Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 29,129
Event Manager được biết đến là người đóng góp không nhỏ vào sự thành công của mỗi sự kiện. Vị trí công việc này không chỉ đòi hỏi sự đam mê với nghề mà còn nhiều yếu tố quan trọng khác để thành công. Vậy Event Manager là gì? Cùng CareerViet xem qua bản mô tả chi tiết việc làm Event Manager cũng như các yêu cầu tuyển dụng mới nhất!
Event Manager là việc làm hấp dẫn nhưng không kém những thách thức
Ngành tổ chức sự kiện vẫn chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Bởi doanh nghiệp/tổ chức trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần tổ chức sự kiện nhằm nhiều mục đích khác nhau. Đó có thể là truyền thông, quảng bá thương hiệu, tạo dựng mối quan hệ hợp tác hay quyên góp từ thiện, đề cử tôn vinh,...
Event Manager (Quản lý tổ chức sự kiện hay Trưởng phòng tổ chức sự kiện) là người lập kế hoạch và giám sát triển khai việc tổ chức cho các sự kiện quy mô lớn nhỏ khác nhau. Người quản lý sự kiện phải làm việc trực tiếp với khách hàng, đối tác, nhà tài trợ, nhân viên,... về các vấn đề liên quan đến sự kiện.
Trong mỗi sự kiện, Event Manager sẽ là người nắm giữ vai trò cốt yếu, quyết định những vấn đề liên quan đến sự kiện. Tùy thuộc vào tính chất và quy mô sự kiện mà quá trình lập kế hoạch sẽ có mức độ phức tạp khác nhau.
Event Manager đóng vai trò chủ chốt trong mỗi sự kiện
- Liên lạc, đặt lịch hẹn với khách hàng để tìm hiểu các yêu cầu cụ thể về sự kiện sắp diễn ra.
- Chủ động đề xuất các ý tưởng cho sự kiện, cụ thể: thời gian, địa điểm tổ chức, dự trù ngân sách, nhân sự, đề xuất nhà cung cấp,...
- Tìm kiếm, khảo sát thực tế các địa điểm tổ chức sự kiện; liên hệ với nhà cung cấp/nhà thầu và đàm phán giá thuê địa điểm; thực hiện xin giấy phép trực tiếp nếu cần thiết.
- Liên hệ làm việc với nhà tài trợ sự kiện, nhà bảo trợ truyền thông hoặc các bên cộng tác hỗ trợ sự kiện.
Quản lý tổ chức sự kiện sẽ phải làm việc trực tiếp với khách hàng, nhà cung cấp, KOLs, đội ngũ nhân viên,...
- Làm việc với bộ phận tiếp thị và bán hàng để cùng phối hợp quảng bá sự kiện.
- Quản lý và điều phối bộ phận hậu cần, giám sát chặt chẽ và đúc thốc tiến độ thực hiện công việc.
- Lên kế hoạch và điều phối quá trình vận chuyển, sắp xếp loa đài, trang trí sự kiện.
- Lên kế hoạch dự trù trong các trường hợp khẩn cấp.
- Xử lý kịp thời các khiếu nại, linh hoạt khắc phục sự cố phát sinh ngoài ý muốn vào thời gian tổ chức sự kiện.
- Đảm bảo tất cả các hoạt động của buổi sự kiện diễn ra suôn sẻ và thành công.
- Điều phối, giám sát việc tháo dỡ và thu dọn sau khi sự kiện kết thúc.
- Đánh giá kết quả thực hiện công việc, đưa ra góp ý cho các nhân viên để rút kinh nghiệm cho những sự kiện sau.
Việc tuyển dụng Event Manager được các tổ chức/doanh nghiệp đặt yêu cầu khá cao. Yêu cầu quan trọng được đặt lên hàng đầu đó chính là trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Vị trí việc làm quản lý sự kiện ưu tiên các ứng viên đáp ứng những yêu cầu nhất định dưới đây:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing, Truyền thông, Tổ chức sự kiện hoặc các ngành có liên quan.
- Đã có kinh nghiệm chạy sự kiện từ 3 - 5 năm ở vị trí trưởng nhóm trở lên.
- Am hiểu nhất định về các thể loại, hình thức tổ chức sự kiện hiện nay.
- Cập nhật và nắm bắt liên tục các xu hướng tổ chức sự kiện mới nhất trên thế giới.
Trưởng phòng tổ chức sự kiện được yêu cầu nhất định về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn
Để lên được vị trí Trưởng phòng tổ chức sự kiện, bạn sẽ cần học hỏi thêm nhiều kiến thức cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc. Nhiều người còn lựa chọn tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để có trải nghiệm thực tế tốt hơn.
Đối với một Event Manager, sự cẩn trọng và tỉ mỉ chính là yếu tố cực kỳ quan trọng. Bởi công việc của quản lý sự kiện có đến hàng trăm hay thậm chí là hàng nghìn đầu mục lớn nhỏ. Chính vì vậy, người quản lý không chỉ phải có tư duy quản lý tổng thể mà còn phải chú trọng đến từng chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo sự kiện diễn ra thành công.
Vị trí quản lý tổ chức sự kiện không phải là người thực hiện mọi công việc. Tuy nhiên người quản lý cần phải nắm được mọi yêu cầu cho từng hạng mục để giám sát và đưa ra đánh giá chính xác.
Sự kiện quy mô càng lớn thì càng dễ phát sinh nhiều vấn đề khó lường trước. Chính vì vậy, người quản lý tổ chức sự kiện phải luôn giữ cho mình một cái đầu lạnh, bình tĩnh và đưa ra hướng xử lý hiệu quả nhất. Kỹ năng xử lý vấn đề là không thể thiếu đối với một Event Manager khi đứng trước những tình huống không mong đợi. Dù trong trường hợp nào, người quản lý cũng phải luôn nỗ lực để sự kiện được diễn ra theo đúng kế hoạch.
Người quản lý sự kiện cần có nhiều kỹ năng để phục vụ cho công việc
Như đã đề cập ở trên, Event Manager sẽ là người làm việc trực tiếp với nhiều đối tượng từ khách hàng, nhà cung cấp, nhà tài trợ, KOLs, đạo diễn, đội ngũ nhân viên sự kiện,... Trong mọi trường hợp, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ là chìa khóa để kết nối hiệu quả với các bên và truyền tải thông tin một cách dễ dàng. Giao tiếp tốt còn nằm ở việc biết lắng nghe, người quản lý cần nghe và thấu hiểu các vấn đề để giải quyết chính xác, kịp thời.
Một trong những kỹ năng không thể thiếu của người quản lý tổ chức sự kiện đó chính là kỹ năng đàm phán. Đàm phán với khách hàng, với đối tác, nhà cung cấp hay KOLs, nhà tài trợ,... tất cả đều cần đến kỹ năng này. Quá trình làm việc trực tiếp với đội ngũ nhân viên cũng được xem là một cuộc đàm phán dài hạn. Event Manager cần linh hoạt kết hợp “mềm nắn rắn buông” để mọi cuộc đàm phán được suôn sẻ.
Event Manager không chỉ giám sát và đảm bảo tiến độ công việc mà còn phải đảm bảo ngân sách chi tiêu cho sự kiện không vượt quá dự định. Để làm được điều này, nhà quản lý cần có kỹ năng quản lý ngân sách, khéo léo điều phối nguồn tiền cho các hoạt động. Cụ thể hơn, cần có “checklist” chuẩn bao gồm đầy đủ ngân sách dự tính cho từng hạng mục cùng dự trù ngân sách phát sinh.
Kỹ năng quản lý thời gian là vô cùng cần thiết đối với người quản lý tổ chức sự kiện. Quản lý thời gian hiệu quả giúp nâng cao hiệu suất làm việc đồng thời dễ dàng hơn trong việc xử lý khủng hoảng. Nhà quản lý cần vạch ra kế hoạch chi tiết kèm theo thời gian thực hiện cụ thể để đảm bảo sự kiện diễn ra đúng như kế hoạch.
Quản lý thời gian, quản lý ngân sách, quản lý rủi ro,... là những kỹ năng quan trọng mà Event Manager cần trau dồi
Khả năng sáng tạo
Người làm sự kiện nói chung và Event Manager nói riêng đều phải cần đến sự sáng tạo bất tận. Bởi mỗi sự kiện đều có những yêu cầu, đặc điểm riêng, đòi hỏi việc lên ý tưởng, concept và triển khai cũng rất đa dạng. Sự sáng tạo ở đây không chỉ dừng ở những ý tưởng quá lớn lao, khác biệt mà nó bắt nguồn ngay từ những vấn đề nhỏ nhất. Để trau dồi kỹ năng sáng tạo, người quản lý cần tập thói quen quan sát. Chính những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể là nguồn cảm hứng để sáng tạo.
Mọi sự kiện, chương trình để diễn ra suôn sẻ đều cần đến kịch bản. Điều này đòi hỏi ở nhà quản lý sự kiện không chỉ là sự sáng tạo mà còn là tư duy logic. Bên cạnh đó, Event Manager còn cần có kỹ năng viết tốt để truyền tải ý tưởng một cách hiệu quả. Cầm trên tay kịch bản ta có thể hình dung ra được sự kiện sẽ diễn ra như thế nào, gồm những hạng mục gì, diễn ra khi nào, có gì đặc sắc,...
Bất kỳ sự kiện nào cũng không thể tránh khỏi những sai sót dù lớn hay nhỏ. Quan trọng là, người quản lý sự kiện cần có kỹ quản lý rủi ro. Event Manager cần dự đoán trước các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình chạy sự kiện để từ đó đưa ra những phương án điều chỉnh kịp thời.
Event Manager được đánh giá là công việc chịu khá nhiều áp lực và căng thẳng. Chính vì vậy mức lương cho vị trí này tương đối cao, xứng đáng với những gì người quản lý đã bỏ ra. Theo khảo sát thực tế, mức lương trung bình của Event Manager là khoảng 28,4 triệu đồng/tháng.
Mức lương của Event Manager
Mức lương của quản lý sự kiện ở bậc thấp tối thiểu là 8 triệu đồng/tháng và ở bậc cao nhất có thể lên đến gần 70 triệu đồng/tháng. Có sự chênh lệch như vậy là bởi mức lương Event Manager còn phụ thuộc vào quy mô và cách thức hoạt động của công ty tổ chức sự kiện. Công ty sự kiện lớn, uy tín với nhiều đơn đặt hàng tổ chức sự kiện “khủng” sẽ giúp người quản lý kiếm được nhiều tiền hơn và ngược lại.
Với nhu cầu tổ chức sự kiện ngày càng nhiều trong mọi lĩnh vực, các đơn vị truyền thông, sự kiện từ đó cũng ra đời với số lượng ngày càng lớn. Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho vị trí Event Manager cũng vô cùng hấp dẫn và rộng mở.
Xem thêm
Bạn biết gì về nhân viên tổ chức sự kiện? Những kỹ năng cần trang bị
Với những bạn trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể tham gia chạy sự kiện cho các trường đại học hoặc tổ chức quy mô vừa và nhỏ để có thêm kinh nghiệm. Hoặc nếu bạn đã tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm dày dặn trong ngành, truy cập CareerViet.vn để ứng tuyển việc làm Event Manager ngay hôm nay!
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này