Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 35,735
KCS là vị trí vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất như chế biến thực phẩm, hàng may mặc, linh kiện điện tử,... Nhằm mang đến những sản phẩm tốt nhất cho thị trường và tạo ra lợi thế cạnh tranh, các nhà sản xuất phải thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá sản phẩm. Nhân viên KCS chính là người thực hiện công việc này. Vậy nhân viên KCS là ai? Vị trí này có vai trò như thế nào trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp? Cùng CareerViet tìm hiểu tất tần tật về công việc KCS trong nội dung bài viết sau đây!
KCS – Knowledge Centered Support được hiểu là quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. Cũng tương tự như nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm QC, KCS sẽ đảm nhận việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất ra, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng cũng như tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ của nhà máy.
Thông qua quy trình kiểm tra này, doanh nghiệp sẽ cải thiện được một số lỗi sai ở mức tối thiểu. Đồng thời duy trì được chất lượng sản phẩm, tuân thủ các quy định ngay từ ban đầu. Tùy thuộc vào từng ngành nghề sản xuất mà quy trình KCS sẽ khác nhau.
Nhân viên KCS là ai?
Ngoài ra cũng có thể hiểu, KCS là viết tắt của từ Kiểm tra (K) – Chất lượng (C) – Sản phẩm (S). Theo đó, nhân viên KCS chính là người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn bộ quá trình từ sản xuất cho đến nghiệm thu. Nhìn chung, nhiệm vụ của nhân viên KCS cũng tương tự như nhân viên QC – Quality Control hoặc QA – Quality Assurance hoạt động tại các doanh nghiệp sản xuất.
Bất kỳ một sản phẩm nào trước khi phân phối ra thị trường đều phải trải qua khâu kiểm tra của KCS. Vì vậy, với vai trò là người kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhân viên KCS có thể làm việc trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như:
● Chế biến lương thực, thực phẩm.
● Dệt may, thời trang.
● Hóa chất, dược phẩm.
● Xây dựng, thi công công trình.
● Sản xuất vật liệu xây dựng.
● Sản xuất cơ khí chính xác, tự động hóa.
● …
Nhân viên KCS có thể làm việc ở đa dạng lĩnh vực liên quan đến sản xuất
Tùy thuộc vào yêu cầu công việc của từng vị trí, ngành nghề cũng như cách thức hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà tiêu chí tuyển dụng nhân viên KCS sẽ khác nhau.
Đối với mỗi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, công việc của nhân viên KCS sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản thì sẽ thực hiện những nhiệm vụ chính sau đây:
Giai đoạn này, nhân viên KCS sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát các nguồn đầu vào của doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể:
● Kiểm soát chất lượng của nguồn hàng nhập: Tiến hành kiểm tra và phân loại những nguyên liệu không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để làm việc lại với bên nhà cung cấp.
● Theo dõi, ghi chép số liệu, lập bảng thống kê: Lập bảng số liệu thông tin chi tiết về lô hàng nhập, bao gồm: nguồn gốc, xuất xứ, giá cả,...
Trong giai đoạn này, nhân viên KCS sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát từng công đoạn sản xuất sản phẩm, đồng thời kiểm tra chất lượng thành phẩm hoàn thiện. Một số nhiệm vụ cụ thể như:
● Thường xuyên theo dõi, kiểm tra quy trình sản xuất của từng công đoạn và chỉ dẫn nhân công điều chỉnh đúng theo tiêu chuẩn trong trường hợp phát hiện sai sót.
● Theo dõi và ghi chép đầy đủ, cẩn thận các số liệu kiểm hàng.
● Theo dõi sát sao các dây chuyền sản xuất để kiểm tra chất lượng thành phẩm, đáp ứng theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá của doanh nghiệp.
● Đề xuất giải pháp xử lý kịp thời trong trường hợp thành phẩm không đạt tiêu chuẩn theo quy định.
● Phối hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết các sự cố, vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành sản xuất của nhà máy.
Công việc của nhân viên kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm
Ngoài hai công việc chính kể trên thì công việc KCS còn bao gồm một số nhiệm vụ liên quan khác như:
● Chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ được sử dụng để kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.
● Trực tiếp giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm có trong đơn hàng.
● Tham gia các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của bộ phận KCS.
● Hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên KCS mới khi được phân công.
● Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của quản lý cấp trên.
Để trở thành một nhân viên KCS giỏi và chuyên nghiệp, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn còn phải trang bị một số kỹ năng mềm cần thiết như:
Để ứng tuyển vào vị trí nhân viên kiểm soát chất lượng KCS, bạn cần tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành liên quan đến quản trị chất lượng, quản lý sản xuất hoặc một số ngành khác có liên quan.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng yêu cầu ứng viên khi ứng tuyển vị trí KCS phải hiểu rõ về quy trình sản xuất tương ứng với từng ngành hàng. Hơn nữa, nếu ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương thì khả năng trúng tuyển sẽ khá cao.
Trong vai trò là người kiểm soát chất lượng sản phẩm, bạn sẽ phải thường xuyên làm việc trong thời gian dài, yêu cầu sự tập trung cao độ, kiểm tra chất lượng sản phẩm với lô hàng lớn,... Vì vậy, nếu lựa chọn công việc này thì bạn cần phải có sức khỏe tốt và khả năng làm việc với cường độ cao.
Sự khéo léo và linh hoạt trong công việc sẽ giúp cho nhân viên KCS nhanh chóng phát hiện được lỗi sai và tìm cách khắc phục lỗi trong quá trình sản xuất. Điều này góp phần hạn chế tổn thất cho công ty/doanh nghiệp.
Những kỹ năng cần trang bị khi làm công việc KCS
Luôn có trách nhiệm trong công việc được giao và tinh thần học hỏi cao chính là yếu tố giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp. Tư duy sáng tạo cùng với khả năng thích ứng linh hoạt trong mọi điều kiện công việc sẽ giúp bạn xây dựng được quy trình làm việc vừa nhanh chóng, vừa đảm bảo hiệu quả, tránh bị rập khuôn hoặc đi theo lối mòn có sẵn.
Công việc của nhân viên KCS không chỉ trao đổi, tương tác với đồng nghiệp, đối tác mà còn thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Chính vì vậy mà kỹ năng giao tiếp cùng với khả năng làm việc nhóm tốt là vô cùng quan trọng, giúp bạn tự tin hơn trong quá trình làm việc, đồng thời cải thiện hiệu quả công việc rõ rệt.
Sử dụng thành thạo ngoại ngữ sẽ là một lợi thế đối với nhân viên KCS. Bởi nó không chỉ giúp bạn tiếp xúc, giao lưu với các đối tác, khách hàng nước ngoài mà còn hỗ trợ bạn nắm rõ các thông số kỹ thuật, đọc hiểu các số liệu liên quan đến sản phẩm nước ngoài. Do đó, việc trau dồi và học hỏi thêm ngôn ngữ mới cũng là yếu tố rất cần thiết để phục vụ cho công việc.
Khi đã hiểu rõ về tính chất công việc KCS và mong muốn ứng tuyển vào vị trí này thì các ứng viên nên tìm hiểu kỹ về yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng. Dưới đây là một số tiêu chí tuyển dụng việc làm nhân viên KCS mà bạn có thể tham khảo:
● Tốt nghiệp trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên liên quan đến ngành quản trị chất lượng, công nghệ cao hoặc một số ngành nghề khác có liên quan.
● Đã từng có kinh nghiệm làm việc trong môi trường sản xuất công nghiệp hoặc từng làm việc ở vị trí tương đương.
● Biết vận dụng thành thạo kiến thức chuyên môn, tiêu chuẩn chất lượng vào quy trình kiểm tra, giám sát sản xuất.
● Có khả năng quan sát, quản lý công việc theo dây chuyền sản xuất.
● Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng.
● Luôn có sự cẩn trọng, tỉ mỉ và chủ động trong công việc.
● Biết tiếng Anh là một lợi thế để có cơ hội thăng tiến trong nghề KCS.
Tiêu chí tuyển dụng nhân viên bộ phận KCS
Theo ghi nhận của VietNamSalary, mức lương của nhân viên KCS hiện nay trung bình khoảng 7.7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào ngành nghề, quy mô doanh nghiệp và kinh nghiệm của người ứng tuyển mà mức lương sẽ được thỏa thuận xứng đáng. Đối với những nhân viên KCS có nhiều năm kinh nghiệm cùng với trình độ chuyên môn cao, thu nhập hàng tháng có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng.
Thu nhập bình quân của nhân viên KCS hiện nay
Để tìm việc làm nhân viên KCS lương cao và có chế độ đãi ngộ tốt, bạn nên tìm đến các trang đăng tin tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp lớn đánh giá cao như CareerViet.vn. CareerViet luôn cập nhật nhanh nhất tất cả các thông tin việc làm KCS tại các doanh nghiệp sản xuất lớn phủ rộng trên cả nước. Vì vậy hãy nhanh tay truy cập vào CareerViet để tham khảo danh sách việc làm KCS và lựa chọn một môi trường làm việc phù hợp nhé!
Các cấp bậc thăng tiến cơ bản của nhân viên KCS đó là:
● Nhân viên KCS: Thực hiện các công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên cho đến khi hoàn thiện.
● Tổ trưởng KCS: Quản lý, giám sát nhóm nhân viên trong quy trình sản xuất.
● Chuyên gia KCS: Kiểm soát từng bộ phận và thực hiện kiểm tra chất lượng tổng thể trong quy trình sản xuất.
● Phó phòng KCS: Hỗ trợ công việc với trưởng phòng, đề xuất phương án tăng chất lượng sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm.
● Trưởng phòng KCS: Chịu trách nhiệm trong việc hoạch định, lên kế hoạch kiểm soát chất lượng.
Các cấp bậc thăng tiến cơ bản trong nghề KCS
Có thể thấy, nhân viên KCS đóng vai trò rất quan trọng trong các nhà máy sản xuất và doanh nghiệp bởi họ là người đảm bảo chất lượng cũng như sự thành công của sản phẩm. Đây là một ngành nghề khá triển vọng trên thị trường việc làm, vì vậy nếu có đam mê thì hãy nhanh chóng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để có định hướng nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai bạn nhé!
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này