Kế toán thanh toán là ai? Bạn biết gì về vị trí việc làm này?

Lượt xem: 26,166

Kế toán thanh toán là ai? Họ đảm nhận công việc gì? Yêu cầu công việc đối với vị trí này ra sao? Nếu như bạn đang quan tâm đến vị trí kế toán thanh toán thì nhất định không được bỏ lỡ bài viết sau đây! CareerViet sẽ giúp bạn hình dung cụ thể hơn về vị trí công việc này. Cùng tham khảo những thông tin chi tiết được tổng hợp trong bài viết nhé!

Kế toán thanh toán là ai?

Việc làm kế toán là ngành nghề không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Tuy nhiên, ngành nghề này lại được chia ra thành nhiều bộ phận, lĩnh vực khác nhau. Mỗi bộ phận đều đảm nhận những nhiệm vụ riêng biệt. Trong đó, kế toán thanh toán là vị trí nắm giữ nhiều tiềm năng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong bộ máy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế toán thanh toán là gì?
Kế toán thanh toán là gì?

Theo đó, việc làm kế toán thanh toán (KTTT) là người chịu trách nhiệm thực hiện những công việc liên quan đến chứng từ thu, chi trong tổ chức/doanh nghiệp. Các giao dịch này được thực hiện thông qua hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Khi phát sinh giao dịch, khách hàng có thể đến trực tiếp công ty để thanh toán hoặc chuyển khoản qua ngân hàng.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa kế toán thanh toán và kế toán công nợ bởi vì hai vị trí này đều có chung cách thức theo dõi, quản lý. Thực tế, đây là hai vị trí hoàn toàn khác nhau trong ngành kế toán. Tuy nhiên, hai bộ phận kế toán này lại có liên quan mật thiết với nhau.

>>> Có thể bạn quan tâm: Kế toán công nợ làm gì? Vai trò của kế toán công nợ trong doanh nghiệp

Mô tả công việc của kế toán thanh toán

Kế toán thanh toán làm những gì? Đây chắc chắn là vấn đề được các ứng viên quan tâm hàng đầu khi tìm hiểu về vị trí việc làm này. Cụ thể, công việc mà kế toán thanh toán phải đảm nhận như sau.

Theo dõi, quản lý các khoản thu

- Thực hiện nhiệm vụ thu tiền các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp như: thu tiền của các cổ đông, thu tiền của bộ phận thu ngân vào mỗi ngày, thu hồi công nợ đối với khách hàng,...

- Theo dõi tiền gửi ngân hàng.

- Theo dõi các khoản công nợ của nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng, nhân viên, đồng thời chịu trách nhiệm đôn đốc thu hồi nợ.

- Theo dõi quá trình thanh toán qua thẻ của khách hàng.

- Chịu trách nhiệm quản lý các chứng từ liên quan đến thu – chi dòng tiền.

Xem thêm: Kế toán ngân hàng là gì? Nhiệm vụ, đặc điểm và mức lương của kế toán ngân hàng

Theo dõi, quản lý các khoản chi

- Lên kế hoạch thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp hàng tuần, hàng tháng.

- Chủ động liên hệ với nhà cung cấp trong trường hợp kế hoạch thanh toán chưa đảm bảo.

- Kế toán thanh toán sẽ thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng cho các bên cung cấp như: đối chiếu công nợ, xem xét phiếu đề nghị thanh toán, nhận hóa đơn, lập phiếu chi,...

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán nội bộ như: thanh toán lương, thanh toán các khoản tạm ứng, thưởng và phụ cấp cho nhân viên, thanh toán khoản tiền mua hàng bên ngoài,...

- Theo dõi tất cả các hoạt động tạm ứng.

KTTT đảm nhận các công việc liên quan đến chứng từ thu, chi của doanh nghiệp
KTTT đảm nhận các công việc liên quan đến chứng từ thu, chi của doanh nghiệp

Kiểm soát hoạt động thu ngân

- Trực tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ liên quan đến bộ phận thu ngân.

- Theo dõi, kiểm soát mọi chứng từ của thu ngân nếu hệ thống PDA không hoạt động.

Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt

- KTTT thường kết hợp với thủ quỹ trong việc thực hiện các nhiệm vụ thu – chi theo quy định, đối chiếu và kiểm tra tồn quỹ vào cuối ngày.

- Theo dõi, lập các báo cáo tồn quỹ mỗi ngày cho cấp trên.

Xem thêm: Kế Toán Chi Phí Là Gì? Vai Trò Của Kế Toán Chi Phí Trong Doanh Nghiệp

Một số công việc khác

- Thường xuyên theo dõi và lập báo cáo trình cấp trên với những khoản thu – chi không rõ ràng.

- Tham gia đầy đủ các cuộc họp phòng ban, khóa đào tạo nghiệp vụ,...

- Lập báo cáo, in chứng từ, sổ sách có liên quan để trình cấp trên theo định kỳ hoặc đột xuất.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công từ cấp trên.

Một số công việc phát sinh của KTTT
Một số công việc phát sinh của KTTT

Hạch toán nghiệp vụ cơ bản của kế toán thanh toán

Nghiệp vụ liên quan tới thu tiền mặt

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hạch toán Hồ sơ kèm theo
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt

Nợ TK 111

Có TK 112

  • Séc/Giấy lĩnh tiền/Giấy báo Nợ
  • Phiếu thu tiền
  • Bảng kê giao dịch ngân hàng
Thu tiền hoàn ứng của nhân viên công ty bằng tiền mặt

Nợ TK 111

Có TK 141

  • Phiếu hoàn ứng
  • Phiếu thu tiền
Thu tiền ứng trước của khách hàng bằng tiền mặt

Nợ TK 111

Có TK 131

  • Phiếu hoàn ứng
  • Phiếu thu tiền
Bán thành phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT thu bằng tiền mặt

Nợ TK 111

Có TK 511

Có TK 3331

  • Hợp đồng/Đơn hàng
  • Hóa đơn GTGT
  • Phiếu xuất kho
  • Chứng từ giao nhận (nếu có)
  • Phiếu thu tiền
Thu hồi công nợ phải thu của khách hàng

Nợ TK 111

Có TK 131

  • Phiếu thu tiền
  • Biên bản đối chiếu công nợ (nếu có)

Các nghiệp vụ liên quan đến chi tiền mặt

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Hạch toán

Hồ sơ kèm theo

Rút tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng

Nợ TK 112

Có TK 111

  • Phiếu chi tiền
  • Giấy báo có, giấy nộp tiền vào tài khoản
  • Bảng kê giao dịch ngân hàng
  •  

Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên công ty đi công tác

Nợ TK 141

Có TK 111

  • Phiếu chi tiền
  • Giấy báo có, giấy nộp tiền vào tài khoản
  • Bảng kê giao dịch ngân hàng

Đặt cọc, trả trước tiền mua hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt

Nợ TK 331

Có TK 111

Hợp đồng/Đơn hàng

Phiếu chi tiền

Chi tiền mua vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa nhập kho

Nợ TK 152

Nợ TK 153

Nợ TK 1561

Nợ TK 1331

Có TK 111

  • Hợp đồng/Đơn hàng
  • Phiếu giao hàng
  • Phiếu chi tiền

Chi trả công nợ đến hạn cho nhà cung cấp vật tư, hàng hóa

Nợ TK 331

Có TK 111

  • Phiếu chi tiền
  • Biên bản đối chiếu công nợ (nếu có)

Chi trả tiền dịch vụ mua ngoài (Xăng dầu, cước dịch vụ viễn thông, điện, nước…)

Nợ TK 627

Nợ TK 641

Nợ TK 642

Nợ TK 1331

Có TK 111

  • Hóa đơn
  • Phiếu chi tiền

Các nghiệp vụ liên quan đến thu tiền qua ngân hàng

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Hạch toán

Hồ sơ kèm theo

Rút tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng

Nợ TK 112

Có TK 111

  • Phiếu chi tiền
  • Giấy báo có, giấy nộp tiền vào tài khoản
  • Bảng kê giao dịch ngân hàng

Thu tiền hoàn ứng của nhân viên công ty, nhân viên nộp vào tài khoản ngân hàng

Nợ TK 112

Có TK 141

  • Phiếu hoàn ứng
  • Giấy báo Có

Thu tiền ứng trước của khách hàng bằng giao dịch chuyển khoản

Nợ TK 112

Có TK 131

  • Hợp đồng/Đơn hàng (nếu có)
  • Giấy báo Có

Bán thành phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT, khách hàng chuyển khoản trả tiền ngay

Nợ TK 112

Có TK 511

Có TK 3331

  • Hợp đồng/Đơn hàng
  • Hóa đơn GTGT
  • Phiếu xuất kho
  • Chứng từ giao nhận (nếu có)
  • Giấy báo Có

Thu hồi công nợ phải thu của khách hàng bằng hình thức chuyển khoản

Nợ TK 112

Có TK 131

  • Giấy báo Có
  • Biên bản đối chiếu công nợ (nếu có)

 

Các nghiệp vụ liên quan đến chi tiền qua ngân hàng

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Hạch toán

Hồ sơ kèm theo

Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt

Nợ TK 111

Có TK 112

  • Séc/Giấy lĩnh tiền/ Giấy báo Nợ
  • Phiếu thu tiền
  • Bảng kê giao dịch ngân hàng

Tạm ứng cho nhân viên công ty, chuyển tiền từ ngân hàng vào tài khoản cá nhân hoặc chi Séc

Nợ TK 141

Có TK 112

  • Giấy đề nghị tạm ứng
  • Giấy báo Nợ

Đặt cọc, trả trước tiền mua hàng cho nhà cung cấp bằng giao dịch chuyển khoản

Nợ TK 331

Có TK 112

  • Hợp đồng/Đơn hàng
  • Giấy báo Nợ

Mua vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa nhập kho thanh toán ngay qua giao dịch chuyển khoản

Nợ TK 152

Nợ TK 153

Nợ TK 1561

Nợ TK 1331

Có TK 112

  • Hợp đồng/Đơn hàng
  • Phiếu giao hàng
  • Giấy báo Nợ

Thanh toán công nợ đến hạn cho nhà cung cấp vật tư, hàng hóa bằng giao dịch chuyển khoản

Nợ TK 331

Có TK 112

  • Giấy báo Nợ
  • Biên bản đối chiếu công nợ (nếu có)

Chi trả tiền dịch vụ mua ngoài (Xăng dầu, cước dịch vụ viễn thông, điện, nước…) qua giao dịch chuyển khoản

Nợ TK 627

Nợ TK 641

Nợ TK 642

Nợ TK 1331

Có TK 112

  • Hóa đơn
  • Giấy báo Nợ

Chuyển khoản thanh toán lương cho nhân viên

Nợ TK 334

Có TK 112

  • Bảng lương đã ký duyệt
  • Phiếu lương/bảng lương có chữ ký người nhận
  • Giấy báo Nợ

Xem thêm: Kế toán tổng hợp là làm gì? Những kỹ năng quan trọng cần có

Quy trình thực hiện các nghiệp vụ của kế toán thanh toán

Quy trình nghiệp vụ thanh toán liên quan đến chi tiền mặt

Sau khi nhận được các chứng từ thanh toán từ các bộ phận khác gửi về, kế toán thanh toán sẽ tiến hành:

  • Tiếp nhận thủ tục thanh toán, kiểm tra sự đầy đủ, tính chính xác và hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán, xem thử nội dung thanh toán có đúng với quy chế tài chính không.
  • Xét duyệt hồ sơ thanh toán.
  • Lập phiếu chi và trình ký lên Kế toán trưởng và Giám đốc.
  • Chuyển bộ chứng từ cho thủ quỹ để tiến hành thanh toán.
  • Hạch toán nghiệp vụ thanh toán liên quan đến chi tiền mặt vào sổ sách kế toán.
  • Đối chiếu số liệu sổ quỹ của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt vào cuối ngày.

Xem thêm: Kế Toán Doanh Thu là gì? Kỹ năng cần có để thành công?

Quy trình nghiệp vụ thanh toán liên quan đến thu tiền mặt

Căn cứ vào các nghiệp vụ thu tiền mặt kế toán thanh toán tiến hành các công việc sau:

  • Tiếp nhận và thực hiện kiểm tra các chứng từ phát sinh có liên quan đến việc thu tiền.
  • Lập phiếu thu và trình ký với Kế toán trưởng, Giám đốc.
  • Chuyển chứng từ liên quan cho thủ quỹ để tiến hành thu tiền.
  • Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến thu tiền mặt vào sổ sách kế toán.
  • Đối chiếu số liệu giữa sổ quỹ của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và thực hiện kiểm kê lại quỹ tiền mặt vào cuối ngày.

Xem thêm: Kế toán nội bộ là ai? Phân loại và mô tả công việc chi tiết nhất

Những yêu cầu cơ bản đối với kế toán thanh toán

Để có thể đảm nhiệm tốt các công việc của kế toán thanh toán, ứng viên cần phải đảm bảo những yêu cầu sau đây.

Yêu cầu về kỹ năng

- Nắm vững nghiệp vụ kế toán cơ bản và chuyên môn
Để trở thành một kế toán, bạn cần phải đảm bảo được yêu cầu quan trọng hàng đầu đó là có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ kế toán. Đây vừa là kỹ năng cần thiết của nhân viên kế toán nói chung và kế toán thanh toán nói riêng, vừa là quy định do Luật Kế toán Việt Nam ban hành.

Năng lực và kỹ năng chuyên môn công việc của KTTT được thể hiện trong các hoạt động như: kỹ năng lập báo cáo, hạch toán; kỹ năng phân tích, thống kê tài chính; kỹ năng trình bày báo cáo; kỹ năng quản trị tài chính doanh nghiệp;...

KTTT phải nắm vững nghiệp vụ kế toán chuyên môn, thành thạo tin học văn phòng
KTTT phải nắm vững nghiệp vụ kế toán chuyên môn, thành thạo tin học văn phòng

- Am hiểu và sử dụng thành thạo máy tính, phần mềm kế toán chuyên dụng
Hầu hết, các công ty/doanh nghiệp hiện nay đều đòi hỏi ứng viên có khả năng sử dụng thành thạo máy tính, am hiểu tin học văn phòng và vị trí kế toán thanh toán cũng không phải ngoại lệ.

Có thể nói, kỹ năng tin học văn phòng, thành thạo các phần mềm kế toán chuyên dụng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một kế toán thanh toán. Bởi bạn sẽ phải sử dụng rất nhiều phần mềm, bảng excel để thực hiện thống kê các giao dịch và lên kế hoạch cho các hạch toán. Nếu không thành thạo kỹ năng này, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thành công việc, chưa kể, hiệu quả làm việc cũng không đạt như mong muốn.

Khả năng tư duy nhạy bén và kỹ năng giao tiếp tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của KTTT
Khả năng tư duy nhạy bén và kỹ năng giao tiếp tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của KTTT

- Kỹ năng giao tiếp tốt
Công việc của KTTT cần có sự kết hợp với các bên như ngân hàng, thu ngân, thủ quỹ,... Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt cộng với khả năng ứng xử khéo léo sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của KTTT.

Bên cạnh đó, KTTT cũng là người thường xuyên phải thuyết trình với cấp trên về tình hình tài chính của công ty, trình bày các bản báo cáo với nhiều số liệu khác nhau. Do đó, kỹ năng giao tiếp là yếu tố vô cùng cần thiết. Thế mạnh về giao tiếp sẽ là lợi thế để bạn tạo được thiện cảm và lòng tin đối với đồng nghiệp cũng như các khách hàng của doanh nghiệp.

Khả năng tư duy cao
Công việc của kế toán thanh toán đòi hỏi khả năng tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu một cách chính xác, nhanh chóng. Do đó, một KTTT cần phải có khả năng tư duy tốt để có tiềm năng phát triển cao hơn trong nghề.

Yêu cầu về phẩm chất

Bên cạnh những yêu cầu cơ bản về kỹ năng thì khi tuyển dụng kế toán thanh toán, các doanh nghiệp còn đòi hỏi một số yêu cầu về phẩm chất ở ứng viên như:

- Có tính cách trung thực, cẩn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.

- Có sức khỏe tốt, năng động trong công việc và chuyên cần.

- Nhanh nhẹn, nhạy bén và chịu được áp lực cao trong công việc.

- Tự tin, nhiệt tình, có khả năng hợp tác và làm việc nhóm tốt.

Những phẩm chất cần có đối với một kế toán thanh toán
Những phẩm chất cần có đối với một kế toán thanh toán

Mức lương nhân viên kế toán thanh toán

Mức lương của kế toán thanh toán thường không đồng đều và bị chênh lệch tùy thuộc vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm. Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp, khu vực làm việc hay chế độ đãi ngộ của từng công ty cũng ảnh hưởng đến thu nhập của KTTT.

Theo thống kê của CareerViet , mức lương KTTT hiện nay dao động trong khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng đối với nhân viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm hoặc làm việc tại các công ty/doanh nghiệp nhỏ. Đối với những ai có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên ở vị trí kế toán thì thu nhập khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng. Nhiều vị trí kế toán kiêm nhiệm có mức thu nhập lên đến 15 triệu đồng/tháng.

Thu nhập của KTTT hiện nay bao nhiêu?
Thu nhập của KTTT hiện nay bao nhiêu?

Tìm việc làm vị trí kế toán thanh toán ở đâu?

Đối với vị trí kế toán thanh toán, bạn có thể làm việc tại các cơ quan, phòng ban trực thuộc ban ngành của Nhà nước như bộ phận thuế, bộ phận kế hoạch đầu tư,... Ngoài ra, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu tuyển dụng vị trí này. Bạn có thể theo dõi thông tin tuyển dụng việc làm kế toán thanh toán được cập nhật liên tục tại website CareerViet.vn.

Tóm lại, đây là vị trí có cơ hội việc làm lớn. Bạn có thể ứng tuyển làm KTTT cho các cơ quan Nhà nước hoặc tư nhân tùy vào nguyện vọng cũng như mục đích của bản thân. Điều quan trọng là hãy không ngừng tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng thực tế và trau dồi nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao năng lực cạnh tranh với các ứng viên khác!

Một số câu hỏi liên quan đến kế toán thanh toán

Kế toán thanh toán trong tiếng Anh gọi là gì?

Payment Accountant là tên gọi của vị trí kế toán thanh toán trong tiếng Anh

Làm kế toán thanh toán có khó không?

Kế toán thanh toán sẽ là công việc tương đối khó đối với những ai yếu về khả năng tính toán, không biết cách xử lý số liệu và thiếu tính tỉ mỉ, cẩn thận. Ngược lại, nếu bạn là người hứng thú với những con số và yêu thích toán học thì công việc này sẽ là công việc phù hợp với bạn.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ chi tiết về công việc của kế toán thanh toán. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp ứng viên tìm việc làm kế toán dễ dàng, định hình rõ nhiệm vụ công việc cũng như xác định mức độ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng để cân nhắc nộp CV. Đừng quên truy cập ngay CareerViet để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin tuyển dụng hấp dẫn nào nhé!

Top những việc làm được tìm kiếm nhiều nhất:

Việc làm Kế toán tổng hợp | Việc làm Kỹ sư điện | Việc làm Logistics | Việc làm Marketing Executive | Việc làm Nhân viên hành chính | Việc làm Nhân viên kho | Việc làm Trade Marketing | Việc làm Business Analyst | Việc làm Dược sĩ | Việc làm Nhân viên IT

Top những tỉnh thành tuyển dụng nhiều nhất:

Việc làm Nghệ An | Việc làm Thái Bình | Việc làm Hà Nội | Việc làm Hải Dương | Việc làm Tây Ninh | Việc làm TPHCM | Việc làm Bình Thuận | Việc làm Ninh Thuận | Việc làm Đà Nẵng | Việc làm Quảng Ngãi

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

ADi Consulting's Client
ADi Consulting's Client

Lương : 900 - 1,500 USD

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN DI CHUYỂN VÀ THÔNG MINH GSM
CÔNG TY CỔ PHẦN DI CHUYỂN VÀ THÔNG MINH GSM

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Thực phẩm Nissin Việt Nam
Công ty TNHH Thực phẩm Nissin Việt Nam

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Bình Dương

Công ty Cổ phần CANIFA
Công ty Cổ phần CANIFA

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT
CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần CANIFA
Công ty Cổ phần CANIFA

Lương : 25 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội

URC Vietnam Co., Ltd.
URC Vietnam Co., Ltd.

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

D1 Concepts Corporation
D1 Concepts Corporation

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỆ THỐNG RAU MÁ MIX
HỆ THỐNG RAU MÁ MIX

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

DIAG
DIAG

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Sunrise Sportsgear Việt Nam
Công Ty TNHH Sunrise Sportsgear Việt Nam

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

De Heus LLC
De Heus LLC

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Wall Street English
Wall Street English

Lương : 10 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SETSAIL
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SETSAIL

Lương : 22 Tr - 28 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Thương Mại Giải Pháp Ưu Việt
Công Ty TNHH Thương Mại Giải Pháp Ưu Việt

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Soctrip
Soctrip

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Soctrip
Soctrip

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Lương : 40 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội

Công ty CPĐT TM TTV (Chuk Tea&Coffee)
Công ty CPĐT TM TTV (Chuk Tea&Coffee)

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Kỹ sư điện là gì? Vai trò, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư điện là gì? Tìm hiểu vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong ngành kỹ thuật điện. Cùng CareerViet khám phá ngay!
Content Marketing là gì? Cơ hội việc làm & mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu Content Marketing là gì và cách áp dụng hiệu quả để nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp. Cơ hội việc làm và mức lương trong ngành!
Thiết kế đồ họa là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp
Cùng CareerViet khám phá thiết kế đồ họa là gì, vai trò, công cụ phổ biến, và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành nghề sáng tạo đầy triển vọng này.
Nhân viên văn phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Tìm hiểu nhân viên văn phòng là gì, công việc, kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp. Hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị và phát triển sự nghiệp Sales Admin.
Ngành xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Ngành xây dựng là gì? Cùng CareerViet khám phá ngay khái niệm, vai trò, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và kỹ năng cần thiết để tham gia ngành xây dựng. Xem ngay!
Kiến trúc sư là gì? Cơ hội việc làm & mức lương kiến trúc sư
Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về nghề kiến trúc sư là gì: định nghĩa, vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback