác.

Thứ hai là yêu cầu về kinh nghiệm. Kỹ sư là một công việc cần trình độ chuyên môn rất cao. Vì vậy nếu bạn muốn đảm nhận vị trí này thì phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương, hoặc 3 năm ở các vị trí liên quan đến hệ thống.

Yêu cầu thứ ba là kiến ​​thức về mạng máy tính, công nghệ vận hành hoặc ảo hóa, tự động hóa,… Ngoài ra, ứng viên cần có kinh nghiệm về cài đặt cấu hình và xử lý các vấn đề liên quan đến hệ thống, hệ điều hành Linux, Unix,… Tất cả những điều trên nhằm đảm bảo rằng ứng viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp để có thể đáp ứng các yêu cầu của vị trí tuyển dụng.

 
Ứng viên cần có nền tảng kiến thức về mạng máy tính tốt

6. Mức lương của System Engineer bao nhiêu?

Theo khảo sát từ CareerViet , mức lương trung bình của System Engineer hiện nay là 15,3 triệu đồng/tháng. Đối với các kỹ sư hệ thống giỏi thì mức lương này sẽ có thể cao hơn, thậm chí là không bị giới hạn về mặt con số.

mức lương của system engineer
Mức lương trung bình của System Engineer

7. Tìm việc làm System Engineer ở đâu?

Đây có lẽ là vấn đề mà rất nhiều ứng viên hiện nay đang quan tâm. Tìm việc làm System Engineer hiện nay đã không còn khó khăn. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những nguồn cung cấp thông tin tuyển dụng uy tín.

Nếu như các bạn đang hoang mang và không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo lắng nhé! Một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn chính là CareerViet.vn. Đây là website chuyên tổng hợp các thông tin việc làm, đa dạng ngành nghề dành cho ứng viên.

Chỉ với vài bước đăng ký tài khoản ứng viên đơn giản là bạn có thể có ngay những cơ hội việc làm tốt nhất. Sau đó bạn chỉ cần gõ tên vị trí công việc và khu vực mình muốn ứng tuyển vào thanh công cụ tìm kiếm là sẽ có ngay một loạt các thông tin cần thiết liên quan đến công việc bạn tìm kiếm.

Hy vọng với cẩm nang nghề nghiệp System Engineer trên đây của CareerViet đã cung cấp đầy đủ những thông tin bổ ích và cần thiết về công việc này. Qua đó phần nào giúp bạn xác định con đường nghề nghiệp đúng đắn và những cơ hội việc làm phù hợp trong tương lai.

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội | Hòa Bình | Bắc Ninh

CÔNG TY TNHH HOÀNG AN NHIÊN
CÔNG TY TNHH HOÀNG AN NHIÊN

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH HOÀNG AN NHIÊN
CÔNG TY TNHH HOÀNG AN NHIÊN

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty cổ phần EXPOS
Công ty cổ phần EXPOS

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Thái Nguyên

HỆ THỐNG KÍNH MẮT ANNA
HỆ THỐNG KÍNH MẮT ANNA

Lương : Trên 3,000 USD

Hà Nội

Coca-Cola Beverages Vietnam
Coca-Cola Beverages Vietnam

Lương : 35 Tr - 45 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NHA KHOA HOÀN CẦU
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NHA KHOA HOÀN CẦU

Lương : Lên đến 1,000 USD

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN FDCG VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN FDCG VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH GTI VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH GTI VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Công Ty TNHH Tập Đoàn Quốc Tế Thảo Vy
Công Ty TNHH Tập Đoàn Quốc Tế Thảo Vy

Lương : 20 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Panasonic Electric Works Vietnam
Panasonic Electric Works Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN IFF HOLDINGS
CÔNG TY CỔ PHẦN IFF HOLDINGS

Lương : Cạnh Tranh

Bà Rịa - Vũng Tàu

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Lương : 800 - 1,500 USD

Hưng Yên

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TAS
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TAS

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TAS
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TAS

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công Ty Liên Doanh Phạm - Asset
Công Ty Liên Doanh Phạm - Asset

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Long An

Công Ty TNHH Rita Võ
Công Ty TNHH Rita Võ

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Lương : 800 - 1,500 USD

Hưng Yên

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH JOB HOUSE
CÔNG TY TNHH JOB HOUSE

Lương : Lên đến 1,500 USD

Hà Nội

Công ty TNHH SX-TM-DV Qui Phúc
Công ty TNHH SX-TM-DV Qui Phúc

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Tập Đoàn Mắt Kính AR
Tập Đoàn Mắt Kính AR

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Dược Phẩm Healthy Beauty
Công Ty TNHH Dược Phẩm Healthy Beauty

Lương : Trên 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TM DV KT TOÀN ẤN
CÔNG TY TNHH TM DV KT TOÀN ẤN

Lương : 1,200 - 1,500 USD

Hà Nội | Hồ Chí Minh

Công Ty Liên Doanh Phạm - Asset
Công Ty Liên Doanh Phạm - Asset

Lương : Cạnh Tranh

Hưng Yên | Hà Nội | Hà Nam

SHYNH GROUP
SHYNH GROUP

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH VĨNH CARA DIAMOND JEWELRY
CÔNG TY TNHH VĨNH CARA DIAMOND JEWELRY

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH SX - TM - DV Lê Trần
Công Ty TNHH SX - TM - DV Lê Trần

Lương : 27 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh | Long An

CÔNG TY TNHH DECHANG VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH DECHANG VIỆT NAM

Lương : 23 Tr - 28 Tr VND

Đồng Nai

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank)
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank)

Lương : 900 - 1,200 USD

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH DECHANG VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH DECHANG VIỆT NAM

Lương : 18 Tr - 23 Tr VND

Đồng Nai

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Kỹ sư điện là gì? Vai trò, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư điện là gì? Tìm hiểu vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong ngành kỹ thuật điện. Cùng CareerViet khám phá ngay!
Content Marketing là gì? Cơ hội việc làm & mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu Content Marketing là gì và cách áp dụng hiệu quả để nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp. Cơ hội việc làm và mức lương trong ngành!
Thiết kế đồ họa là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp
Cùng CareerViet khám phá thiết kế đồ họa là gì, vai trò, công cụ phổ biến, và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành nghề sáng tạo đầy triển vọng này.
Nhân viên văn phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Tìm hiểu nhân viên văn phòng là gì, công việc, kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp. Hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị và phát triển sự nghiệp Sales Admin.
Ngành xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Ngành xây dựng là gì? Cùng CareerViet khám phá ngay khái niệm, vai trò, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và kỹ năng cần thiết để tham gia ngành xây dựng. Xem ngay!
Kiến trúc sư là gì? Cơ hội việc làm & mức lương kiến trúc sư
Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về nghề kiến trúc sư là gì: định nghĩa, vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback