Bạn Được Thăng Chức - Chấp Nhận Hay Từ Chối?

Viewed: 54,159

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bạn đã làm việc chăm chỉ, và bây giờ sếp bạn muốn thăng chức cho bạn vì bạn xứng đáng đảm trách chức vụ mới. Nghe có vẻ tuyệt vời đúng không? Chưa chắc, hãy nghĩ lại nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số việc làm hot hiện nay như content creator, headhunter, tuyển dụng kế toán, việc làm Ninh Thuận, shopee tuyển dụng, giám sát an toàn,việc làm tiếng Nhật,...

Phản ứng đầu tiên và vội vàng của bạn về việc thăng chức có thể là một sai lầm lớn cho bạn, cả trong nghề nghiệp lẫn cuộc sống riêng của bạn. Cùng thời điểm này, bạn cũng sẽ phân vân giữa việc nhận hay từ chối, vì hầu như ai cũng muốn đạt đến nấc thang thành công trong sự nghiệp. Làm thế nào bạn có thể quyết định được một cách sáng suốt nhất?

Nếu như bạn không hét lên vì vui sướng khi bạn đón nhận cơ hội này có nghĩa rằng lý trí bạn đang mách bảo một điều quan trọng: Cơ hội này có thể không phù hợp với bạn. Trước khi bạn quyết định chấp nhận hay từ chối vai trò mới, hãy tự hỏi mình 5 câu hỏi sau đây:

1.       Bạn đã sẵn sàng đảm nhiệm chức vụ mới chưa?

Sếp bạn có thể đã rất ấn tượng với năng lực của bạn trong công việc hiện tại, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã chuẩn bị tinh thần để nhận thêm nhiều trách nhiệm khác. Đặt chân vào một lãnh địa mới mà không được trang bị kiến thức và kỹ năng có thể gây tổn hại cho nghề nghiệp của bạn. Dù biết rằng cơ hội này sẽ làm bạn tự tin hơn, bạn mới chính là người biết rõ bạn cần chuẩn bị gì hơn là sếp bạn.

2.       Bạn có muốn nhận thêm trách nhiệm không?

Nếu bạn chấp nhận vị trí mới này, bạn có phải làm việc nhiều hơn không? Đi công tác thường xuyên hơn? Tham gia nhiều cuộc họp hơn? Bạn có phải giám sát người nào khác không? Quản lý nhiều dự án quan trọng hơn (và cũng căng thẳng hơn) không? Hãy thử tưởng tượng một ngày làm việc của bạn trong vị trí mới và xác định xem bạn có thích những gì bạn nghĩ hay không.

3.       Sau lần thăng chức này thì bạn sẽ có thể tiến xa hơn thế nào trong nghề nghiệp?

Vị trí bạn được đề bạt là một bước tiến khi nhìn vào sơ đồ công ty, nhưng sau đó thì sao? Bạn có thể đi xa hơn không, hay là sẽ ở mãi tại vị trí này? Ví dụ, nếu vị trí cao hơn nữa là của sếp bạn hoặc một nhân viên cấp cao khác, bạn phải mất bao lâu mới lên được vị trí này? Và ngay cả khi chiếc ghế này cần tìm chủ mới, bạn có phải là ứng viên sáng giá?

4.       Vị trí mới này có thể khiến bạn xa rời công việc yêu thích không?

Là nhân viên công nghệ thông tin, bạn thích làm gì nhất? Phân tích hệ thống? Viết mã code? Thử nghiệm ứng dụng mới? Nếu như chấp nhận vai trò mới, bạn có thể không làm những công việc này nữa, thì vai trò mới có còn ý nghĩa đối với bạn? Bạn cần cân nhắc việc thăng chức phải mang đến cho bạn những trách nhiệm mới, lương bổng và chế độ đủ hấp dẫn để bạn có thể lấp được khoảng trống chán nản khi phải làm ít hơn hoặc từ bỏ những công việc yêu thích trước đây.

5.       Vị trí mới có thể ảnh hưởng nhiều đến việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc không?

Bất kể sự thay đổi nào trong công việc cũng ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải xem những trách nhiệm công việc mới có lấy đi thời gian và hạn chế việc bạn tham gia các hoạt động sau giờ làm việc hay không.  Nếu bạn dự đoán là có, và bạn không hài lòng về những thay đổi này, thì bạn hãy nên tiếp tục với vị trí hiện tại.

TỪ CHỐI CHỨC VỤ CAO HƠN & VẪN GIỮ ĐƯỢC “HÒA KHÍ” VỚI CÔNG TY

Nếu như bạn quyết định từ chối nhân chức vụ mới cao hơn, hãy gặp riêng sếp bạn và chia sẻ rằng bạn cảm thấy rất vinh dự vì đã được sếp đề bạt. Hãy giải thích rằng bạn thích làm việc cho công ty và bạn rất vui vì những đóng góp của mình được trân trọng. Sau đó, bạn phải nói rõ ràng rằng bạn không thể chấp nhận chức vụ mới tại thời điểm này.

Nếu sếp bạn thực sự muốn biết vì sao bạn từ chối, bạn hãy thẳng thắn rằng vị trí hiện tại là tốt nhất cho bạn – và cho cả công ty. Bạn có thể lý giải thêm là bạn thích công việc hiện tại hơn và nghĩ rằng bạn cần được huấn luyện và đào tạo thêm để đảm nhận trách nhiệm mới do công ty giao phó một cách tốt nhất.

Tất nhiên, bạn có thể lo lắng rằng bạn sẽ không được đề bạt sau lại sau khi đã từ chối một lần, và việc thăng chức của bạn sau này sẽ bị ảnh hưởng đến là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng nếu bạn chắc chắn rằng vị trí đó không phù hợp với bạn tại thời điểm hiện tại thì từ chối là quyết định tốt nhất. Bạn hãy tiếp tục làm việc thật tốt để cơ hội sẽ lại tiếp tục đến với bạn. Bạn có thể trao đổi với sếp về những kết quả bạn muốn đạt được tại công ty và bạn cần được đào tạo gì để lúc nào cũng là nhân viên xuất sắc.

Source: Nguồn: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

Công Ty Cổ Phần Nhà Hoà Bình
Công Ty Cổ Phần Nhà Hoà Bình

Salary : 18 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

BSS Group
BSS Group

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Địa Ốc MGV
Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Địa Ốc MGV

Salary : 50 Mil - 200 Mil VND

Ho Chi Minh | Ha Noi | Quang Ninh

HỆ THỐNG RAU MÁ MIX
HỆ THỐNG RAU MÁ MIX

Salary : 22 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM
CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Bac Ninh

 Confidential
Confidential

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Tan Hiep Phat Group
Tan Hiep Phat Group

Salary : Competitive

Binh Duong

CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM
CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Bac Ninh

Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)
Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)

Salary : 50 Mil - 70 Mil VND

Ho Chi Minh

SOMERSET VISTA HO CHI MINH CITY
SOMERSET VISTA HO CHI MINH CITY

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN NỆM THUẦN VIỆT
CÔNG TY CỔ PHẦN NỆM THUẦN VIỆT

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Long An

 Confidential
Confidential

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Ahamove
Ahamove

Salary : Up to 1,000 USD

Ho Chi Minh

Similar posts "Career Path"

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.
Interior Design là gì & Các thông tin về vị trí Interior Designer
Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!
Nhân sự là làm gì? Các mảng công việc của phòng nhân sự
Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!
PR là gì? Các loại hình PR phổ biến và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Animation là gì? Những điều cần biết về ngành animation
Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Mockup là gì? Vai trò quan trọng và ứng dụng của mockup trong thiết kế
Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback