Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 19,602
Cogs là cụm từ quen thuộc thường xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh mà bất cứ ai hoạt động liên quan đến ngành nghề này đều biết đến. Cogs mang ý nghĩa quan trọng cũng như hỗ trợ, phục vụ cho việc kinh doanh nên các thông tin xoay quanh khái niệm này nhận được nhiều sự quan tâm. Thông qua bài viết hôm nay, CareerViet sẽ cùng bạn tìm hiểu Cogs là gì cũng như cách tính toán và những hạn chế của Cogs. Cùng khám phá ngay nhé.
Cogs là gì? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh. Trên thực tế, đây là cụm từ viết tắt của “Cost of goods sold”, mang nghĩa tiếng việt là “giá vốn hàng bán”. Định nghĩa này được hiểu là toàn bộ chi phí cần phải bỏ ra trực tiếp từ hoạt động sản xuất hàng hóa để tiêu thụ trên thị trường hoặc giá vốn của các mặt hàng tồn kho mà doanh nghiệp lưu trữ để phục vụ cho các khách hàng có nhu cầu.
Ngoài ra, Cogs còn bao gồm tất cả những chi phí được sử dụng cho mục đích mua nguyên vật liệu để phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm cũng như khoản chi phí dùng để thuê lao động trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất. Một điểm cần lưu ý là giá trị của Cogs không bao gồm các khoản chi gắn liền với hoạt động chung của doanh nghiệp hay những chi phí gián tiếp, chẳng hạn như tiền thuê nhà, tiền thuê nhân viên bán hàng và tiền phân phối.
Cogs là gì là câu hỏi nhân được sự quan tâm trong lĩnh vực kinh doanh (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
7 lý do để bạn khởi nghiệp kinh doanh
Phân tích thị trường để lập kế hoạch kinh doanh
Những bí quyết thành công trong kinh doanh
Bên cạnh việc tìm hiểu về định nghĩa Cogs là gì, nhiều người cũng quan tâm đến công thức tính giá trị này. Cụ thể, bạn có thể sử dụng công thức chung để tính giá vốn bán hàng được giới kinh doanh lựa chọn như bên dưới đây:
Trong quá trình tính Cogs, bạn cần lưu ý công thức trên có thể có sự thay đổi, “biến hóa” phù hợp với từng phương pháp tính trong kế toán ở thực tế. Hiện nay, doanh nghiệp và công ty chủ yếu sử dụng một số hình thức kế toán phổ biến để tính Cogs như công thức LIFO (Last In First Out) nhập sau xuất trước, công thức FIFO (First In First Out) nhập trước xuất trước, công thức bình quân gia quyền (chi phí trung bình).
Cách tính Cogs dựa trên hàng hóa đầu kỳ, hàng hóa cuối kỳ và lượng hàng mua (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
Nhân viên kinh doanh là ai? Mô tả công việc chi tiết
Việc làm nhân viên kinh doanh mới nhất, lương cao
5 kỹ năng cần có cho nhân viên kinh doanh
Dưới đây là một số lý do giải thích vì sao mà khi tìm hiểu về kinh doanh, bạn nên hiểu rõ định nghĩa về Cogs là gì?
Định giá sản phẩm là một trong những việc quan trọng mà trước khi bắt đầu kinh doanh bạn cần phải nắm vững. Bạn cần biết cách định giá các mặt hàng vừa phải để phù hợp với mức giá chung của thị trường những vẫn kiếm được lợi nhuận.
Nếu như biết rõ về giá vốn bán hàng thì bạn có thể dễ dàng tính được mức giá bán cho sản phẩm một cách cụ thể để mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định được thời điểm nào thì cần nâng mức giá cho sản phẩm.
Chẳng hạn, giá trị Cogs của sản phẩm A là 100.000 VNĐ thì giá của sản phẩm khi được tung ra thị trường cần phải cao hơn mức này thì mới có thể có lợi nhuận.
Cogs giúp bạn tính được mức giá bán cho sản phẩm một cách cụ thể để mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Sau khi biết rõ ràng về Cogs là gì, bạn cũng có thể tính toán được tổng thu nhập cũng như lợi nhuận thu về của doanh nghiệp. Đây chính là số tiền mà doanh nghiệp kiếm được từ việc buôn bán hàng hóa, dịch vụ trước khi trừ đi các khoản thuế cũng như những chi phí bên lề khác. Theo đó, khi bạn biết lợi nhuận gộp của doanh nghiệp thì bạn có thể dựa vào số liệu đó để tính toán thu nhập ròng hay lợi nhuận (lúc này là số tiền doanh nghiệp kiếm được thông qua hoạt động buôn bán sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí).
Để tính được lợi nhuận gộp, bạn có thể tham khảo công thức thường được sử dụng như sau:
Còn nếu bạn muốn tính lợi nhuận ròng thì đây là công thức cho kết quả chuẩn xác nhất:
Rõ ràng, khi biết được Cogs là gì thì việc tính toán lợi nhuận trong quá trình kinh doanh tổng thể của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn. Thông qua đó, khi nắm được lợi nhuận kinh doanh cụ thể, bạn sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định tài chính chuẩn xác hơn.
Công thức tính lợi nhuận gộp dựa trên tổng doanh thu và giá vốn bán hàng (Nguồn: Internet)
Giá trị của Cogs còn có thể có sự thay đổi trong suốt kỳ kế toán. Sự thay đổi này chủ yếu phụ thuộc vào việc thay đổi chi phí cũng như phương pháp được lựa chọn để tính giá hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Khi tìm hiểu Cogs là gì, nhiều người cũng dành thời gian tìm kiếm thông tin về các phương pháp tính Cogs. Trên thực tế, có ba phương pháp tính Cogs phổ biến như bên dưới đây:
FIFO được biết đến là giải pháp giúp tính toán giá hàng tồn kho thường được doanh nghiệp ứng dụng để theo dõi mức giá vốn của hàng tồn kho được bày bán trên thị trường bằng cách giả định sản phẩm đầu tiên được khách hàng “chốt đơn” chính là sản phẩm đầu tiên được bán ra.
Vì lượng hàng tồn kho đóng vai trò khá quan trọng đối với doanh nghiệp, nhà bán lẻ và nhà sản xuất nên việc tính toán lượng hàng tồn kho được bán cũng như hàng tồn kho được mua cần phải có sự chính xác tuyệt đối. Nếu không có sự hỗ trợ của các hệ thống theo dõi hàng tồn kho tiên tiến, hiện đại thì công ty, doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được các mặt hàng đã bán hay đã được mua. Đó là lý do vì sao FIFO được ứng dụng nhiều trong doanh nghiệp hiện nay vì phương pháp này giúp đơn giản hóa mọi thứ.
FIFO được biết đến là giải pháp giúp tính toán giá hàng tồn kho (Nguồn: Internet)
LIFO cũng được biết đến là một phương pháp giúp doanh nghiệp định giá hàng tồn kho dựa trên các giả định rằng sản phẩm nhập vào sau cùng cũng chính là sản phẩm được bán ra đầu tiên. Theo đó, chi phí của lượng hàng tồn kho cũ vẫn được giữ nguyên trên bảng cân đối kế toán trong khi mức chi phí liên quan đến lượng hàng tồn kho mới nhất sẽ được ưu tiên tính trước.
Cách tính này dựa trên tổng các chi phí của những mặt hàng được mua để tồn kho. Về cơ bản, con số này biểu thị mức trung bình của những mức chi phí mua hàng khác nhau. Giá thành trung bình của hàng hóa bán ra được tính toán bằng cách tính tổng chi phí rồi sau đó lấy kết quả thu được đem chia cho số lượng mặt hàng đã bán.
Phương pháp bình quân gia quyền có sự tính toán dựa trên tổng các chi phí của những mặt hàng được mua để tồn kho (Nguồn: Internet)
Dưới đây là ví dụ về cách sử dụng Cogs trong thực tế để bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa Cogs là gì.
Bài toán được đặt ra: Hãy tính giá vốn bán hàng của doanh nghiệp B sau khi kết thúc năm 2016. Trước hết, bạn cần tính được số lượng hàng tồn kho đầu kỳ và số lượng hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Lúc này, áp dụng công thức thì ta sẽ có giá trị của Cogs: 2,72 + 8,2 - 2,85 = 8,07 tỷ USD.
Thực tế, cơ hội việc làm kinh doanh cho sinh viên sau khi ra trường là rất rộng mở trên thị trường việc làm. Các bạn có thể ứng tuyển những vị trí như nhân viên kinh doanh nhân viên chăm sóc khách hàng, sale manager, kế toán tổng hợp…. tại các công ty trong nước và cả quốc tế. Hầu hết khi tìm kiếm ứng viên cho các công việc về kinh doanh thì nhà tuyển dụng thường không yêu cầu quá cao. Bạn chỉ cần đáp ứng những điều kiện cần có về bằng cấp, kỹ năng hay kiến thức chuyên môn là được.
Để chắc chắn cơ hội tìm được công việc ưng ý, bạn có thể truy cập và tìm kiếm những bài đăng tuyển dụng trên các diễn đàn, nền tảng uy tín như CareerViet.vn để có cơ hội gặp gỡ những nhà tuyển dụng hàng đầu.
Trên đây là các thông tin xoay quanh Cogs là gì cũng như những phương pháp tính Cogs được sử dụng trong thực tế. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hay ho về định nghĩa quan trọng mà giới kinh doanh cần phải hiểu rõ. Đừng quên truy cập CareerViet cùng VieclamIT.vn để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như hoạch định cho mình một lộ trình thăng tiến tại CareerMap.vn phù hợp nhé!
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function