Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 70,113
Những thành tựu của lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong xã hội 4.0 ngày nay. Chính vì thế, ngày càng nhiều bạn trẻ yêu thích và chọn lựa ngành học này. Nhưng nếu theo đuổi chỉ vì độ “hot” của công nghệ thông tin mà không nắm rõ được công nghệ thông tin là gì, hay học công nghệ thông tin ra làm gì, quả thực là một thiếu sót. Bài viết dưới đây của CareerViet sẽ phần nào giải đáp cho các bạn những thắc mắc trên, đặc biệt là với những bạn dự định theo học chuyên ngành này.
Ngành công nghệ thông tin còn được biết đến với tên gọi IT (Information Technology). Đây là thuật ngữ ám chỉ một hệ thống bao gồm các phần mềm, mạng lưới Internet và hệ thống máy tính. Có 5 chuyên ngành công nghệ thông tin phổ biến hiện nay, gồm khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, mạng máy tính truyền thông, hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm.
Vai trò chính của IT là phân phối và xử lý dữ liệu, lưu trữ thông tin dưới nhiều hình thức, trao đổi và sử dụng thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Nhìn tổng quát, ngành công nghệ thông tin là ứng dụng những công nghệ hiện đại vào việc tạo, lưu trữ, xử lý, khai thác và truyền dẫn thông tin.
Vậy ai sẽ phù hợp với ngành công nghệ thông tin? Trước hết muốn theo đuổi con đường IT, bạn cần có niềm đam mê với máy móc, lập trình và những con số. Chẳng ai muốn phải học và làm việc hằng ngày với những thứ mình không thích cả. Bên cạnh đó, những ai đang dự định theo đuổi ngành học này phải có sự nhạy bén, xử lý thông tin và dữ liệu nhanh chóng, lối tư duy logic.
Công nghệ thông tin là chuyên ngành đòi hỏi tính chính xác cao, chỉ cần một lỗi nhỏ trong khâu lập trình cũng sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Thế nên bên cạnh niềm đam mê, bạn còn phải tập cho bản thân tính cẩn thận, tỉ mỉ. Hơn nữa làm việc trong môi trường công nghệ sẽ thường xuyên gặp phải những tình huống hóc búa, vậy nên tính kiên nhẫn và kiên trì là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, công nghệ thông tin đang là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay, cần liên tục học hỏi, cập nhật những kiến thức mới, kết hợp trau dồi và luyện tập các kiến thức cũ để tránh bị tụt hậu.
>>Xem thêm: Các kỹ năng cần thiết đối với các sinh viên ngành CNTT mới tốt nghiệp
Để xác định được học công nghệ thông tin ra làm gì, trước hết bạn cần nắm được những kiến thức mình sẽ được học khi theo đuổi con đường này. Đến với chuyên ngành công nghệ thông tin, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng về lập trình, học cách làm quen với thuật toán, cũng như các phần mềm và ứng dụng.
Chuyên sâu hơn, bạn sẽ tiếp cận với những bộ môn như Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin. Bên cạnh đó, bạn còn được làm quen với những tình huống tấn công mạng, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm về nâng cấp hệ thống bảo mật thông qua môn học An toàn và bảo mật hệ thống thông tin.
Ngoài những kiến thức kể trên, bộ môn IT còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng về nghiên cứu phần mềm, gia công các ứng dụng, cách vận dụng các phần mềm vào đời sống, cũng như học cách cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần trong hệ thống máy tính. Chú trọng phát triển những kỹ năng cần thiết khi theo học IT như kỹ năng tư duy logic, kỹ năng sáng tạo, cách quản lý thời gian và làm việc nhóm hiệu quả.
Vì công nghệ thông tin hiện đang là một trong những ngành quá “hot” hiện nay, thu hút được rất nhiều thế hệ trẻ tiềm năng. Thế nhưng vẫn còn tồn tại một số bạn trẻ vẫn chưa xác định được học công nghệ thông tin ra làm gì, phù hợp với những công việc như thế nào, vậy hãy để CareerViet giải đáp thắc mắc cho các bạn nhé.
Nhà quản trị mạng sẽ đảm nhận quản lý phần mạng LAN và WAN của công ty. Nhiệm vụ chính là theo dõi, kiểm tra và duy trì hoạt động của mạng. Bên cạnh đó còn có trách nhiệm thiết kế và khắc phục kịp thời những sự cố liên quan đến mạng LAN và WAN.
Người quản trị web còn được gọi là Webmaster, có nhiệm vụ quản lý website của công ty, đưa ra các kế hoạch nhằm phát triển và duy trì độ tăng trưởng ổn định của website, cùng các tài nguyên của trang web. Cụ thể, các Webmaster sẽ thường xuyên cập nhật tài nguyên cho website, giữ trách nhiệm sao lưu website cho công ty, giám sát lưu lượng truy cập website và đảm bảo tốc độ tải của website luôn ổn định. Ngoài ra còn tham gia xây dựng hệ thống bảo mật cho trang web, thiết kế website cả về UI lẫn UX.
Những nhà quản lý hệ thống thông tin có nhiệm vụ giám sát nhân viên bên dưới mình - là các lập trình viên, các nhà phân tích hệ thống cũng như các chuyên gia máy tính. Tuy nhiên muốn đạt được vị trí này, bạn phải am hiểu tường tận những kiến thức cơ bản lẫn chuyên sâu của công nghệ thông tin, và phải có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Với những bạn sinh viên vẫn còn đang băn khoăn, chưa biết học công nghệ thông tin ra làm gì, thì vị trí lập trình viên công nghệ thông tin sẽ là bước đệm vững chắc để bạn tiến xa hơn sau này. Đây cũng là vị trí được đa số các bạn sinh viên chuyên ngành IT hướng đến sau khi ra trường, bởi vị trí này sẽ vận dụng hầu hết các kiến thức các bạn đã được học tại trường để áp dụng vào thực tiễn. Thông thường, các lập trình viên sẽ kiểm tra và xử lý các lỗi phần mềm trên máy tính, kết hợp sửa chữa và nâng cấp phần mềm. Lập trình viên có thể làm việc tại công ty hoặc làm tự do, hoặc cũng có thể tự thiết kế phần mềm của chính mình và bán lại chúng.
Đây là một nghề đang khá “hot” hiện nay, bởi quản trị cơ sở dữ liệu không yêu cầu kiến thức công nghệ thông tin quá chuyên sâu, phù hợp cả với những bạn “tay ngang”. Vai trò của nhà quản trị cơ sở dữ liệu là sử dụng các phần mềm quản trị để có thể truy cập vào dữ liệu của công ty, từ đó phân tích và xác định cách thức tổ chức sao cho hiệu quả.
Các hệ thống mới trong tổ chức hoặc các tài nguyên máy tính của công ty thường được phân tích, thiết kế và làm mới bởi các chuyên gia phân tích hệ thống. Mục đích chính của việc tổ chức lại hệ thống này là để tối ưu hóa các chức năng của chúng. Các chuyên gia phân tích thường thực hiện công việc theo vòng đời của hệ thống, gồm các giai đoạn chính: khảo sát sơ bộ → phân tích → thiết kế → phát triển → triển khai và bảo trì.
Ngành mật mã học là khoa học che giấu và khôi phục thông tin một cách hữu hiệu nhất. Hay nói cách khác, các chuyên gia mật mã (Cryptographer) sẽ vừa là người mã hóa thông tin, vừa là người giải mã thông tin cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, họ còn là người thực hiện các nghiên cứu về mã hóa. Đây sẽ là vị trí cực kỳ tiềm năng cho những ai muốn làm việc trong các tập đoàn lớn hay thuộc quản lý của Chính phủ.
Học công nghệ thông tin không chỉ là cắm mặt vào máy tính và ngồi viết code. Bạn còn có thể đảm nhận các công việc như sửa chữa máy tính, cài đặt hệ thống, nâng cấp phần mềm máy tính hoặc duy trì mạng máy tính.
Nhiệm vụ chính của kỹ sư phần mềm (Software Engineer) chuyên nghiệp là phân tích nhu cầu, xu hướng người dùng hiện nay, từ đó thiết kế ra phần mềm đáp ứng các nhu cầu đó. Công việc kỹ sư phần mềm đòi hỏi bạn phải có chuyên môn cao, có kinh nghiệm dày dặn trong việc lập trình, thiết kế và phát triển phần mềm.
Thêm một công việc cho những bạn chưa biết học công nghệ thông tin ra làm gì, đó là trở thành chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật. Những chuyên viên này sẽ chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn, các văn bản khoa học hay báo cáo kỹ thuật, chuyển những từ ngữ chuyên ngành thành các bản tóm tắt dễ hiểu hơn để trình lên các công ty, cơ quan Chính phủ hoặc các cơ quan nghiên cứu.
Chính vì sự phát triển của công nghệ thông tin ngày một tăng, nên mức lương và đãi ngộ cho các vị trí IT cũng hấp dẫn không kém. Cụ thể nhân viên công nghệ thông tin sẽ nhận được mức lương trung bình khoảng từ 10,7 - 16 triệu đồng/tháng. Mức lương cũng sẽ tăng theo tùy theo kinh nghiệm và mức độ đóng góp. Với các vị trí chuyên viên IT, đặc biệt là tại các tập đoàn lớn hay công ty nước ngoài, thì mức lương trung bình sẽ còn cao hơn, trung bình khoảng từ 11,7 - 35 triệu đồng/tháng.
Để có thể tìm được các công việc trong ngành công nghệ thông tin từ các công ty uy tín, mức lương và đãi ngộ hấp dẫn, bạn có thể truy cập vào website của VieclamIT CareerViet . Đối với các bạn sinh viên mới ra trường và đang tìm kiếm công việc khởi điểm cho mình, có thể tham khảo mục CareerStart, với vô vàn công việc hấp dẫn không yêu cầu kinh nghiệm quá cao. Ngoài ra CareerViet còn hỗ trợ tạo CV xin việc chuyên nghiệp ngay trên website tại mục CVHay, và xây dựng cho bạn một lộ trình nghề nghiệp hoàn hảo với các công cụ từ CareerMap.
Với những gì mà CareerViet đã tổng hợp ở trên, chắc hẳn bạn đã biết học công nghệ thông tin ra làm gì rồi nhỉ! Hãy xây dựng cho mình một lộ trình nghề nghiệp thật vững chắc cùng CareerViet nhé.
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function