VJ là gì? Những kỹ năng cần có và bí quyết thành công với nghề

Lượt xem: 49,923

Trong những gần đây, VJ trở thành 1 trong những HOT, thu hút giới trẻ theo đuổi. Vậy VJ là gì? Công việc của một VJ gồm những gì? Cần trang bị kỹ năng và kiến thức gì để trở thành một VJ chuyên nghiệp? Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ chi tiết và bật mí bí quyết thành công với nghề VJ cho bạn.

VJ là nghề gì?

VJ là gì? VJ là từ viết tắt của cụm từ Video Jockey, theo tiếng Việt có nghĩa là người dẫn chương trình video. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những người chuyên tổ chức và dẫn dắt các chương trình âm nhạc trên các nền tảng truyền thông khác nhau như truyền thanh, đài phát thanh, internet,... VJ chính là nhánh nhỏ của lĩnh vực MC - Người dẫn chương trình.

VJ là gì? VJ là từ viết tắt của từ Video Jockey, chỉ nghề dẫn chương trình video
VJ là gì? VJ là từ viết tắt của từ Video Jockey, chỉ nghề dẫn chương trình video

Tại sao nghề VJ lại thu hút giới trẻ?

So với các ngành nghề giải trí khác, nghề VJ vẫn còn khá mới mẻ với người Việt Nam. Vậy, VJ là nghề gì? Tại sao lại thu hút giới trẻ?. Theo CareerViet, nghề VJ có:

  • Môi trường làm việc năng động, sáng tạo: VJ được làm việc trong môi trường giải trí sôi động, liên tục đổi mới, phù hợp với những người trẻ thích khám phá và thể hiện tài năng.
  • Cơ hội phát triển sự nghiệp: Nghề VJ không chỉ giới hạn trong việc dẫn chương trình mà còn mở ra nhiều cơ hội khác như sản xuất nội dung, tổ chức sự kiện. Điều này giúp VJ phát triển đa dạng các kỹ năng và trở thành những người có ảnh hưởng.
  • Cơ hội tiếp cận với văn hóa đại chúng: VJ có cơ hội làm việc với các nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và thế giới từ đó giúp cập nhật xu hướng âm nhạc mới nhất và kết nối với cộng đồng khán giả rộng lớn.
  • Cơ hội trở nên nổi tiếng: Nhiều VJ đã trở thành những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, thu hút lượng lớn người theo dõi và tạo ra các xu hướng mới.
  • Sự tự do khi làm nghề: Nhờ sự phát triển của công nghệ, VJ có thể tự tạo nội dung và xây dựng thương hiệu cá nhân, không phụ thuộc vào các kênh truyền thống.

Mô tả công việc của một VJ

Xây dựng kịch bản

VJ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một kịch bản hấp dẫn và phù hợp với chương trình. Họ cần nghiên cứu kỹ về chủ đề, đối tượng khán giả và lên ý tưởng chi tiết cho từng phần của chương trình. Việc chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn, tìm hiểu thông tin về khách mời cũng là một phần không thể thiếu. VJ cần làm việc chặt chẽ với đội ngũ sản xuất để đảm bảo kịch bản được thực hiện một cách hoàn hảo.

VJ là gì? Công việc của VJ gồm dựng kịch bản, truyền nội dung và giao tiếp với khách mời
VJ là gì? Công việc của VJ gồm dựng kịch bản, truyền nội dung và giao tiếp với khách mời

Truyền tải nội dung

VJ là người trực tiếp trò chuyện với khách mời,  giao tiếp với khán giả, truyền tải thông tin và tạo ra sự tương tác. Họ cần có khả năng diễn đạt lưu loát, giọng nói truyền cảm và phong cách dẫn dắt cuốn hút. Việc nắm vững nội dung chương trình, thông tin về nghệ sĩ và khả năng ứng biến linh hoạt là những yếu tố quan trọng giúp VJ tạo nên một chương trình thành công.

Giao tiếp và phỏng vấn khách mời

VJ cần có kỹ năng giao tiếp tốt, đặt câu hỏi khéo léo để khai thác được những thông tin thú vị từ khách mời. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn sẽ giúp VJ tạo ra những cuộc trò chuyện sâu sắc và hấp dẫn.

Dựa vào mô tả công việc nêu trên, chắc chắn bạn đã biết được VJ là gì? Hay công việc của một VJ sẽ gồm những gì? Tuy nhiên, để thành công trên lĩnh vực này, bạn cần có những kỹ năng như sau:

Kiến thức chuyên môn

Khác với MC, VJ chuyên sâu nhất về lĩnh vực âm nhạc. Để dẫn dắt thành công một chương trình âm nhạc, việc làm VJ cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Điều này không chỉ dừng lại ở việc biết các bài hát, ca sĩ trong nước mà còn đòi hỏi VJ phải cập nhật liên tục những xu hướng âm nhạc quốc tế, đặc biệt là các thị trường đang được giới trẻ Việt Nam yêu thích như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Anh. Từ đó, VJ mới có thể mang đến những chương trình cuốn hút người xem.

VJ là gì? Cần có kỹ năng, kiến thức gì để trở thành VJ chuyên nghiệp?
VJ là gì? Cần có kỹ năng, kiến thức gì để trở thành VJ chuyên nghiệp?

Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt

VJ cần có giọng nói rõ ràng, truyền cảm, có khả năng điều chỉnh tông giọng để phù hợp với từng nội dung. Đồng thời, vốn từ vựng phải phong phú, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, tránh những từ ngữ sáo rỗng.

Biết cách diễn đạt ý tưởng một cách mạch lạc, cô đọng và hấp dẫn. Ngoài ra, khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy, linh hoạt, đặc biệt trong các chương trình phát sóng trực tiếp cũng được đặt ra cho các VJ chuyên nghiệp.

Kỹ năng dẫn chương trình

Kỹ năng này thể hiện qua khả năng đọc và hiểu kịch bản một cách nhanh chóng, linh hoạt điều chỉnh khi cần thiết. Trong quá trình dẫn, phải tạo sự tương tác hiệu quả với khán giả, khách mời, đồng thời điều khiển nhịp độ của chương trình. Việc đặt câu hỏi cho khách mời, khán giả phải linh hoạt, thông minh để khơi gợi những câu trả lời thú vị từ họ.

Ngoài kiến thức, kỹ năng giao tiếp, VJ cần biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân
Ngoài kiến thức, kỹ năng giao tiếp, VJ cần biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân là yếu tố quan trọng không kém đối với một VJ. Giống như các ca sĩ, nhạc sĩ, VJ cũng cần tạo dựng một hình ảnh riêng biệt và ấn tượng trong lòng khán giả. Một VJ nổi tiếng sẽ không chỉ thu hút sự quan tâm đến bản thân mà còn góp phần làm cho chương trình trở nên hấp dẫn hơn.

Việc sử dụng thành thạo các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube là điều cần thiết để xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân, giúp VJ kết nối với khán giả một cách hiệu quả hơn.

Các yếu tố phụ

  • Ngoại hình: Ưu tiên ngoại hình sáng, phù hợp với hình ảnh năng động của một VJ.
  • Sáng tạo: Có khả năng nghĩ ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo cho các chương trình.
  • Khả năng chịu áp lực: Làm việc trong môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Làm việc hiệu quả với các thành viên trong nhóm sản xuất, biết lắng nghe góp ý từ người khác.

Mức thu nhập của nghề VJ là bao nhiêu?

Mức lương của một VJ tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc, độ nổi tiếng, quy mô của đơn vị và thị trường, không cố định như việc làm kế toán, việc làm thời vụ hay việc làm part time. Tại Việt Nam, VJ mới vào nghề có thể nhận được từ 8-12 triệu đồng/tháng. Con số này có thể tăng lên đáng kể đối với những người có kinh nghiệm làm việc tại các kênh truyền hình lớn, với mức lương trung bình từ 15-30 triệu đồng/tháng.

Mức thu nhập của VJ tại Việt Nam dao động từ 8 - 30 triệu tùy kinh nghiệm, độ nổi tiếng
Mức thu nhập của VJ tại Việt Nam dao động từ 8 - 30 triệu tùy kinh nghiệm, độ nổi tiếng

Đặc biệt, các VJ nổi tiếng, có lượng fan đông đảo và nhiều hợp đồng quảng cáo có thể kiếm được thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Trên thị trường quốc tế, mức lương của VJ còn hấp dẫn hơn rất nhiều, với các ngôi sao hàng đầu có thể kiếm được hàng triệu đô la mỗi năm.

Ở thị trường quốc tế như Mỹ, VJ làm việc cho các kênh truyền hình lớn có thể nhận được từ $30,000 đến $100,000/năm, những ngôi sao hàng đầu có thể hưởng mức lương hàng triệu đô la.

 

Cơ hội nghề nghiệp cho các VJ hiện nay

Sự phát triển của công nghệ số và mạng xã hội đã đem đến sự đa dạng trong nghề VJ. Các nền tảng trực tuyến như YouTube, TikTok và Instagram không chỉ là nơi để VJ chia sẻ đam mê mà còn là công cụ đắc lực để họ xây dựng sự nghiệp. Với khả năng tạo ra nội dung độc đáo và tiếp cận hàng triệu người dùng, VJ giờ đây có thể tự do sáng tạo, xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ và mở rộng nguồn thu nhập.

Cơ hội việc làm cho nghề VJ ở Việt Nam hiện nay  khá cao
Cơ hội việc làm cho nghề VJ ở Việt Nam hiện nay khá cao

Sự phát triển của công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường đã và đang mở ra những chân trời mới, cho phép VJ tạo ra những trải nghiệm giải trí độc đáo. Chẳng hạn như thay vì chọn một studio truyền thống, VJ có thể dẫn chương trình trong một không gian ảo được thiết kế hoàn toàn bằng đồ họa 3D. Điều này cho phép tạo ra những bối cảnh đa dạng, sáng tạo và phù hợp với từng chủ đề chương trình.

Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa, VJ có cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế, mở rộng tầm ảnh hưởng và vươn xa hơn nữa. Ngày nay, cơ hội tìm việc VJ tại Việt Nam cũng khá dễ dàng, bạn có thể vào các trang web lớn như CareerViet.vn - đây là nền tảng hữu ích giúp người tìm việc kết nối với các nhà tuyển dụng để tìm việc làm phù hợp. 

Một số câu hỏi thường gặp cho nghề VJ

VJ có phải là MC không?

VJ có thể xem là một nhánh nhỏ của việc làm MC, nhưng có những điểm khác biệt nhất định: 

  • MC là người dẫn chương trình một cách tổng quát, có thể dẫn dắt nhiều loại hình chương trình khác nhau, từ sự kiện trực tiếp đến các chương trình truyền hình.
  • VJ là người dẫn chương trình chuyên về các chương trình âm nhạc, thường được thu hình trước. VJ tập trung vào việc giới thiệu các video âm nhạc, thông tin về ca sĩ và các sản phẩm âm nhạc.

Học ngành nào nào để trở thành VJ?

Để trở thành một VJ chuyên nghiệp, bạn không nhất thiết phải theo một ngành học cụ thể nào. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các ngành học liên quan như: Báo chí, Truyền hình, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Sân khấu, Điện ảnh,  Âm nhạc,... Ngoài ra, bạn nên tham gia các khóa học kỹ năng như giao tiếp, dẫn chương trình,... và thông thạo một 1 ngoại ngữ nữa nhé!

Chỉ cần học những ngành như báo chí, truyền thông, sân khấu,... là có thể làm VJ
Chỉ cần học những ngành như báo chí, truyền thông, sân khấu,... là có thể làm VJ

Các VJ thường làm việc ở đâu?

VJ (Video Jockey) thường làm việc tại các môi trường liên quan đến truyền hình, sản xuất nội dung và giải trí như: Đài truyền hình, các công ty sản xuất phim, các nền tảng trực tuyến, các sự kiện, công ty quảng cáo,...

Việc làm VJ là gì? Đã được giải thích chi tiết qua những thông tin trên đây. Hi vọng những gì chúng tôi cung cấp sẽ thực sự hữuQ ích với bạn. Hiện nay, CareerViet.vn được biết đến là nền tảng tìm việc lớn nhất Việt Nam, vì vậy nếu bạn đang tìm việc làm phù hợp cho mình, hãy tham khảo tin tuyển dụng tại CareerViet.vn nhé! 

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công ty Cổ phần CANIFA
Công ty Cổ phần CANIFA

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT
CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần CANIFA
Công ty Cổ phần CANIFA

Lương : 25 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội

URC Vietnam Co., Ltd.
URC Vietnam Co., Ltd.

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

D1 Concepts Corporation
D1 Concepts Corporation

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỆ THỐNG RAU MÁ MIX
HỆ THỐNG RAU MÁ MIX

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

DIAG
DIAG

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Sunrise Sportsgear Việt Nam
Công Ty TNHH Sunrise Sportsgear Việt Nam

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

De Heus LLC
De Heus LLC

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Wall Street English
Wall Street English

Lương : 10 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SETSAIL
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SETSAIL

Lương : 22 Tr - 28 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Thương Mại Giải Pháp Ưu Việt
Công Ty TNHH Thương Mại Giải Pháp Ưu Việt

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Soctrip
Soctrip

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Soctrip
Soctrip

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Lương : 40 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội

Công ty CPĐT TM TTV (Chuk Tea&Coffee)
Công ty CPĐT TM TTV (Chuk Tea&Coffee)

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Soctrip
Soctrip

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty CP XNK Hóa Chất & Thiết Bị Kim Ngưu
Công Ty CP XNK Hóa Chất & Thiết Bị Kim Ngưu

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Soctrip
Soctrip

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Pac-Fung (Việt Nam)
Công ty TNHH Pac-Fung (Việt Nam)

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

Phuoc Thanh Construction
Phuoc Thanh Construction

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Kỹ sư điện là gì? Vai trò, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư điện là gì? Tìm hiểu vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong ngành kỹ thuật điện. Cùng CareerViet khám phá ngay!
Content Marketing là gì? Cơ hội việc làm & mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu Content Marketing là gì và cách áp dụng hiệu quả để nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp. Cơ hội việc làm và mức lương trong ngành!
Thiết kế đồ họa là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp
Cùng CareerViet khám phá thiết kế đồ họa là gì, vai trò, công cụ phổ biến, và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành nghề sáng tạo đầy triển vọng này.
Nhân viên văn phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Tìm hiểu nhân viên văn phòng là gì, công việc, kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp. Hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị và phát triển sự nghiệp Sales Admin.
Ngành xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Ngành xây dựng là gì? Cùng CareerViet khám phá ngay khái niệm, vai trò, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và kỹ năng cần thiết để tham gia ngành xây dựng. Xem ngay!
Kiến trúc sư là gì? Cơ hội việc làm & mức lương kiến trúc sư
Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về nghề kiến trúc sư là gì: định nghĩa, vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback